Kiến trúc – Bách khoa toàn thư mở https://tudienwiki.com Từ điển Wiki Tue, 25 Apr 2023 08:00:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Phong Cách Color Block https://tudienwiki.com/phong-cach-color-block/ Tue, 06 Dec 2022 03:00:48 +0000 https://tudienwiki.com/?p=8784 Phong cách color block là gì?

Color Block được bắt nguồn từ xu hướng thời trang, như một làn gió mới xuất hiện trên các sàn Catwalk vào năm 2011. Những bộ quần áo có nhiều màu sắc sặc sỡ thể hiện sự trẻ trung, sáng tạo và nhiệt huyết. Con người rất dễ bị thu hút bởi phong cách này sử dụng những màu sắc tương phản có cường độ rất mạnh. Sau đó, phong cách Color Block nhanh chóng trở thành cảm hứng trong nhiều lĩnh vực khác, bao gồm nội thất.

Color Block là một xu hướng thiết kế áp dụng quy tắc kết hợp từ hai khối màu trở lên trong cùng một món đồ hoặc không gian nội thất. Thiết kế này thường sử dụng những gam màu mạnh có sự tương phản để đem lại hiệu ứng mạnh cho thị giác, mang đến sự trẻ trung và tràn đầy năng lượng.

Ưu điểm khi sử dụng Color Block trong thiết kế nội thất

Sự trẻ trung và năng động là 2 yếu tố chính giúp cho Color Block được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù kiểu thiết kế này không đem đến sự quý phái, sang trọng cho không gian nhưng nó cũng có những ưu điểm mà không phải phong cách truyền thống nào cũng có được. Phong cách nội thất Color Block giúp bạn thể hiện cái tôi cá nhân, không gò bó con người đi theo một quy chuẩn cụ thể nào cả. Bạn thoả sức sáng tạo và chơi đùa với những màu sắc mà không cần phải tuân theo bất cứ quy tắc nào với phong cách này. Ở đây một chút sắc xanh, chỗ kia một tí sắc hồng, điểm tô một chút ánh vàng.

Không chỉ thế, những gam màu sặc sỡ sẽ xua đi sự u ám, tẻ nhạt và mang đến cho chúng ta nguồn năng lượng tích cực, những điều vui vẻ. Chúng cũng sẽ không bao giờ lỗi thời vì mang trong mình sự sáng tạo vượt qua nhiều giới hạn.

Đặc trưng của phong cách nội thất thất Color Block là gì?

Sử dụng khối màu tương phản

Đúng như tên gọi, đặc trưng cơ bản, xuyên suốt phong cách Color block chính là cách sử dụng các khối màu sắc tương phản để làm nổi bật vẻ đẹp của đường nét nội thất.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp của xu hướng thời trang Color block nên phong cách này chú trọng các khối màu, hình học đa sắc, sử dụng theo mảng lớn nhằm tạo ra các nhóm màu rực rỡ tương phản nhau, gây ấn tượng thị giác ngay lập tức và tạo bầu không khí tươi vui, năng động.

Kiến trúc sư thường chọn các gam màu tươi sáng, tương phản mạnh để làm nổi bật đường nét kiến trúc, nội thất hiện đại. Các cặp màu phổ biến gồm vàng tươi – trắng, đỏ – trắng, xanh dương – đen, da cam – đen… Màu sắc được biến tấu theo từng không gian chức năng khác nhau. Lưu ý, bạn nên chọn màu sắc tương phản song không quá chói hoặc làm lu mờ các màu khác.

Sử dụng màu nền trung tính

Trong khi đó, với màu nền, gia chủ tường chọn màu trung tính, dịu mắt để kết hợp hài hòa những gam màu rực rỡ, các khối hình học đa dạng. Trên nền tường màu trung tính, các khối màu đối nghịch nhau càng thêm nổi bật. Tùy sở thích và mục đích cụ thể, bạn có thể đặt các khối màu theo chiều dọc để tạo cảm giác bức tường như cao hơn, giúp gia tăng chiều sâu cho căn phòng. Còn nếu muốn mang đến cảm giác nhà thoáng rộng hơn so với diện tích thực tế, bạn hãy đặt các khối màu theo phương nằm ngang với tác dụng kéo dài tường phòng.

Phong cách Color Block phù hợp với những không gian nào?

Bạn sẽ được thoả sức sáng tạo mà không có bất cứ điểm dừng nào với Color Block. Đặc trưng của phong cách này được thể hiện ngay ở cái tên của nó. Nó mang đậm hơi thở của nghệ thuật và hiện đại. Lối thiết kế này hiện nay vẫn còn tương đối kén không gian và người dùng. Nó chỉ phù hợp cho những con người có cá tính mạnh, thích sự khác biệt không rập khuôn.

Màu sắc trong phong cách Color Block

Màu sắc được sử dụng trong một ngôi nhà phong cách nội thất Color Block khá đa dạng. Màu sắc không hòa vào với nhau mà được phân chia thành từng mảng riêng biệt bằng các đường thẳng. Những đường thẳng này có tác dụng rất lớn trong việc thể hiện được sự mạnh mẽ, dứt khoát của những gam màu tương phản. Lối thiết kế này không dùng các đường cong mềm mại, nhẹ nhàng vì làm giảm bớt đi sự cá tính cho không gian trong việc trang trí nhà theo phong cách Color Block.

Cách phối hợp màu sắc trong nội thất phong cách Color Block rất đa dạng và không rập khuôn. Lựa chọn sử dụng những màu tương phản đơn lẻ nằm cạnh nhau hoặc sắp xếp các vệt màu khác nhau trong cùng khối sẽ giúp không gian trở nên lạ mắt hơn.Tuy nhiên, đừng sử dụng quá nhiều màu sắc, như vậy rất rối mắt khiến phản tác dụng. Không nên dùng quá 5 màu trong một căn phòng. Lựa chọn được 2 đến 3 màu chính nhất định phải dùng làm chủ đạo cho căn phòng. Sau đó, chọn các màu bổ sung cùng tone với các màu trên sẽ giúp tôn lên được màu sắc muốn nhấn mạnh.

Các mẫu thiết kế nội thất Color Block đẹp nhất

Phong Cach Color Block4 nha phong cach color block de cao cai toi ca nhan Phong Cach Color Block3 color block xu huong thiet ke noi that da sac mau Phong Cach Color Block1 Phong cach santorini1 1

]]>
Phong cách Santorini https://tudienwiki.com/phong-cach-santorini/ Tue, 06 Dec 2022 02:58:48 +0000 https://tudienwiki.com/?p=8774 Phong cách Santorini là gì ?

Phong cách Santorini thuộc phong cách Cycladic ( kiến trúc thềm lục địa) là một phần không thể tách rời của văn hoá Địa Trung Hải thể hiện sự hoà hợp tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên.

Loại hình kiến trúc này chỉ có thể được tìm thấy ở vùng dân cư biển Cyclades và dù trông thơ mộng là thế nhưng quần thể này lại xây dựng như một cách để tương tác, sinh tồn giữa điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.

Santorini nổi tiếng với lối kiến trúc thềm lục địa, những ngôi nhà trắng mái xanh trên vách đá. Sự kết hợp của màu trắng tinh khôi với màu xanh coban vừa thời thượng vừa truyền thống đã tại nên sự đặc trưng mà không thể nhầm lẫn với bất cứ nơi nào trên thế giới.

Chi tiết hơn, bạn cũng có thể nhìn thấy màu xanh trên các ô cửa, bàn ghế, và những mảng gỗ tự nhiên mộc mạc bình dị trên những món đồ nội thất nơi đây.

Lịch sử phong cách Santorini

Kiến trúc Santorini thuộc phong cách Cycladic ( kiến trúc thềm lục địa) là một phần không thể tách rời của văn hoá Địa Trung Hải thể hiện triết lý nhân sinh tương hỗ, hoà hợp tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên. Loại hình kiến trúc này chỉ có thể được tìm thấy ở vùng dân cư biển Cyclades và dù trông thơ mộng là thế nhưng quần thể này lại là một minh chứng cho việc dựng xây kiến trúc như một cách để tương tác, sinh tồn giữa điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.

