Ca sĩ hải ngoại – Bách khoa toàn thư mở https://tudienwiki.com Từ điển Wiki Wed, 11 Dec 2019 18:28:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Thái Thanh (ca sĩ) https://tudienwiki.com/thai-thanh-ca-si/ https://tudienwiki.com/thai-thanh-ca-si/#respond Mon, 27 Mar 2017 17:32:13 +0000 https://tudienwiki.com/?p=2245 Thái Thanh (tên khai sinh: Phạm Thị Băng Thanh; sinh ngày 5 tháng 8 năm 1934 tại Hà Nội) – bà được mệnh danh là “Tiếng hát vượt thời gian” – một nữ ca sĩ nổi tiếng, được coi như là một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam.

Thái Thanh đi hát từ thuở thiếu niên trong Ban hợp ca Thăng Long của gia đình tại các tụ điểm văn nghệ ở Hà Nội, và thành danh từ thập niên 1950. Bà thường được coi như là “Đệ Nhất danh ca” của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam giai đoạn 1954-1975, và tên tuổi của bà cũng đặc biệt gắn liền với các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy.

Khi còn nhỏ, Thái Thanh không theo học nhạc ở trường lớp nào. Nhạc lý cũng như là xướng âm, Thái Thanh phải đặt mua sách từ bên Pháp, theo đó tự học, có gì khó thì hỏi nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Phạm Đình Chương cũng chủ yếu là tự học rồi từ vốn kiến thức đó lại trở thành thầy của em gái. Phạm Đình Chương có lần nói: “Cô có cái đặc biệt là trước khi tôi dậy thì cô đã biết rồi”. Thái Thanh có được giọng ca sống mãi với thời gian và vẻ đẹp khiến đàn ông không thể không ngoái nhìn. Có lần ca sĩ Khánh Ly trong dịp hội ngộ Thái Thanh đã nắm bàn tay đẹp có tiếng của Thái Thanh nói: “Nếu cháu là chồng của cô, cháu đành phải để cô đi hát trước khán giả, nhưng cháu sẽ giữ hai bàn tay cô ở lại nhà, cháu không cho ai được nhìn hai bàn tay ấy khi cô hát”.

Bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ. Tại đây bà tiếp tục trình diễn và thâu âm cho đến khi nói lời giải nghệ vào năm 2002.

Tiểu sử

Quê ngoại của Thái Thanh ở Sơn Tây, quê nội ở ngay Hà Nội. Thái Thanh chào đời năm 1934 tại làng Bạch Mai, Hà Nội. Năm 1946, 12 tuổi, Thái Thanh đã được ông bà Phạm Đình Phụng đưa theo cùng các anh chị lên Sơn Tây tản cư. Cũng tại nơi đây, người chị đầu của Thái Thanh đã bị trúng bom tử nạn. Ông bà Phạm Đình Phụng lại đưa con chạy về xuôi, mở một quán phở đặt tên là Thăng Long. Tại quán Thăng Long này, các văn nghệ sĩ kháng chiến thường dừng chân, ăn phở và nghe nhạc. Chị em Phạm Đình Chương (nghệ danh Hoài Bắc), Phạm Thị Quang Thái (nghệ danh Thái Hằng) và Phạm Thị Băng Thanh (nghệ danh Thái Thanh) thường biểu diễn ngay tại quán Thăng Long. Khách đến rất vui vì được thưởng thức “cây nhà lá vườn”.

Thái Thanh bắt đầu hát từ năm 13, 14 tuổi. Đến giờ, nữ danh ca không còn nhớ rõ bài hát đầu tiên mà mình trình diễn là bài nào nhưng chắc chắn là một bài hát của Phạm Duy. Lúc đó, nhạc sĩ Phạm Duy đang theo đuổi Thái Hằng nên thường dùng Thái Thanh làm cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng. Mà Phạm Duy nổi tiếng với tài sáng tác, nên chỉ nghĩ ra cách lấy điểm nhanh nhất và hiệu quả nhất là qua con đường âm nhạc. Phạm Duy hơn Thái Thanh chục tuổi, còn Thái Hằng hơn Thái Thanh 7 tuổi. Khi anh rể tương lai chinh phục chị gái, Thái Thanh trở thành cầu nối cho Phạm Duy. Hồi đó, có bài “Dòng sông Xanh” nhạc ngoại quốc, lời Việt rất nổi tiếng. Phạm Duy đã đặt lời Việt cho bài “Dòng sông Xanh” cho cô em gái Thái Thanh bé xíu hát để lấy điểm với cô chị Thái Hằng. Năm 1948, Thái Hằng kết hôn với Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm Duy chính thức trở thành người một nhà với Thái Thanh. Chẳng biết Phạm Duy và Thái Hằng nên duyên vì những lẽ gì, nhưng chắc hẳn có một phần công lớn của danh ca Thái Thanh.