Santorini là tên gọi của 1 địa danh, 1 vùng. Santorini có địa thế nằm trên một miệng núi lửa cheo leo đã ngừng hoạt động, thuộc miền Nam biển Aegea- dải bờ biển được mệnh danh là “thiên đường ở hạ giới”, cách Hi Lạp 200km về phía Đông Nam. Vẻ đẹp của kiến trúc Santorini được định hình bởi những khối nhà đơn giản, đậm tính thích nghi, gây ấn tượng bởi toà nhà trắng muốt điểm xuyến mái vòm và cửa sổ xanh. Các cư dân ở đây tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có là đá núi lửa, đá bọt, đá đỏ để dựng xây ngôi nhà của mình, không chỉ bởi chúng rẻ mà còn cực kỳ chắc chắn. Có dải bờ biển đẹp như mơ, nhưng khí hậu ở Santorini biến chuyển khá khắc nghiệt quanh năm, nắng cháy vào mùa hè và mưa bão khi đông về. Do đó, dần hình thành kiểu nhà “hang động” rất đặc trưng- nhà được khoét sâu vào núi đá để tránh bão, nắng gió và một phần quan trọng nữa là đế tránh cướp biển (từng hoành hành rất mạnh khi xưa).

Do hình thành trên địa thế hiểm trở nên cách xây dựng nhà nép vào hõm núi quanh co dần trở thành một đặc điểm thẩm mỹ độc đáo cho quần thể kiến trúc Santorini. Kiến trúc ở đây chính là cách mà con người sinh tồn và hồi đáp lại những điều kiện tự nhiên, ẩn chứa trong nét tư duy thẩm mỹ khác biệt là cả một quá trình dài đấu tranh, xoay sở khôn khéo của những người con miền biển Aegea.

Đặc trưng phong cách Santorini

Kiến trúc phong cách Santorini

Tất cả kiến trúc phong cách Santorini đều được sơn màu xanh dương và màu trắng đó chính là màu của biển cả tạo ra sự tươi trẻ, bắt mắt cho ngôi nhà.

Mỗi nhà đều được xây từ 1 đến 2 tầng, bên trong là khoảng sân rộng lớn và bên ngoài là những hành lang trắng bao quanh.

Nội thất phong cách Santorini

Nhắc đến Santorini là nhắc đến một phong cách nội thất mang đến sự phóng khoáng, tinh tế và thẩm mỹ cao cho chủ nhân căn hộ.

Đặc trưng của những ngôi nhà theo phong cách Santorini đó là sử dụng rất nhiều đồ đạc kim loại bóng, thảm trải có nhiều họa tiết kết hợp với đèn treo và lò sưởi để tạo ra sự ấm cúng cho không gian.

Màu sắc phong cách Santorini

Không phải tự nhiên mà màu sắc phong cách Santorini lại là màu trắng vời nó hài hoà với màu xanh đại dương và gam màu trắng còn có tác dụng giảm lượng nhiệt của quá trình hấp thụ nắng nóng ban ngày.

Bên cạnh đó, trong những bức tường của các ngôi nhà đều được đắp bằng loại bọt khí độc đáo cách nhiệt tốt, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Chất liệu trong trang trí nội thất Santorini

Điểm mạnh của phong cách nội thất này chính là sự tươi trẻ, bắt mắt, đặc biệt là cảm giác. Do sử dụng nhiều màu sáng nên căn hộ rộng hơn về mặt thị giác và cảm giác.

Sự hòa hợp đến từ không gian và ánh sáng bên ngoài mang lại nét đẹp theo phong cách Santorini cũng là nét đặc trưng riêng của thiết kế nội thất này. Các khung cửa, vòm trần giúp tối đa khả năng đón sáng được lựa chọn để tạo ra cảm giác thư thái cho bên trong căn hộ.

Những ngôi nhà theo phong cách Santorini đó là sử dụng rất nhiều đồ đạc kim loại bóng, thảm trải có nhiều họa tiết kết hợp với đèn treo và lò sưởi để tạo ra sự ấm cúng cho không gian.

Màu sắc trong phong cách Santorini

Màu sắc chủ đạo theo phong cách Santorini mang âm hưởng của sự trong trẻo, thanh mát, tươi vui và tràn đầy năng lượng cho ngôi nhà.

Có rất nhiều màu sắc tạo nên 1 quần thể kiến trúc đẹp mắt mang âm hưởng phong cách Santorini trong đó phải kể đến các màu sắc như: Màu xanh Olive, màu tím của hoa oải hương, màu vàng nhạt, màu nâu,…

Đặc biệt phải kể đến hai 2 màu xanh dương và trắng gợi ra hình ảnh biển cả bao la rộng lớn, màu trắng lại khiến người ta nhớ đến những bãi cát thơ mộng xứ Hy Lạp.

Các mẫu thiết kế nội thất Santorini đẹp nhất

Phong cach santorini1 thiet ke noi that santorini1 traditional buildings on santorini greece free photo thiet ke phong khach Phong cach santorini phong cach noi that Santorini Hy Lap Dia Trung Hai 1

]]>
Phong cách công nghiệp https://tudienwiki.com/phong-cach-cong-nghiep/ Tue, 06 Dec 2022 02:51:43 +0000 https://tudienwiki.com/?p=8761 Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là gì?

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (Industrial) ra đời vào những năm đầu của thế kỷ 20, tại Tây Âu, khi mà các nhà máy bị bỏ hoang nhiều. Khi đó, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, những nhà máy này trở thành khu tái định cư. Các kiến trúc sư đã tận dụng những gì có sẵn để tái tạo nhằm tạo nên không gian sống tiện nghi cho cư dân. Kết quả là họ đã sáng tạo nên những không gian sống hiện đại, tinh tế, độc đáo và cực kỳ phá cách.

Từ đó trở về sau, phong cách thiết kế nội thất industrial không ngừng được phát triển và hoàn thiện với những ý tưởng mới lạ, độc đáo dựa trên những nét đặc trưng cơ bản của phong cách này.

Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Để biến hóa một không gian thô sơ thành một tác phẩm độc đáo, hiện đại đòi hỏi người thiết kế phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định của phong cách. Dưới đây là những đặc trưng riêng biệt của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp bạn cầm nắm rõ khi thiết kế nhà ở theo phong cách này.

Thiết kế tường thô

Những bức tường gạch hay tường bê tông thô, để lộ đường ống nước chạy quanh không gian nhà mà không cần che chắn chính là các chi tiết thô đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp.

Tận dụng ánh sáng

Đặc trưng của phong cách nội thất công nghiệp là không gian mở rộng từ cửa sổ, cửa chính để tận dụng ánh sáng tối đa, cũng như đón gió tự nhiên tốt hơn. Nhằm tạo sự thông thoáng và gia tăng bảo vệ sức khỏe của gia chủ.

Màu sắc mộc, tối đặc trưng

Gam màu chủ đạo trong phong cách Industrial là các màu sắc mộc, tối, trầm từ các chất liệu gỗ. Những màu sắc này đem lại sự gần gũi và toát lên được sự mạnh mẽ trong thiết kế. Hơn nữa những gam màu này còn đem lại đẳng cấp, sự huyền bí. Do vậy phong cách này có thể chinh phục những người có tâm hồn mạnh mẽ phóng khoáng.

Chất liệu thi công công nghiệp

Các chất liệu thi công đặc trưng của phong cách Industrial thường mang đậm chất công nghiệp như bê tông, gạch, thép, gỗ, kính,… để tạo nên bề mặt thô mạnh mẽ. Ở phong cách này bạn sẽ thấy những tấm gỗ thô không được mài dũa tinh tế ốp lên trên tường cũng sẽ đẹp, sang trọng và ấn tượng không kém những bức tường ốp đá cao cấp.

Đồ nội thất đường nét mạnh mẽ

Một điểm tạo nên cá tính mạnh trong phong cách kiến trúc công nghiệp đó là các đồ nội thất chuộng các loại có đường nét thẳng, gọn gàng, tinh giản toát lên được tinh thần phóng khoáng và cá tính của người dùng. Những đồ nội thất chủ yếu là các vật dụng hiện đại để đảm bảo thiết kế thô đơn giản nhưng không thiếu sự tiện nghi của cuộc sống.