Từ sau khi hát bài “Dòng sông Xanh”, Thái Thanh đã cùng chị Thái Hằng và anh trai Phạm Đình Chương đi biểu diễn ở quân khu 4. Lần đầu tiên Thái Thanh hát cho công chúng nghe là ở một vùng quê những ngày tản cư kháng chiến. Khi đó, luôn có những ban nhạc hát cho công chúng ở vùng quê nghe. Lên sân khấu ở tuổi 14, còn bé xíu mà đứng trước đông đảo bà con, nên Thái Thanh cũng sợ lắm. Nhưng sau khi cất tiếng hát, thì tiếng hát, âm nhạc không những làm Thái Thanh tan biến mọi nỗi sợ mà còn cảm thấy hứng khởi, hạnh phúc, vì lúc đó, Thái Thanh thấy mình vinh dự được đứng trong ban hợp ca gồm các anh các chị như Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Hằng, những thành viên của ban hợp ca “Thăng Long”.

May mắn cho Thái Thanh là song thân của cô đều là nghệ sĩ, yêu âm nhạc nên không ngăn cấm con cái theo nghiệp “xướng ca vô loài”. Các cụ chỉ dặn con nhất định phải học hành trước đã, đàn hát là chuyện phụ thôi, nhưng kể từ năm 1950, Thái Thanh đã lựa chọn đi theo con đường ca hát. Tên tuổi của Thái Thanh gắn liền với những bản nhạc của Phạm Duy. Kể từ bài “Dòng sông Xanh”, Phạm Duy đặt lời cho Thái Thanh hát, thì Phạm Duy đã biết giọng của Thái Thanh sinh ra là để hát những ca khúc do ông sáng tác. Cũng có người cho rằng, Phạm Duy vì yêu quý giọng hát của Thái Thanh nên đã sáng tác nhiều bài hát hợp với giọng của Thái Thanh. Trải qua 60 năm, Phạm Duy vẫn khẳng định: trong những người hát nhạc Phạm Duy, ông ưng nhất là Thái Thanh, Duy Quang và sau này có Đức Tuấn. Chỉ có Thái Thanh mới đủ khả năng nâng bổng nhạc của Phạm Duy lên và chỉ có nhạc của Phạm Duy mới đáng để Thái Thanh hát. Nhiều ca khúc của Phạm Duy được Thái Thanh thể hiện đúng chất và đúng tầm hơn hẳn những ca sĩ khác cùng thời – đó là nhận xét của một người làm chuyên môn bỏ công nghiên cứu về nhạc Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh.

Gia đình

Thái Thanh vốn là con nhà nòi âm nhạc, chị gái là ca sĩ Thái Hằng (Phạm Thị Quang Thái), anh rể là nhạc sĩ Phạm Duy, anh trai là nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Thái Thanh có với tài tử Lê Quỳnh 5 người con: con cả là Lê Thị Ý Lan sinh năm 1957, Lê Xuân Việt sinh năm 1958, Lê Thị Quỳnh Dao sinh năm 1960, Lê Thị Thanh Loan sinh năm 1962 và Lê Đại sinh năm 1964. Trong số đó, Lê Thị Ý Lan sau này trở thành ca sĩ nổi tiếng Ý Lan, còn Lê Thị Quỳnh Dao cũng đi hát với nghệ danh Quỳnh Hương. Các cháu ngoại của bà cũng có nhiều người đi theo con đường ca hát như Mai Linh, Ý Thi, Thanh Hương, Quỳnh Trang.

thai thanh va con gai

Thái Thanh và con gái Ý Lan

Gia đình nữ danh ca Thái Thanh vốn là gia đình nòi âm nhạc ở Hà thành xưa. Thái Thanh là thứ nữ của ông Phạm Đình Phụng với người vợ hai. Người vợ đầu của ông Phạm Đình Phụng sinh được 2 người con là Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Người vợ thứ hai sinh ra Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng – vợ nhạc sĩ Phạm Duy), nhạc sĩ Phạm Đình Chương và con gái út Phạm Thị Băng Thanh (tức danh ca Thái Thanh). Thái Thanh còn một người chị gái lớn, sinh trước ca sĩ Thái Hằng, nhưng không may đã trúng bom chết khi còn nhỏ.

Song thân của danh ca Thái Thanh đều là những người rất sành nhạc cổ. Thân phụ của Thái Thanh vốn chơi đàn nguyệt, còn thân mẫu chơi đàn tranh và đàn tỳ bà hay có tiếng ở đất Bắc. Nên tất cả anh em của Thái Thanh đều ngấm máu văn nghệ sĩ từ khi còn nhỏ.