Thiết kế cầu thang thép

Đặc trưng không thể không nhắc đến của phong cách Industrial trong thiết kế nội thất đó là cầu thang bằng thép. Không sử dụng bê tông để xây cầu thang, kiểu trang trí này sử dụng cầu thang xương cá bằng thép hoặc khung thép với bậc cầu thang gỗ thịt tạo nên một điểm ấn tượng độc đáo cho thiết kế tổng thể. Đơn giản, mạnh mẽ chính là cảm giác bao trùm một ngôi nhà hơi hướng nội thất công nghiệp kể cả ở những hạng mục phụ như lối đi cầu thang.

Một số mẫu thiết kế nội thất phong cách công nghiệp

industrial lving room industrial bachelor pad nina williams interiors img 3d8150570cd34905 14 2945 1 8bfbf66 phong cach industrial 01 hinh anh hoa minh voi thien nhien cung voi phong cach thiet ke noi that organic so 2 1630467717  cac mau thiet ke noi that phong cach industrial 1 image11 image8 image17 8 c775cb48391585.58971af6ae42e

]]>
Phong cách nội thất Organic https://tudienwiki.com/phong-cach-noi-that-organic/ Tue, 06 Dec 2022 02:46:23 +0000 https://tudienwiki.com/?p=8754 Phong cách nội thất Organic là gì?

Phong cách nội thất organic là phong cách thiết kế lấy cảm hứng và định hướng từ thiên nhiên, nó là giải pháp hoàn hảo cho thiết kế thân thiện với môi trường.

Theo đó phong cách thiết kế theo hướng Organic là đề cao sự tổng hòa giữa nét hiện đại và mộc mạc. Nội thất sử dụng các chất hiệu từ tự nhiên, đường nét mang dáng dấp đặc trưng, nhiều đường cong riêng biệt thoải mái đối lập với sự đồng loạt, trật tự trong nội thất công nghiệp.

Frank Lloyd Wright – nhà thiết kế người Mỹ là người tiên phong đưa “khái niệm hữu cơ” vào thiết kế nội thất và kiến trúc với mục đích cân bằng giữa tự nhiên với các yếu tố nhân tạo.

Những đặc trưng trong phong cách nội thất Organic

Cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên

Đặc trưng đầu tiên trong phong cách nội thất hữu cơ chính là vẻ đẹp được lấy cảm hứng hứng từ những đường nét tự nhiên. Đường nét tự nhiên ở đây, không chỉ là những yếu tố thiên nhiên, mà còn bao gồm cả những thứ gần gũi, đơn giản với cuộc sống của chúng ta nhất như những con vật, hoa quả, đồng ruộng… Những thứ này chính là những yếu tố vô cùng quen thuộc, mộc mạc, nhưng lại xuất hiện rất nhiều trong tiềm thức của mỗi người. Điều này cũng không chỉ mang ý nghĩa, tác dụng tạo ra được sự gần gũi, mộc mạc cho không gian nội thất mà còn chính là những biểu tượng đặc trưng nhất trong nghệ thuật thiết kế organic.

Thiết kế ảnh hưởng phần lớn bởi đường cong

Đặc trưng thứ hai trong phong cách nội thất organic chính là những đường cong gợi cảm. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu khi thiết kế nội thất theo phong cách organic. Điều này cũng tạo ra ấn tượng riêng biệt cho xu hướng thiết kế nội thất này.

Bạn có thể dễ dàng thấy được những đường cong uốn lượn ở những những ngôi nhà lựa chọn phong cách nội thất hữu cơ qua những vòng uốn dẻo dai trên ghế sofa, tủ để đồ, hoặc ghế tựa trang trí,… Ngoài ra, sự vận dụng đường cong vào thiết kế cũng đem lại sự nhẹ nhàng, dịu dàng, mà không kém phần hấp dẫn cho không gian trong nhà. Đồng thời, tạo ra một cảm giác vô cùng dễ chịu, hòa hợp với tự nhiên, lại rất đơn giản, êm ái khi nhìn vào.

Sử dụng các vật liệu thân thiện với thiên nhiên

Ngay từ cái tên, chúng ta đã thấy được nét đặc trưng thứ ba của phong cách nội thất này, đó chính là sự “hữu cơ” trong thiết kế. Phong cách nội thất Organic yêu cầu sử dụng những vật liệu nội thất mang chất liệu gắn liền, gần gũi với thiên nhiên.

Cụ thể hơn, khi bước vào một không gian hữu cơ cơ bản, bạn có thể dễ dàng thấy được, đồ nội thất phổ biến nhất chính là đồ gỗ. Gỗ không chỉ mang tính biểu tượng cao trong việc đưa thiên nhiên vào không gian sống của con người, mà còn tạo ra một không gian ấm áp, mộc mạc, đúng chất “hữu cơ’’ cho nội thất trong nhà bạn.

Hài hòa trong phối màu

Đặc trưng cuối cùng trong phong cách nội thất Organic chính là sự hòa hợp trong việc phối hợp màu sắc của không gian. Cách phối màu không bị gò bó bởi bất cứ thứ gì, tuy nhiên, thường là những màu sắc nhẹ nhàng, được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, bao gồm cả những màu có sắc thái tối và sáng, kết hợp một cách hợp lý nhất với nhau.

Các mảng màu tươi sáng và trầm tối được kết hợp, điểm xuyết, làm nổi bật lẫn nhau một cách đồng đều. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp một không gian nội thất organic với những bức tường màu nâu trầm như gỗ và được tô điểm bởi nội thất màu sáng hoặc ngược lại.

Các mẫu thiết kế theo phong cách nội thất organic

phong khach mang hoi huong hien dai phong khach moc mac nhung am ap phong khach dam chat OrganicPhong cách nội thất Organic

]]>
Phong cách Scandinavian https://tudienwiki.com/phong-cach-scandinavian/ Tue, 06 Dec 2022 02:27:05 +0000 https://tudienwiki.com/?p=8745 Phong cách Scandinavian là gì?

Phong cách thiết kế Scandinavian là một phong trào thiết kế đặc trưng bởi sự tối giản mà độc đáo. Phong trào xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, và sau đó phát triển mạnh mẽ vào những năm 1950 trên khắp 5 quốc gia Bắc Âu gồm: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch và Iceland.

Scandinavian style (hay phong cách Bắc Âu) được biết đến với 3 đặc điểm nổi bật: đơn giản trong thiết kế, tinh tế trong cảm giác và tiện nghi khi sử dụng. Với sự pha trộn một cách hoàn hảo 3 đặc điểm này, Scandinavian được rất nhiều nhà thiết kế nội thất cũng như chủ nhà ưa chuộng.

Về địa lý, vùng Scandinavian được bao bọc bởi biển Baltic (biển Ban Tích), biển Bắc, biển Na Uy của Đại Tây Dương và biển Barents của Bắc Băng Dương.

Lịch sử phong cách Scandinavian

Phong cách này xuất hiện từ năm 1940, tuy nhiên phải đến những năm 1950 thì nó mới được công nhận rộng rãi ở các quốc gia như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch… Trước đó, vào năm 1914, phong cách Scandinavian được biết đến với tên gọi thiết kế dân chủ.

Ở giai đoạn này, phong cách dân chủ chú trọng vào việc tận dụng hiệu quả các nguồn nguyên liệu tự nhiên nên sản phẩm có giá cả phải chăng. Do vậy, phong cách nội thất này nhanh chóng được nhiều người ưa chuộng, mở ra tiền đề phát triển cho phong cách Bắc Âu.

Sau đó, nhiều cuộc triển lãm xoay quanh đề tài thiết kế nội thất Scandinavian đã được tổ chức tại Bắc Âu và Châu Mỹ. Stockholm Exhibition là buổi triển lãm đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Từ năm 1947 đến 1954, các thuật ngữ về Scandinavian bắt đầu được đưa vào chương trình thiết kế tại Mỹ và Canada.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm mang phong cách nội thất Scandinavian cũng được trưng bày, giúp phong cách thiết kế Scandinavian ngày càng phổ biến hơn. Từ giai đoạn đầu của thế kỷ 21, Scandinavian đã trở thành một trong những phong cách thiết kế nội thất ưu việt trên thế giới.

Đặc trưng phong cách Scandinavian

Để trang trí không gian sống nhà mình theo phong cách Bắc Âu Scandinavian, bạn cần chú ý đến những đặc trưng cơ bản của phong cách nội thất này bao gồm:

  • Sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ và đá
  • Sử dụng tông màu trung tính chủ đạo kết hợp yếu tố tương phản để tạo điểm nhấn cho không gian
  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên
  • Lựa chọn đồ nội thất có thiết kế đơn giản, hiện đại và có tính ứng dụng cao.

Chất liệu trong trang trí nội thất Scandinavian

Phong cách Scandinavian nổi bật với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và tinh tế. Do đó, những chất liệu, phụ kiện, vật dụng trong căn phòng hay căn hộ được sử dụng cho phong cách này đó là:

  • Gỗ: Đây chính là chất liệu đặc trưng không thể thiếu khi nhắc đến phong cách Bắc Âu. Các phụ kiện bằng gỗ bàn ghế, tủ đồ, bàn trang điểm… mang đến vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, gần gũi với tự nhiên tạo cảm giác thoải mái, trong lành.
  • Đá: Chất liệu đá là yếu tố đặc trưng trong thiết kế phong cách Scandinavian, đặc biệt là đá màu trắng tinh khiết. Chúng mang lại vẻ đẹp thanh lịch, tinh tế khi được đặt ở các vị trí để tạo điểm nhấn như vách tường, mặt bếp…
  • Da và lông thú: Khi kết hợp 2 chất liệu này sẽ đem đến sự sáng tạo độc đáo trong phong cách thiết kế Scandinavian. Chất liệu da thường được sử dụng ở ghế sofa hay ghế bành… Còn lông thú thì chủ yếu là thảm hoặc vật trang trí trên tường, tạo không gian ấm áp, gần gũi.

Màu sắc trong phong cách Scandinavian

Màu trắng chính là biểu tượng đặc trưng của phong cách thiết kế Scandinavian. Bởi lẽ, thiết kế này được lấy cảm hứng từ vùng đất có tuyết trắng Bắc Âu.

Ánh sáng rất quan trọng trong Scandinavian

Một trong những điểm độc đáo, sáng tạo của phong cách Bắc Âu chính là tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên. Do vậy, thông thường, trong phòng sẽ có nhiều cửa sổ cùng rèm mỏng màu trắng để thu hút ánh sáng bên ngoài. Đèn trang trí thường được sử dụng ở phong cách này là đèn lồng, đèn mây màu trắng hoặc vàng nhẹ.

Các mẫu thiết kế nội thất Scandinavian đẹp nhất

me dam khong gian song bac au tan dung toi da anh sang tu nhien 576 phong cach bac au 572 me dam khong gian song bac au tan dung toi da anh sang tu nhien 570 phong cach bac au 577 me dam khong gian song bac au tan dung toi da anh sang tu nhien 573 phong cach bac au 569

]]>
Kiến trúc Phục Hưng https://tudienwiki.com/kien-truc-phuc-hung/ Thu, 27 May 2021 08:33:09 +0000 https://tudienwiki.com/?p=8495 Kiến trúc Phục Hưng mặc dù ra đời cách hiện nay hơn 7 thế kỷ, nhưng bất chấp thời gian, lối kiến trúc này vẫn là đỉnh cao của nghệ thuật. Nó là sự kết tinh của tinh hoa mà khó có phong cách kiến trúc nào lấn át được. Chúng ta cùng tìm hiểu về kiến trúc Phục Hưng qua bài viết dưới đây!

Sự hình thành của kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc này ra đời từ giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỷ thứ 17. Đây cũng chính là khoảng thời gian mà văn hóa, nghệ thuật, xã hội và cả kiến trúc châu Âu bắt đầu có sự thay đổi làm nền tảng cho sự phát triển hiện đại sau này.

Kiến trúc Phục Hưng là kết quả của sự kết hợp một cách hài hòa giữa kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại. Ngoài ra, kiến trúc này cũng có những nét nghệ thuật của kiến trúc Gothic và Baroque. Nhờ sự tiếp thu, vận dụng và sáng tạo có chọn lọc mà kiến trúc Phục Hưng tạo được đặc trưng khó hòa tan. 

Lối kiến trúc này xuất hiện đầu tiên ở Florence, sau đó trở thành một làn sóng phát triển mạnh mẽ khắp Châu Âu cũng như toàn thế giới lúc bấy giờ. Hiện nay, nơi lưu giữ được nhiều công trình theo phong cách Phục Hưng là ở nước Ý.

Những đặc điểm thú vị của kiến trúc Phục Hưng

Cấu trúc của lối kiến trúc này thường tuân thủ một cách nghiêm ngặt những nguyên tắc cổ điển và sự chuẩn mực. Từng chi tiết trong công trình đều được tạo ra bằng sự tỉ mỉ, tinh tế… nhờ vậy không gian kiến trúc luôn có nét đẹp hoàn hảo.

Đặc điểm ở mặt tiền của công trình

Tất cả các công trình đều được xây dựng với một trục thẳng trung tâm. Mặt tiền công trình sẽ được bố trí đối xứng với trục đó. Mặt tiền này sẽ phụ thuộc nhiều vào mục đích của thiết kế là nhà ở hay nhà thờ hoặc công trình dân dụng… mà có các quy chuẩn khác nhau.

Thiết kế vòm cong

Đây là một trong những đặc điểm tạo ra nét riêng biệt trong thiết kế của kiến trúc Phục Hưng. So với kiến trúc Gothic trước đây, vòm cong của Phục Hưng mang nhiều nét nổi bật hơn. Vòm cong được thiết kế với nửa hình tròn. Vòm không có sườn, nhờ vậy đã tạo nên sự mới lạ cho tổng thể công trình kiến trúc.

Kiến trúc Vòm cong với đặc trưng vòm cong trong thiết kế
Đặc trưng vòm cong trong thiết kế

Cung – điểm nhấn của kiến trúc Phục Hưng

Cung được đánh giá là một trong những điểm nhấn đặc sắc tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển cho công trình kiến trúc theo phong cách Phục Hưng. Cung được thiết kế theo kiểu nửa hình tròn, mục đích chính của nó là sử dụng ở khu vực hành lang ở lối đi trong ngôi nhà.

Đặc điểm của trần nhà

Khác hẳn với giai đoạn Trung cổ, trần nhà là chi tiết không được chú trọng trong thiết kế, thì đến Phục Hưng, đây lại là chi tiết được dành nhiều sự chú ý. Ở đây, trần nhà được thiết kế phân ô và trang trí bằng những chi tiết hoa văn đặc trưng. Có như vậy đã giúp làm nổi bật lên được sự sang trọng về mặt không gian cho những công trình theo kiến trúc Phục Hưng.

Cột và trụ công trình trong thiết kế

Đây chính là hai yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong phong cách Phục Hưng. Cột và trụ trở thành hệ thống tích hợp, chúng vừa có khả năng chống đỡ cho công trình; vừa mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và sự hài hòa cần thiết cho kiến trúc.

Domes – đặc điểm độc đáo

Những công trình theo kiến trúc Phục Hưng thời bấy giờ đều có đặc điểm domes. Domes có thiết kế mái vòm độc đáo, lạ mắt và riêng biệt. Thiết kế mái vòm này rất kì công, giúp mang lại cảm giác rộng rãi cho không gian công trình. Những mái vòm này thường được trang trí, chạm khắc một cách tinh xảo, hoạt tiết mang nhiều ý nghĩa.

Cửa chính của công trình

Cửa chính của các công trình trong thời kỳ Phục Hưng đa số được thiết kế với nhiều quy cách khác nhau. Những quy cách đó sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi công trình (nhà ở, nhà thờ…). Phần lớn, cửa chính thường nằm giữa và có hướng vòng cung ở bên trên. Những họa tiết trang trí cửa chính cũng được trau chuốt một cách tỉ mỉ.

Thiết kế cửa chính tiêu biểu theo phong cách Phục Hưng
Thiết kế cửa chính tiêu biểu theo phong cách Phục Hưng

Cửa sổ công trình

Cửa sổ trong lối kiến trúc này thường có diện tích nhỏ, độ cao và chiều rộng sẽ được tính toán, cân đo cho phù hợp với tổng thể công trình. Trong một thiết kế thường có rất nhiều cửa sổ.