Bài hát

  • Đường xưa lối cũ
  • Ngàn thu áo tím
  • Ngày trở về
  • Đôi mắt người Sơn Tây
  • Mộng du
  • Phượng yêu
  • Cung đàn xưa
  • Buồn tàn thu
  • Chiều tà
  • Hẹn hò
  • Chuyện tình Sereneda
  • Tàn tạ
  • Kiếp nào có yêu nhau
  • Đường chiều lá rụng
  • Đưa em tìm động hoa vàng
  • Tình ca
  • Nguyệt cầm
  • Phút đầu tiên
  • Trả lại em yêu
  • Thu sầu
  • Quán thế âm
  • Về miền trung
  • Pháp thân
  • Em lễ chùa này
  • Đông triều
  • Dòng sông xanh
  • Quê nghèo (Phạm Duy) 1970
  • Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng
  • Mười năm tình cũ
  • Tóc mai sợi vắn sợi dài
  • Hòn vọng phu 1-2-3
  • Con thuyền không bến
  • Tình cố đô
  • Lòng mẹ
  • Tầm xuân
  • Mùa thu chết (trước 1975)
  • Nước non ngàn dặm ra đi
  • Giọt chuông cam lộ
  • Paris có gì lạ không em (Ngô Thụy Miên)
  • Mùa thu đông kinh
  • Một cành mai
  • Mùa thu không trở lại
  • Đại nguyện
  • Buồn tàn thu (Văn Cao)
  • Quán bên đường
  • Chủ nhật buồn
  • Ru ta ngậm ngùi
  • Nương chiều
  • Tình hoài thương
  • Bao giờ biết tương tư
  • Đêm buồn
  • Kỷ niệm
  • Tiếng sáo thiên thai
  • Tiếng dương cầm
  • Ngày đó chúng mình (Phạm Duy)

Liên kết ngoài

]]>
https://tudienwiki.com/thai-thanh-ca-si/feed/ 0
Trường Vũ https://tudienwiki.com/truong-vu/ https://tudienwiki.com/truong-vu/#respond Mon, 03 Oct 2016 13:09:45 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1251 Trường Vũ (tên thật là Huỳnh Văn Ngoảnh), sinh ngày 25/2/1963 tại Bạc Liêu. Anh là ca sĩ hải ngoại hát dòng nhạc Vàng và tình khúc 1954-1975.

Tiểu sử

Trường Vũ vượt biên vào năm 1983 sau đó định cư tại Los Angeles. Thời gian này anh thường nghe băng đĩa của Chế Linh và Duy Khánh, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến con đường sự nghiệp của anh sau này. Thời kỳ đầu bước chân vào ca hát, anh gặp nhiều khó khăn về mặt phát âm vì anh chỉ dùng Tiếng Việt ở mức cơ bản (Trường Vũ là người gốc Hoa). Sau đó anh được nhận làm học trò của ca sĩ Chế Linh.

Ca sĩ Trường Vũ

Ca sĩ Trường Vũ

Trường Vũ đã từng cộng tác với các trung tâm như Trung tâm Phượng Hoàng, Trung tâm Asia, Trung tâm Vân Sơn…

Những ca khúc đã được anh thể hiện rất thành công như Đám cưới nghèo, Nhớ người yêu, Thương về miền Trung, Chị tôi…

Trường Vũ xuất hiện trên sân khấu với vẻ buồn ưu tư, hình ảnh này dường như đã gắn liền với tên tuổi của anh trong tâm trí của khán giả. Anh cũng đặc biệt thể hiện rất thành công những ca khúc liên quan đến “Nghèo”.

Những bài hát của Trường Vũ

  • Tâm Sự Người Thương Binh
  • Túy Ca
  • Một Ngày Tôi Đi Qua
  • Nụ cười Chua Cay
  • Tình Tôi Nỗi Buồn
  • Xa Người Mình Yêu
  • Thà Giết Người Yêu
  • Mẹ Tôi
  • LK Nghèo
  • Xót Xa Tình Đời
  • Nếu Chúng Mình Cách Trở
  • Đời Là Gì
  • Trăng Tình Sử
  • Nỗi Buồn Hoa Phượng
  • Đêm Buồn Tình Lẻ

Liên kết ngoài

]]>
https://tudienwiki.com/truong-vu/feed/ 0
Mai Thiên Vân https://tudienwiki.com/mai-thien-van/ https://tudienwiki.com/mai-thien-van/#respond Sat, 01 Oct 2016 16:22:45 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1240 Mai Thiên Vân có tên thật là Mai Thị Hậu, sinh ngày 12/12/1982 tại Bến Tre. Cô hiện đang định cư tại Mỹ và là ca sĩ độc quyền của trung tâm Thúy Nga. Mai Thiên Vân hát dòng nhạc trữ tình quê hương.