Đặc điểm của những bức tường

Kiến trúc Phục Hưng thường tính toán kỹ lưỡng những chi tiết thiết kế, tuy nhiên riêng tường nhà thì khác. Những bức tường trong công trình theo phong cách này lại được thực hiện theo khuynh hướng sáng tạo đầy tính tự do. Họa tiết, hình ảnh ẩn dụ… tất cả đều được điêu khắc tinh xảo với nhiều ý nghĩa độc đáo.

Những họa tiết, chi tiết của thiết kế

Thông thường chúng sẽ được thiết kế sao cho phù hợp nhất với tổng thể công trình. Những họa tiết này tuy nhỏ nhưng lại đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo nên ấn tượng, vẻ đẹp của toàn bộ thiết kế.

Thánh đường Doumo Santa Maria Del - công trình tiêu biểu của kiến trúc Phục Hưng
Thánh đường Doumo Santa Maria Del – công trình tiêu biểu của kiến trúc Phục Hưng

Bài viết là một phần những thông tin về kiến trúc Phục Hưng – một trong những tinh hoa của nền kiến trúc phương tây. Nét đẹp và những đặc trưng của lối kiến trúc này đến nay vẫn còn được lưu giữ, nhận nhiều đánh giá cao của giới chuyên môn.

]]>
Kiến trúc Romanesque https://tudienwiki.com/kien-truc-romanesque/ Wed, 26 May 2021 10:58:43 +0000 https://tudienwiki.com/?p=8442 Kiến trúc Romanesque được hình thành ở Tây Âu, tuy nhiên sức ảnh hưởng của nó thì rộng lớn khắp châu Âu và cả châu Á. Phong cách này không có nhiều đặc sắc trong lối thiết kế nhưng vẫn có những nét riêng tạo nên công trình tiêu biểu cho đến ngày nay.

Kiến trúc Romanesque là gì?

Đây là phong cách kiến trúc dựa trên kiến trúc La Mã cổ đại; là kiến trúc của châu Âu Trung đại. Nó được thể hiện qua đặc trưng là những công trình xây dựng to lớn, đồ sộ với vòm nửa hình tròn. Phong cách này chính là sự kết hợp giữa phong cách La Mã, Byzantine và truyền thống văn hóa địa phương. 

Hình ảnh tiêu biểu cho kiến trúc Romanesque
Hình ảnh tiêu biểu cho kiến trúc Romanesque

Sự hình thành và phát triển

Vào thế kỷ 11 và thế kỷ 12, nền kiến trúc của Trung và Tây Âu được gọi là kiến trúc Romanesque hoặc có thể gọi là Roman. Lối kiến trúc này có phạm vi rất rộng, trải dài, phát triển chủ yếu ở các nước Tây và Trung Âu (Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý…). 

Kiến trúc Romanesque giữ lại rất nhiều đặc điểm của phong cách La Mã, tiêu biểu là vòm có đầu tròn. Bên cạnh đó, Romanesque cũng phát triển rất nhiều đặc trưng cho riêng mình..

Tại miền Nam nước Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Romanesque là phong cách đầu tiên lan rộng toàn bộ châu Âu công giáo. Lối kiến trúc này cũng chịu sự ảnh hưởng của nghệ thuật Byzantine, đặc biệt là hội họa. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần tạo nên sự sáng tạo và tính mạch lạc cao trong kiến trúc Romanesque.

Đặc điểm của kiến trúc Romanesque thời kỳ đầu

Phong cách Romanesque có những đặc điểm riêng biệt, dễ phân biệt. Chúng ta có thể nhìn nhận được phong cách thông qua một số đặc điểm như sau:

  • Kiến trúc này nằm trong một số khu vực của biên giới Đế quốc La Mã trước đây. Do đó Romanesque chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã và kiến trúc Byzantine.
  • Số lượng công trình kiến trúc không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương, các quốc gia.
  •  Kiến trúc này phần lớn là những công trình như nhà thờ, tu viện hay nhà ở mang tính phòng thủ của giai cấp phong kiến trước đây. Do đó, tính đa dạng của Romanesque không nhiều.
  • Quy mô các công trình không lớn và không quá cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Chủ yếu mặt ngoài của các công trình thô ráp, ít trang trí, kiến trúc nhìn nặng nề, cửa sổ và cửa đi có kích thước nhỏ.
  • Kết cấu trong giai đoạn này của kiến trúc Romanesque: sử dụng cuốn cửa trụ, vòm nôi, vòm bán cầu. Những loại mái vòm này được làm bằng đá, tuy nhiên kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Do đó bề mặt của kiến trúc thường chỉ là hình vuông, hình tròn hay hình chữ thập La tinh.
  • Những nhà thờ theo kiến trúc Romanesque thường nổi bật bởi những tháp cao ở phía Tây. Tháp có hình trụ tròn hoặc có thể là dáng hình học. Ngoài ra, bàn thờ sẽ được đặc ở phía đông, hướng về Jerusalem; trong khi đó, tầng hầm mộ được đặt bên dưới.
Nhà thờ Thánh Sernin ở Toulouse, Pháp theo kiến trúc Romanesque
Nhà thờ Thánh Sernin ở Toulouse, Pháp

Điêu khắc và kiến trúc Romanesque

Sau khi đế chế Tây La Mã sụp đổ, truyền thống điêu khắc các tác phẩm lớn bằng đá và đồng dường như đã biến mất. Tác phẩm điêu khắc lớn còn sót lại nổi tiếng nhất ở châu Âu – Proto-Romanesque chính là cây Thánh giá bằng gỗ. Kích thước của cây Thánh giá này lớn như người thật, được ủy quyền vào những năm 960 – 965, còn nguyên mẫu. Nó đã trở thành một hình tượng phổ biến. Từ thế kỉ 12, tác phẩm này được dựng trên một thanh xà bên dưới vòm cuốn. Cũng từ đây, nghệ thuật điêu khắc được hồi sinh mạnh mẽ.

Chủ đề điêu khắc

Hầu hết tác phẩm điêu khắc theo phong cách kiến trúc Romanesque đều là tượng hình và kinh thánh. Chúng ta có thể nhìn thấy được những chủ đề này ở các thủ đô gồm cảnh về sự sụp đổ và sáng tạo của con người. Hoặc chủ đề thể hiện thông qua những bộ phim về cuộc đời chúa Giêsu. 

Các họa tiết điêu khắc cột tại Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia ở Madrid, Tây Ban Nha
Các họa tiết điêu khắc cột tại Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia ở Madrid, Tây Ban Nha

Tu viện Santo Domingo de Silos (miền Bắc Tây Ban Nha) là ví dụ thực tế điển hình còn tồn tại gần như hoàn chỉnh. Ngoài ra, còn có tác phẩm điêu khắc trên phông chữ Tournai ở các nhà thờ miền Nam nước Anh, Pháp hay Bỉ cũng là hình ảnh tiêu biểu về chủ đề điêu khắc theo phong cách Romanesque.

Nguồn cảm hứng của tác phẩm điêu khắc

Những tác phẩm điêu khắc tượng hình theo phong cách Romanesque thường dựa trên hai nguồn cảm hứng. Đó chính là ánh sáng bản thảo và các tác phẩm điêu khắc quy mô nhỏ được làm bằng ngà voi cùng kim loại. 

Kiến trúc Romanesque và những tác phẩm tranh

Bản thảo được chiếu sáng của Romanesque

Bản thảo được chiếu sáng thời kì đầu của kiến trúc Romanesque ở Anh và miền Bắc nước Pháp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật Anglo – Saxon muộn. Ở miền Nam nước Pháp thì lại phụ thuộc nhiều hơn bởi lbelia. Từ thế kỷ 12 đã có chuyển động giao thoa giữa những nghệ thuật này, tuy nhiên phong cách Romanesque vẫn còn giữ được tính đặc trưng của mỗi khu vực.