Ca sĩ Mai Thiên Vân

Ca sĩ Mai Thiên Vân

Mai Thiên Vân sinh ra trong một gia đình theo Công giáo, hoàn cảnh khó khăn nên từ nhỏ cô đã đi hát thuê cho các đám cưới để kiếm tiền đóng học phí. Đến khi cô lên thành phố Hồ Chí Minh học cao đẳng thì cuộc sống của cô có phần khá giả hơn nhờ thu nhập từ việc thu âm cho các hãng đĩa. Sau đó, cô được giới thiệu đến trung tâm Thúy Nga và được mời cộng tác sau khi thể hiện thành công ca khúc “Nước non ngàn dặm ra đi”. Mai Thiên Vân song ca rất thành công với ca sĩ Quang Lê, một số ca khúc mang đậm dấu ấn của họ như Duyên người, Tôi yêu người – Tôi xa người, Phải lòng con gái Bến Tre…Mai Thiên Vân đã thể hiện thành công các ca khúc như Tiếng sông Hương, Thương hoài ngàn năm, Hàn Mặc Tử…

Những bài hát tiêu biểu của Mai Thiên Vân

  • Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi (Quang Lê & Mai Thiên Vân)
  • Tiếng Sông Hương
  • Gõ Cửa Trái Tim (Quang Lê & Mai Thiên Vân)
  • Thương Hoài Ngàn Năm
  • Nếu Anh Đừng Hẹn
  • LK Áo Em Chưa Mặc Một Lần & Vòng Nhẫn Cưới (Quang Lê & Mai Thiên Vân)
  • Buồn Không Em
  • LK Nhớ Nhau Hoài & Cho Người Vào Cuộc Chiến (Quang Lê & Mai Thiên Vân)
  • Quê Mẹ
  • Chuyện Tình Buồn 100 Năm (Quang Lê & Mai Thiên Vân)
  • Nghĩ Chuyện Ngày Xuân
  • Đèn Khuya
  • Hàn Mặc Tử
  • Nếu Đời Không Có Anh

Liên kết ngoài

]]>
https://tudienwiki.com/mai-thien-van/feed/ 0
Mạnh Quỳnh https://tudienwiki.com/manh-quynh/ https://tudienwiki.com/manh-quynh/#respond Fri, 08 Jul 2016 07:37:18 +0000 https://tudienwiki.com/?p=810 Mạnh Quỳnh (tên thật là Nguyễn Thanh Dũng), sinh năm 1972 tại Biên Hòa, Đồng Nai. Anh là ca sĩ đang hoạt động tại hải ngoại và cộng tác với trung tâm Thúy Nga.

Mạnh Quỳnh có cha là quân nhân Hoa Kỳ nhưng anh vẫn chưa được nhìn thấy mặt ông ấy. Anh lên Sài Gòn học từ hồi còn học trung học, bên cạnh học văn hóa còn tự học nhạc với nghệ sĩ Ngọc Ẩn. Năm 1992, Mạnh Quỳnh cùng mẹ sang định cư tại Hoa Kỳ. Tại đây, mặc dù điều kiện khó khăn nhưng anh vẫn đăng ký học sáng tác, luyện thanh…Mạnh Quỳnh đi hát chính thức sau khi cộng tác với trung tâm Người đẹp Bình Dương. Sau đó, anh lần lượt cộng tác với trung tâm Asia và trung tâm Thúy Nga. Những ca sĩ nữ hát đôi với anh rất thành công như Phi Nhung, Hương Thủy, Như Quỳnh…Năm 2014, Mạnh Quỳnh cho phát hành album “Hoa tím bằng lăng”.

Ca sĩ Mạnh Quỳnh

Ca sĩ Mạnh Quỳnh

Những ca khúc gắn liền với tên tuổi của anh như Bến sông chờ, Người phu kéo mo cau, Vợ tôi, Tình nghèo có nhau, Cát bụi tình đời,…

]]>
https://tudienwiki.com/manh-quynh/feed/ 0
Ý Lan https://tudienwiki.com/y-lan/ https://tudienwiki.com/y-lan/#respond Sat, 25 Jun 2016 02:07:07 +0000 https://tudienwiki.com/?p=786 Ý Lan (tên đầy đủ là Lê Thị Ý Lan), sinh năm 1958. Cô có bố là tài tử Lê Quỳnh, mẹ là nghệ sĩ Thái Thanh. Tuy gia đình có truyền thống nghệ thuật nhưng đến năm 1980 cô mới tham gia hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Sỡ sĩ như vậy là vì mẹ của cô khuyên không nên theo nghiệp cầm ca, nhưng chính niềm đam mê ca hát và sự nhạy bén trong cảm thụ âm nhạc cùng với những trắc trở trong hôn nhân đã khiến Ý Lan quyết định ca hát khi đã ngoài 30 tuổi. Ý Lan hiện tại đã nhập quốc tịch Mỹ và sinh sống tại California(Mỹ).

Nữ danh ca Ý Lan

Nữ danh ca Ý Lan

Ý Lan có giọng hát đặc biệt và ngoại hình đẹp, thường được khán giả nhắc đến với từ “điệu” bởi khi lên sân khấu cô rất điệu, nhưng cái điệu đó làm những người phụ nữ muốn học tập và phái mạnh thì muốn chinh phục.

Ý Lan đã cho phát hành các album như Phố chiều, Nỗi nhớ muộn màng, Nhớ anh nhớ nhà,…Những ca khúc được cô thể hiện rất thành công như Đừng bỏ em một mình, Mình ơi, Thoi tơ, Vẫn có em bên đời,…

]]>
https://tudienwiki.com/y-lan/feed/ 0
Ca sĩ Thái Châu https://tudienwiki.com/thai-chau/ https://tudienwiki.com/thai-chau/#respond Fri, 20 May 2016 02:03:00 +0000 https://tudienwiki.com/?p=619 Thái Châu (tên thật là Trương Chiêu Thông) sinh năm 1951 tại Sài Gòn. Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống cải lương. Mẹ là nghệ sĩ Kim Nên, bố là phó giám đốc công ty cải lương Kim Chung. Mọi người đều cho rằng anh sẽ theo nghiệp của cha mẹ nhưng khi lớn lên anh lại có đam mê với tân nhạc.

Thái Châu có cơ hội biểu diễn tân nhạc tại một quán café trong một dịp tình cờ anh ra Vũng Tàu cùng bố mẹ. Nhờ gây được sự chú ý với các nhạc sĩ mà anh được mời tham gia vào ban nhạc nổi tiếng thời đó là Shortgun.

Những ca khúc gắn liền với tên tuổi anh như Tình đất đỏ miền Đông, Anh ở đầu sông em cuối sông,…và những nhạc phẩm được viết dành riêng cho anh như Tôi đưa em sang sông (Y Vũ), Tình chết theo mùa đông (Lam Phương), Bài thánh ca buồn (Nguyễn Vũ),…

Tiểu sử Thái Châu

Năm 1966, anh theo gánh hát của mẹ là nghệ sĩ Kim Nên.

Năm 1966, Ông ra Vũng Tàu ban ngày phụ giúp ba, ban đêm ông tìm đến quán cà phê nhạc nơi có nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa (thổi sáo) và Trần Xuân Ngã (violon) làm việc để nghe các ca sĩ biểu diễn.

Năm 1969, Ông vừa đi học vừa tham gia biểu diễn tại phòng trà Đệ nhất khách sạn do chị Mai Lệ Huyền làm giám đốc.

Năm 1991, anh được mẹ bảo lãnh sang Canada định cư, cuộc đời ca hát lại rẽ sang một trang mới đầy cam go. Anh cười: “Ở đâu thì mình cũng là một ca sĩ, hát phục vụ cộng đồng bằng những ca khúc về tình yêu”.

Thái Châu cho phát hành các album như Chung một dòng sông, Hương Phai, Xin thời gian qua mau,…

Bài hát

  • Sông quê
  • Bài thánh ca buồn
  • Mắt lệ cho người
  • Em đi
  • 60 năm cuộc đời
  • Chuyện tình người trinh nữ tên Thi
  • Bóng nhỏ đường chiều
  • Bạc tình
  • Tàu về quê hương
  • Cây đàn bỏ quên
  • Nỗi lòng người đi
  • Tháng sau trời mưa
  • Nắng chiều
  • Chấp nhận
  • Nếu một ngày
  • Thương hoài ngàn năm
  • Một lời cuối cho em
  • Nếu xa nhau
  • Dù tình yêu đã mất
  • Hai mươi năm tình xưa
  • Hoa sứ nhà nàng
  • Lâu đài tình ái
  • Tình cờ gặp lại nhau
  • Sầu tím thiệp hồng
  • Ngày đó xa rồi
  • Thôi đã muộn rồi
  • Làm dâu xứ lạ
  • Hòa bình ở đâu
  • Thành phố mưa bay
  • Đời ca sĩ
  • Đêm lìa xa
  • Mai lỡ hai mình xa nhau
  • Ai thương yêu em
  • Đêm kỷ niệm
  • Một mình trong chiều mưa
  • Đừng cho tôi
  • Dấu chân em
  • Thuyền hoa
  • Một mình
  • Áo vàng người yêu
  • Duyên tiền định