Nghệ thuật tranh tường

Những bề mặt tường lớn và vòm mái cong theo kiến trúc Romanesque đã tạo nên điểm nhấn quan trọng cho nghệ thuật trang trí tranh tường. Tuy nhiên thật đáng tiếc, phần lớn những bức tranh tường đều bị phá hủy do ẩm ướt hoặc bị thay đổi, sơn lại… Anh, Pháp và cả Hà Lan, tranh tường bị phá hủy gần như đồng loạt hoặc bị mang đi quét vôi trắng trong các đợt biểu tình. Ở những quốc gia khác, chúng bị bỏ rơi do chiến tranh hoặc bị thay đổi.

5
Chi tiết hình Vẽ trên Apse of San Clemente ở Taüll, Catalonia, Tây Ban Nha

Riêng Catalonia ở Tây Ban Nha đã mở chiến dịch cứu nghệ thuật tranh tường bằng cách chuyển những bức tranh đến bảo quản ở Barcelona, tạo ra bộ sưu tập nổi tiếng ở Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Catalonia.

Trên đây là một số thông tin bạn đọc có thể tìm hiểu về kiến trúc Romanesque. Lối kiến trúc mang phong cách mạnh mẽ trong cả điêu khắc lẫn hội họa. Nó là một nghệ thuật xứng đáng tìm kiếm.

]]>
Kiến trúc Baroque https://tudienwiki.com/kien-truc-baroque/ Wed, 26 May 2021 10:50:45 +0000 https://tudienwiki.com/?p=8395 Kiến trúc Baroque ra đời từ lâu, nhưng đến hiện nay nó vẫn thể hiện được những nét đặc trưng riêng vốn có một cách hấp dẫn. Lối kiến trúc có sự cầu kỳ và phức tạp, nhưng cũng đầy sự tinh tế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cần thiết về kiến trúc Baroque.

Kiến trúc Baroque là gì?

Baroque là một lối kiến trúc nổi tiếng, được ra đời vào cuối thế kỷ 17. Nó được thừa hưởng những nét nghệ thuật trong thời kỳ Phục Hưng, từ đó tạo nên nét đẹp độc đáo của riêng mình. 

Phong cách Baroque mang tính hùng mạnh nhằm thể hiện sự quyền lực của nhà thờ cùng chế độ phong kiến đương thời. Phong cách này mang lại sự mới lạ về mặt hình ảnh, ánh sáng và độ bóng bằng cường độ cao, mạnh hơn trước rất nhiều. Bên cạnh đó, kiến trúc này còn có sự cầu kỳ và chăm chút kỹ lưỡng cho dù đó chỉ là chi tiết nhỏ. 

Điểm nổi bật của kiến trúc Baroque chính là chú trọng việc nhấn mạnh vào hiệu ứng ảnh ảo. Nhờ vậy mà các thiết kế công trình trở nên có chiều sâu và rộng hơn. Mọi người có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua thiết kế hình oval xuất hiện ở nhiều chi tiết. Lối kiến trúc này đã tạo nên nhiều công trình hoành tráng, có sức ảnh hưởng lớn đến nền kiến trúc Châu Âu và toàn thế giới.

kiến trúc Baroque mang vẻ đẹp hùng mạnh, hoành tráng
Lối kiến trúc mang vẻ đẹp hùng mạnh – Baroque

Đặc trưng của kiến trúc Baroque

Phong cách kiến trúc này có những nét đặc trưng không thể hòa tan bởi thời đại:

  • Baroque dễ dàng được nhận biết bởi một số đặc điểm như ánh sáng, hiệu ứng hay những chuyển động dạng tĩnh…
  • Những yếu tố trong lối kiến trúc được sử dụng một cách rời rạc.
  • Baroque cũng có sử dụng cấu trúc mái vòm, nhưng nó không tròn như kiến trúc Roma; hay không vót nhọn như phong cách Gothic. Đối với mái vòm, Baroque thiết kế theo hình dạng quả lê.
  • Kiến trúc thường vận dụng màu sắc và các vật dụng trang trí một cách hài hòa, riêng biệt nhằm mang lại sự sang trọng. Một số vật liệu thường được sử dụng như đồng, thạch cao, đá cẩm thạch…
  • Phong cách Baroque mang đến vẻ đẹp mềm mại hơn, những chi tiết thường được trau chuốt một cách tỉ mỉ, nhằm thể hiện rõ đây là phong cách kiến trúc của đấng thần linh.
  • Qua lối kiến trúc này, người nhìn có thể nhìn nhận được phong cách sống của người dân ở thời điểm đó; cùng sự quyền năng của đấng tối cao. Những điều này thể hiện qua các thiết kế đặc trưng của kiến trúc, khơi gợi được chiều sâu công trình.
  • Đây là lối thiết kế mang tính kháng cải cách, đáp trả lại sự nổi dậy của đạo Tin Lành. Kiến trúc mang nhiều nét cường điệu về đức tin đối với Công giáo, tôn vinh nhà thờ cùng sức mạnh của chế độ phong kiến.
  • Nét đặc trưng không thể hòa lẫn của kiến trúc Baroque chính là sự hòa hợp từ hiện thực đến thế giới ảo; tạo ra sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Từ đấy trở thành một phong cách đặc sắc, nhiều màu sắc.
  • Những chi tiết trang trí thường cầu kỳ, phức tạp, tỉ mỉ. Bức tường uốn lượn là nét thường thấy của kiến trúc Baroque.
  • Chi tiết chủ đạo của lối kiến trúc này chính là hình oval. Từ trần nhà cho đến góc tường… cũng có hình oval, tạo điểm nhấn đặc sắc cho thiết kế.
Kiến trúc Baroque với hình oval là chi tiết thiết kế đặc trưng
Hình oval – chi tiết thiết kế đặc trưng

Kiến trúc Baroque và kiến trúc Rococo

Điểm giống nhau

Dù là phong cách Baroque hay Rococo đều chú trọng nhấn mạnh vào phần trang trí và chi tiết trong thiết kế. Những chi tiết thường cầu kỳ nhằm mang lại màu sắc riêng cho từng kiểu kiến trúc.

Nét khác nhau

Kiến trúc Baroque nhấn mạnh đến chi tiết trang trí hình oval. Bên cạnh đó, thiết kế cũng chú trọng đến tạo sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Nhờ vậy sẽ lột tả được sự thiêng liêng, chiều sâu cùng nét tả thực trong mỗi thiết kế.

Đối với phong cách kiến trúc Rococo, tuy rằng có sự thừa hưởng sự hoàn mỹ trong từng chi tiết của Baroque, nhưng nó không sử dụng hình oval làm chủ đạo. Thay vào đó, Rococo thường áp dụng những chi tiết nhỏ uốn lượn, điểm nhấn là ở những vật trang trí xung quanh.

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu

Trên thế giới, công trình gắn liền với kiến trúc Baroque rất nhiều, một trong số đó có thể kể đến như:

  • Quảng trường Thánh Phêrô. Đây là một công trình nổi tiếng theo phong cách Baroque. Quảng trường nổi bật với những hàng cột dài, trên mỗi cột là một bức tượng thánh mang ý nghĩa linh thiêng.
  • Nhà thờ chính tòa Thánh Paul (Luân Đôn). Thiết kế trang trí bên trong nhà thờ rất ấn tượng: hình ảnh, màu sắc mang nét đặc trưng của Baroque.
  • Nhà thờ Karlskirche (Ý) được thiết kế với những hình oval đặc trưng của kiến trúc Baroque. Cùng với đó là thiết kế cột cùng mái vòm, mang đến vẻ đẹp của sự tinh tế, mềm mại.
  • Nhà thờ Lucerne Jesuit Church (Thụy Sỹ)
Hình ảnh nhà thời Lucerne ở Thụy Sỹ magn phong cách Baroque
Hình ảnh nhà thời Lucerne ở Thụy Sỹ

Kiến trúc Baroque – một lối kiến trúc đặc biệt, thể hiện được sự sáng tạo tài hoa của con người ở thời kỳ trước. Lối thiết kế với phong cách tỉ mỉ, trau chuốt trong từng chi tiết. Một phong cách ấn tượng, tồn tại mãi với thời gian cho đến thời đại ngày nay.