Chương trình truyền hình

  • Solo cùng Bolero (giám khảo khách mời)
  • Nhạc hội song ca mùa 1
  • Hãy nghe tôi hát
  • Sao nối ngôi (giám khảo)

]]>
https://tudienwiki.com/thai-chau/feed/ 0
Hương Lan https://tudienwiki.com/huong-lan/ https://tudienwiki.com/huong-lan/#respond Wed, 18 May 2016 02:15:21 +0000 https://tudienwiki.com/?p=617 Hương Lan (tên thật là Trần Thị Ngọc Ánh), sinh năm 1956 tại Sài Gòn. Cô có cha là nghệ sĩ cải lương Hữu Phước, nổi tiếng từ những năm 1960.

Hương Lan trình diễn lần đầu tiên trên sân khấu khi mới 5 tuổi trong vở cải lương “Thiếu phụ Nam Xương” cùng với cha mình. Hương Lan chuyển sang hát tân nhạc từ năm 1996 dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ Trúc Phương. Ca khúc tiêu biểu của cô lúc bấy giờ là “Ai ra xứ Huế”.

Sau khi sang Mỹ định cư, cô vào cộng tác với trung tâm Thúy Nga và rất nhanh chóng là một trong những giọng ca trụ cột ở đây.

Ca sĩ Hương Lan

Ca sĩ Hương Lan

Những ca khúc gắn liền với Hương Lan như Em đi trên cỏ non, Điệu buồn phương Nam, Mùa xuân của mẹ, Chuyện chúng mình, Mắt Huế xưa, Chân trời tím,…Ngoài ra cô còn song ca rất thành công với các ca sĩ khác như Tấn Phát trong ca khúc “Muộn màng”, Tuấn Vũ trong ca khúc “Gặp nhau”, “Duyên kiếp”; Chế Linh trong nhạc phẩm “Con đường xưa em đi”, Thái Châu trong “Tình đời”, “Về dưới mái nhà”,…

Giữa năm 2009, Hương Lan tổ chức liveshow tại quê hương với tên gọi “Ơn đời một khúc dân ca”.

]]>
https://tudienwiki.com/huong-lan/feed/ 0
Ca sĩ Hương Thủy https://tudienwiki.com/huong-thuy/ https://tudienwiki.com/huong-thuy/#respond Mon, 16 May 2016 02:02:25 +0000 https://tudienwiki.com/?p=615 Hương Thủy (tên đầy đủ là Nguyễn Hương Thủy) sinh ngày 20/08/1974 tại Vĩnh Long. Cô là ca sĩ hải ngoại theo dòng nhạc quê hương, cải lương và dân ca.

Hương Thủy từ nhỏ có gia cảnh khó khăn, phải sống nhờ cửa Phật. Nhờ tài năng ca múa nên thi đỗ trường Nghệ thuật sân khấu 2. Những giải thưởng cô đã nhận được như huy chương vàng trong cuộc thi cải lương Bông Lúa Vàng, giải nhất Tiếng hát dân ca toàn quốc năm 1999.

Ca sĩ Hương Thủy

Ca sĩ Hương Thủy

Hương Thủy định cư tại Mỹ từ năm 2003 và sau đó trở thành một trong những trụ cột của trung tâm Thúy Nga. Cô đã tham gia trong 2 DVD cải lương “Nửa đời hương phấn” và “Gia tài của mẹ” được thực hiện và phát hành bởi trung tâm Thúy Nga.

Hương Thủy đã cho phát hành các CD sau: Vol.1 Thương nhớ cậu hai, Vol.2 Thương thầm, Vol.3 Lý lẽ trái tim, Vol.4 Chuyện người con gái, Vol.5 Lời người viễn xứ,…; các DVD cải lương như Lá sầu riêng, The best of Hương Thủy from Paris by Night 2010, Bến đợi,…

Những ca khúc gắn với tên tuổi của Hương Thủy như Ca dao, Vọng cổ, Bóng dáng mẹ hiền,…

]]>
https://tudienwiki.com/huong-thuy/feed/ 0
Tóc Tiên https://tudienwiki.com/toc-tien/ https://tudienwiki.com/toc-tien/#respond Sun, 08 May 2016 02:14:38 +0000 https://tudienwiki.com/?p=599 Tóc Tiên (hay Nguyễn Khoa Tóc Tiên), sinh ngày 13/5/1989. Cô hiện đang là ca sĩ hải ngoại thuộc trung tâm Thúy Nga.

Tóc Tiên là cựu học sinh của trường chuyên Lê Hồng Phong Thành phố Hồ Chí Minh, ngay từ còn đi học cô đã theo các đoàn ca nhạc xuyên Việt. Còn nhỏ nhưng Tóc Tiên đã phải chịu áp lực lớn vì vừa phải tham gia các hoạt động nghệ thuật vừa phài đảm bảo kết quả học tập. Tóc Tiên cho ra mắt hai album vào năm cô 19 tuổi mang tên “Nụ cười nắng mai” và “Thiếu nữ”.

toc-tien

Ca sĩ Tóc Tiên

Tóc Tiên sang Mỹ học ngành Communications và ký hợp đồng với trung tâm Thúy Nga. Đây cũng chính là lúc cô thay đổi sang hình tượng gợi cảm.

Năm 2014, Tóc Tiên đánh dấu sự trở lại của mình với khán giả trong nước với việc phát hành album “Tell me why” và làm đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng Haig Club. Đến năm 2015, cô tham gia chương trình The Remix và nhận được rất nhiều lời khen ngợi về giọng hát cũng như là phong cách biểu diễn. Đặc biệt với ca khúc “Ngày mai” và vũ điệu cồng chiêng, cô đã tạo nên một trào lưu nhảy mới trong giới trẻ. Tóc Tiên đã trở thành gương mặt được các nhãn hàng săn đón như Pepsi, OPPO, PNJ,…

]]>
https://tudienwiki.com/toc-tien/feed/ 0
Như Quỳnh https://tudienwiki.com/nhu-quynh/ https://tudienwiki.com/nhu-quynh/#respond Wed, 04 May 2016 14:19:48 +0000 https://tudienwiki.com/?p=592 Như Quỳnh (tên thật là Lê Lâm Quỳnh Như), sinh ngày 9/9/1970 tại Quảng Trị. Cô sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh nghèo khó nên không có điều kiện để học nhạc một cách bài bản. Mãi cho đến khi hoàn thành trung học, được sự khuyến khích của mọi người, cô đăng ký tham gia cuộc thi Ngôi sao tiếng hát truyền hình và đạt được số điểm tuyệt đối. Cô cũng là người đầu tiên làm được việc này. Năm 1993, Như Quỳnh cùng gia đình sang Mỹ định cư. Sau khi sang Mỹ, cô đến thử giọng và đã ký hợp đồng với trung tâm Asia cho ra đời ca khúc đầu tiên là “Chuyện hoa sim”. Sau đó hai năm, Như Quỳnh chuyển sang làm việc cho trung tâm Thúy Nga. Sau khi sinh con gái đầu lòng, cuối năm 2007 cô chuyển về lại trung tâm Asia và hiện nay cô đang làm cho trung tâm Thúy Nga.

Ca sĩ Như Quỳnh

Ca sĩ Như Quỳnh

Cô có hai người em trai là Lê Lâm Tường Duy, tốt nghiệp kỹ sư điện toán vào khoảng giữa năm 2000, và Lê Lâm Tường Khuê là một người rất đam mê về ngành thiết kế y phục, từng may nhiều kiểu áo dài cho Như Quỳnh mặc khi biểu diễn

Như Quỳnh đã cho phát hành các CD solo sau: Chuyện hoa sim, Rừng lá thay chưa, Chuyện tình hoa trắng, Một đời tìm nhau, Lý cây bông,…; các CD song ca như Anh tiền tuyến em hậu phương (với Trường Vũ), Gọi đò (với Tường Nguyên),…

Gia đình

Như Quỳnh đã kết hôn với kỹ sư Nguyễn Thắng hiện đang công tác tại Hoa Kỳ, vào năm 2007 họ đã có với nhau 1 người con gái tên là Melody Đông Nghi. Họ đã có với nhau những khoảng thời gian hạnh phúc, mãi cho đến tháng 6/2015 thì Như Quỳnh chính thức ly dị chồng, hiện tại con gái đang ở với cô nhưng cuối tuần sẽ được về với cha để cho con gái không cảm thấy thiếu thốn tình cảm.