]]>
Kiến trúc Việt Nam https://tudienwiki.com/kien-truc-viet-nam/ Mon, 24 May 2021 07:26:52 +0000 https://tudienwiki.com/?p=8342 Kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tạo ra nét riêng biệt, đặc trưng không lẫn với những nền văn hóa khác. Kiến trúc Việt Nam là kiểu xây dựng của người Việt và hình thành từ rất sớm đáp ứng nhu cầu về ở, làm việc, an ninh quốc phòng, văn hóa, … Kiến trúc của Việt Nam phát triển gắn liền với điều kiện môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế – xã hội.

Đặc điểm của kiến trúc Việt Nam mang tính giản dị, khiêm tốn, nhẹ nhàng và khoáng đạt.

Các thời kỳ kiến trúc chính

Kiến trúc cổ đại

Là những công trình kiến trúc được xây dựng từ trước khi có ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Khi đó, con người biết dựng nhà tranh để ở và sàn cao để tránh thú dữ. Cùng với quá trình phát triển hệ thống thành, quách được xây đắp với mục đích về quân sự. Tiêu biểu là hệ thống thành Cổ Loa hình xoắn ốc được đắp bằng đất dưới thời An Dương Vương. Đây là kiến trúc thành đầu tiên của người Việt.

Kiến trúc Việt Nam - Thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa

Kiến trúc Trung đại

Kiến trúc Việt Nam vào thời kỳ này có ảnh hưởng từ  khi văn hóa Trung Hoa du nhập từ thế kỷ 19 trở về trước. Các công trình kiến trúc cổ Việt Nam có sự đa dạng về loại hình và quy mô phản ánh đời sống kinh tế – xã hội và phù hợp với mục đích sử dụng. Đó là hệ thống nhà ở, thành quách, cung điện, đền chùa,… Kiến trúc ở thời kỳ này đã đạt được trình độ cao và có sự khác biệt về thiết kế.

Vật liệu xây dựng thường là các vật liệu có sẵn ở địa phương như: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá…,sau này còn có các vật liệu khác như gạch, ngói, sành,sứ…

Kiến trúc truyền thống được xây dựng kiên cố, vững chắc dựa trên sự tính toán và sử dụng hợp lý những vật liệu. Bố cục hình dạng, kích thước kiến trúc có cơ sở nghệ thuật và tính khoa học rõ ràng nhất để lại những công trình có giá trị cao.

Màu sắc trong thiết kế kiến trúc cổ thường sử dụng những gam màu mang tính tự nhiên. Những màu sắc phổ biến như vàng, nâu, xám hay nâu trầm của gỗ nên cảm giác hoài cổ, sâu lắng….

Trải qua quá trình phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam thời trung đại thể hiện những nét riêng biệt và độc đáo.

Trước thời Ngô

Khi Hoa Hạ cướp nước, văn hóa Việt dần ảnh hưởng của văn hóa Hoa Hạ trong đó có ảnh hưởng về mặt kiến trúc. Các thành lũy, dinh thự và nhà cửa xây dựng theo kiểu kiến trúc Hoa.

Thời Lý

Kiến trúc Việt Nam đã có một thời gian dài ảnh hưởng của Hoa Hạ. Cung điện được xây dựng bằng gỗ, phần mái lợp bằng ngói men trắng, men xanh. Thời Lý kiến trúc đã đạt được trình độ cao: thành lũy xây đắp bằng đất, gạch. Cung điện lầu gác bằng gỗ cao to, được tô màu, mái lợp ngói cổng có tượng lá đề, đầu rồng, đầu phượng,…trang trí. Người dân dựng nhà thường từ các vật liệu tranh, tre, vách đất.

Thời Trần

Kiến trúc Việt Nam có sự kế thừa và phát triển từ thời Lý. Kiến trúc thời kỳ này thường được bố cục ba dãy nhà gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và sân vườn, cây cảnh. Công trình nổi bật còn sót lại dưới thời Trần là tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) và tháp Phổ Minh (Nam Định).

Kiến trúc Việt Nam - Tháp Phổ Minh mang đậm phong cách kiến trúc thời Trần
Tháp Phổ Minh mang đậm phong cách kiến trúc thời Trần

Thời Hồ

Là loại hình kiến trúc được kế thừa từ thời Lý – Trần. Thời Hồ có công trình kiến trúc thành nổi bật nhất là thành Tây Đô dựng bằng đá, cổng thành mái vòm, ở đây tìm được cổ vật giống cổ vật thành Thăng Long.

Thời Lê

Kiến trúc thời kỳ này thể hiện tiêu biểu qua các cung điện bằng gỗ, lợp ngói men vàng, men xanh. Đặt biệt, thời kỳ này nghệ thuật dân gian rất phát triển và được sử dụng trong những hình chạm khắc trên đình, chùa. Công trình nổi bật còn sót lại là đình Bảng (Bắc Ninh), chùa Tây Phương (Hà Nội), phố cổ Hội An (Quảng Nam).

Cổng thành Hà Nội thời Nguyễn, với bệ đá từ hoàng thành Thăng Long thời Lê Trung Hưng

Thời Nguyễn

Kiến trúc có ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Cung điện lầu gác bằng gỗ tô màu rực rỡ, mái lợp ngói men vàng, men xanh. Miền Bắc nhà ở của người dân thường dựng từ gỗ hoặc nhà tranh. Miền Trung dân dựng nhà rường. Số gian được nhà nước quy định.

Kiến trúc thời Nguyễn được thể hiện rõ nét qua công trình Ngọ môn Huế
Kiến trúc thời Nguyễn được thể hiện rõ nét qua công trình Ngọ môn Huế

Kiến trúc cận – hiện đại Việt Nam

Thời kỳ thuộc pháp

Là loại hình kiến trúc ra đời vào đầu thế kỷ 20, khi các kiến trúc sư Pháp mang phong cách kiến trúc Hiện đại quốc tế đến Việt Nam cùng với kiến trúc Cổ điển Pháp. Về mặt nguyên vật liệu xây dựng đã có sự thay đổi rõ nét. Bên cạnh việc sử dụng các nguyên liệu xây dựng truyền thống thì Xi măng, sắt thép, bê tông… đã được sử dụng. Kiến trúc thời kỳ này có đặc điểm cao to rộng, cầu kì, lộng lẫy, giản dị nhưng sang trọng.

Trong giai đoạn này, có 2 dòng kiến trúc ở Việt Nam đó là kiến trúc Việt và kiến trúc Việt – Tây.

Kiến trúc phương Tây có các công trình nổi bật là Nhà hát lớn Hà Nội, nhà thờ Đức Bà, biệt thự cổ,… do các kiến trúc sư phương tây thiết kế. Các công trình theo lối kiến trúc này thường có hình khối vững chắc và có tính đối xứng. Màu sắc có xu hướng đơn giản với các gam màu như: trắng, vàng, xanh.

Kiến trúc Việt Nam - Nhà hát lớn Hà Nội
Nhà hát lớn Hà Nội

Kiến trúc Việt – Tây: là sự pha trộn giữa kiến trúc phương tây hiện đại với kiến trúc truyền thống phù hợp với văn hoá của người Việt. Đó là các công trình tiêu biểu như: Dinh Độc Lập, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Hồ Con Rùa, v.v.

Tất cả những công trình này, thiết kế bởi các kiến trúc sư Việt Nam. Tuy ảnh hưởng của kiến trúc phương tây nhưng nó mang một dáng dấp khác biệt so với kiến trúc hiện đại thế giới.

Kiến trúc Việt Nam giai đoạn hiện nay

Thời nay phong cách kiến trúc hiện đại của Việt Nam có lẽ rõ nhất trong các công trình nhà ở, các khu chung cư và các tòa nhà cao tầng. Đặc trưng nổi bật là sự đơn giản hóa các chi tiết nhưng vẫn giữ được yếu tố công năng. Lối kiến trúc hiện đại vừa thể hiện được tính thẩm mĩ cao đồng thời còn đảm bảo tính khoa học, các yếu tố về nhu cầu, mục đích và tính cách của chủ nhân.

Kiến trúc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển. Lối kiến trúc Việt Nam ở mỗi thời kỳ có sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa nhất định song vẫn mang đặc trưng văn hóa riêng của Người Việt.

Cùng với quá trình hội nhập và phát triển, kiến trúc Việt Nam vẫn giữ gìn được các công trình cổ mang dáng dấp thời gian. Đồng thời, cũng xuất hiện những công trình kiến trúc hiện đại được giới kiến trúc thế giới ghi nhận và đánh giá cao như: cầu Vàng (Đà Nẵng), Nhà 5 khối phủ cây cảnh (Hồ Chí Minh), Tổ hợp Nhà Tre (Vĩnh Phúc),…

]]>
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại https://tudienwiki.com/kien-truc-hy-lap-co-dai/ Mon, 24 May 2021 07:07:10 +0000 https://tudienwiki.com/?p=8332 Hy Lạp được đánh giá là cái nôi của văn minh thế giới. Do đó nền kiến trúc cũng là một trong những dấu ấn khó quên của nhân loại. Nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại với đường nét, phong cách, đặc trưng… luôn có sức ảnh hưởng lớn đến kiến trúc thời đại. Vậy lối kiến trúc này có màu sắc như thế nào?

Sự hình thành của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiểu kiến trúc này ra đời ở vùng đất miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum, khu vực Tiểu Á, ven biển Bắc Hải, Ý, Sicilia, Ai Cập và Tây Ban Nha.

Hy Lạp cổ đại lúc bấy giờ, công trình thường được xây dựng thành kiến trúc dân dụng và  các quần thể kiến trúc thánh địa. Trong đó, kiến trúc dân dụng là dạng như các quảng trường công cộng, nó được gọi là agora. Quần thể kiến trúc thánh địa là hệ thống gồm nhiều đền đài được xây dựng ở các khu đồi cao, chúng được gọi với cái tên là acropol.

Hình ảnh tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Hình ảnh tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Agora

Các công trình kiến trúc dân dụng có diện tích chiếm tỉ lệ khoảng 5% diện tích đất của thành phố. Những agora thời kỳ đầu thường có hình dạng bất quy tắc, sau đó từ thế kỷ 4 TCN trở đi, agora đã có hình dáng hình học nhất định. Cũng trong thời gian này, agora được xây dựng với các hàng cột thức hai tầng bao quanh. Vị trí trang trọng ở giữa agora dùng để đặt bàn thờ và các tượng thần. Một số agora quan trọng mà chúng ta có thể nói đến như agora ở Miletus, Asoss, Knid…

Acropol

Đối với những quần thể kiến trúc thánh địa – acropol thì được xây dựng thêm nhà hát ngoài trời và có bậc thềm dốc ở khu vực chân núi. Một số acropol nổi tiếng như acropol ở Athena, ở Paestum hay Bergama.

Quá trình phát triển của nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại có sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Sự phát triển này thể hiện rõ qua từng giai đoạn, thông qua các công trình đền thờ có đặc trưng là cột chạy vòng bên ngoài. Theo thời gian, đền đài dần trở nên phức tạp, nhiều chi tiết hơn trong thiết kế cột chạy vòng.

  • Dạng cột Distyle: đây được gọi là kiểu cột đôi ở hiên. Nó có hình chữ nhật, lối vào chính của công trình sẽ nằm ở cạnh ngắn. Tại vị trí cạnh ngắn này còn có hai cột. Ví dụ thực tế điển hình cho dạng cột này là đền thờ Themis (ở Rhamnus).
  • Dạng cột đôi ở hiên gồm cả hai đầu. Dạng này mang nhiều đặc điểm giống với kiểu cột thứ nhất. Bên cạnh đó, sự khác biệt của nó là nằm ở điểm có thêm hai cột ở cạnh ngắn còn lại. Tiêu biểu cho dạng cột thứ hai này là đền thờ Artemis.
  • Dạng hàng cột hiên hay còn gọi là dạng hàng cột mặt trước. Dạng cột có hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn, có bốn cột ở phía trước. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn dạng cột này thông qua đền Selinus.
  • Cột dạng cả hai đầu: kiểu này tương tự như dạng cột thứ hai. Tuy nhiên nó có điểm khác là ở bốn cột mỗi cạnh ngắn.
  • Dạng cột bao quanh nhà tròn: đây là dạng nhà tròn có hàng cột bao vòng quanh ở bên ngoài. Công trình Tholos thể hiện rất rõ dạng kiến trúc này.
  • Dạng cột giả bao quanh đền đài: dạng kiến trúc này có hình chữ nhật. Phần chịu lực của công trình chính là các bức tường, có các cột được ghép thêm ở bên ngoài. Ví dụ thực tế là đền thờ thần Zeus.
  • Dạng đền có cột bao quanh: đây là dạng đền ở vòng ngoài có hàng cột chạy quanh tạo thành hình chữ nhật. Công trình tiêu biểu là đền Parthenon…
Đền Parthenon với kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Đền Parthenon
  • Dipteral: đây là dạng đền có hình chữ nhật, xung quanh là một hàng cột. Ví dụ đền Olympeion.

Áp dụng thức cột trong thiết kế

Một đặc trưng không thể không nói đến trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại là việc sử dụng các thức cột trong thiết kế. Vậy thức cột là gì? Sự hình thành của thức cột là như thế nào?

Thức cột là gì?

Thức cột chính là hệ thống tỷ lệ và hình thức dùng để trang trí các cột trong công trình kiến trúc. Đây cũng chính là cái cách mà những người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến vẻ đẹp lý tưởng. 

Nhờ những thức cột mà kiến trúc như được nâng lên một tầm cao mới, có sức sống mạnh mẽ, có sự chịu đựng những thử thách của thời gian. Ngoài ra, thức cột còn là biểu tượng của vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và đầy tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thức cột – thức cột Hy Lạp được xem như là biểu tượng của nền kiến trúc cổ.

Thức cột Doric trong kiến trúc

Đây là thức cột cổ nhất cũng như là đơn giản nhất trong hệ thống thức cột kiến trúc. Nó được hình thành bởi một trụ hình thẳng đứng có dáng phình to bên dưới đáy. Doric là thức cột không có phần đế (base) và phần cả phần đầu cột (capital).

Thức cột Doric có vẻ đẹp được so sánh với nét khỏe mạnh của người đàn ông lực lưỡng, cường tráng. Sở dĩ như vậy, bởi vì nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum; bên cạnh đó khả năng chịu lực cũng thuộc dạng cao nhất so với những thức cột khác. Đường kính cột có tỷ lệ với chiều cao cột khoảng 1:4, có 20 gờ sống đứng. 

Thức cột Doric trong kiến trúc hy lạp cổ đại
Thức cột Doric

Thức cột thứ hai – thức cột Ionic

Trái ngược với hình dáng người đàn ông mạnh mẽ của Doric, thức cột Ionic lại mang dáng vẻ của một người con gái nữ tính, mảnh mai. Lonic cũng giàu tính trang trí hơn so với Doric. 

Ionic có nguồn gốc từ Ionia – một thuộc địa của Hy Lạp. Cột sử dụng hình thức Lonic có 24 gờ sống đứng, đường kính cột và chiều cao cột theo tỷ lệ 1:9. Cột này có phần đế cột (base) và cả đầu cột. Phần đầu cột có hình đệm nhỏ, hình xoắn ốc loe ra sau đó cuộn vào trong (volute) nằm ở phía trên cột. Những dầm ngang của thức cột này được phân vị theo chiều ngang tạo thành ba dải.

Corinth – thức cột trong kiến trúc

Đây là thức cột được hình thành sau Doric và Ionic, vào khoảng thế kỷ thứ 5 (TCN). Thức cột này có những đường nét mảnh mai, có tính trang trí cao. Phần đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ, trông giống như lẵng hoa.

Một trong những ưu điểm vượt trội hơn so với thức cột Doric và Ionic của Corinth chính là: 

  • Khả năng đối xứng nhiều chiều
  • Có thể cảm nhận được thức cột trong không gian.

Các công trình tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

  • Acropolis (Ακρόπολη) ở Athena
  • Propylaia (Προπυλαια) – Sơn môn
  • Đền Athena Nike (Đền thờ thần Athena Chiến thắng)
  • Đền Parthenon
  • Đền Erecteyon

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là một lối kiến trúc độc đáo, tạo nên nhiều công trình ấn tượng. Đến nay kiến trúc này vẫn nhận được sự quan tâm chú ý của nhiều người trên thế giới.

]]>