Những ca khúc Như Quỳnh thể hiện

Trung tâm Asia

  • Người Tình Mùa Đông (Lời Việt: Anh Bằng)
  • Hai Mùa Noel (Nguyễn Vũ)
  • Chuyện Hoa Sim (Anh Bằng, Hữu Loan)
  • LK Mưa
  • Mộng Du (Phạm Duy)
  • Ra Giêng Anh Cưới Em (Lư Nhất Vũ, Thiên Kiều)
  • Rừng Lá Thay Chưa (Huỳnh Anh)
  • LK Búp Bê
  • Đón Xuân (Phạm Đình Chương)
  • Chuyện Tình Hoa Trắng (Anh Bằng, Kiên Giang)
  • Như Vạt Nắng (Trúc Hồ)
  • Anh Cứ Hẹn (Anh Bằng)
  • Đến Bên Nhau (Trúc Sinh, Lê Đức Long)
  • Tiếng Mưa Rơi (Khánh Băng)
  • Mẹ Tôi (Nhị Hà)
  • Trống cơm (Dân ca)
  • Hãy Quay Về Bên Nhau (Trúc Giang)
  • Mưa Buồn (Anh Bằng)
  • LK Ru ta ngậm ngùi (Trịnh Công Sơn), Ru Ta Từng Ngón Xuân Hồng (Trịnh Công Sơn), Phôi Pha (Trịnh Công Sơn), Bài không tên số 5 (Vũ Thành An), Biển nhớ (Trịnh Công Sơn), Bài không tên số 7 (Vũ Thành An)
  • Khóc Mẹ Dân Oan (Mặc Thiên)
  • Giờ Này Anh Ở Đâu (Khánh Băng)
  • Tiếc Thương (Anh Bằng, Cao Tần)
  • Như Khói Mây Bay (Nguyễn Canh Tân)
  • LK Cơn mưa phùn (Đức Huy), Tiếng Mưa Đêm (Đức Huy), Mùa Thu Trong Mưa (Trường Sa)
  • Thăm Mộ Mẹ (Anh Bằng)
  • Những Kiếp Hoa Xuân (Anh Bằng)
  • Nếu Vắng Chàng
  • Trên Đỉnh Mùa Đông (Trần Thiện Thanh)
  • Huế Xưa (Anh Bằng)
  • Tình Lẻ Loi (Anh Bằng)
  • Ước Hẹn
  • Bài Tình Ca Mùa Đông (Trầm Tử Thiêng)
  • Về Lại Đồi Sim (Hàn Châu)

Trung tâm Thúy Nga

  • Hoa Tím Ngày Xưa (Thanh Sơn)
  • Tôi Vẫn Nhớ (Ngân Giang)
  • Chờ Người (Khánh Băng)
  • Bọt Biển (Lam Phương)
  • Tạ Ơn Mẹ (Lam Phương)
  • Chuyện Tình Người Trinh Nữ Tên Thi (Hoàng Thi Thơ)
  • Đường Xưa Lối Cũ (Hoàng Thi Thơ)
  • Nỗi Buồn Châu Pha (Lê Dinh)
  • LK Tuổi học trò
  • Bến Thượng Hải (Lời Việt: Nhật Ngân)
  • Chung Mộng (Lam Phương)
  • Vòng Tay Giữ Trọn Ân Tình (Đỗ Kim Bảng)
  • Vào Hạ (Lê Hựu Hà)
  • Tàn Nỗi Mong Chờ (Lời Việt: Lê Xuân Trường)
  • Các Anh Về (Hoàng Thi Thơ)
  • Múc Ánh Trăng Vàng (Hoàng Thi Thơ)
  • Chuyện Lứa Đôi (Thế Hiển)
  • Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát)
  • Thương Về Miền Trung (Duy Khánh)
  • Gánh Lúa (Phạm Duy)
  • Những Nẻo Đường Việt Nam (Thanh Bình)
  • Niềm Vui Không Trọn Vẹn (Lam Phương)
  • Tình Yêu Vỗ Cánh (Thanh Sơn)
  • Chuyện Tình Buồn (Lời Việt: Nhật Ngân)
  • Tiếng Hát Chim Đa Đa (Võ Đông Điền)
  • Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương)
  • Tình Băng Giá (Lời Việt: Chu Minh Ký)
  • Cô Tấm Ngày Nay (Ngọc Châu)
  • Hẹn hò Đêm Trăng (Lời Việt: Nhật Ngân)
  • Cho Vừa Lòng Anh (Nhật Ngân)
  • LK Quốc Hùng: Khúc Hát Samba, Trống Vắng, Dấu Yêu Trong Hè
  • Thành phố Sương Mù (Huỳnh Anh)
  • Nhớ Em Lý Bông Mai (Trương Quang Tuấn, Kim Tuấn)
  • Câu lạc bộ Làm Quen (Quốc Dũng)
  • Nhớ Người Yêu (Hoàng Hoa, Thảo Trang)
  • Em Đi Xem Hội Trăng Rằm (Nguyễn Nghị)
  • Hẩm Hiu Một Mình (Trương Quang Tuấn)
  • Bốn Màu Áo (Thanh Viên, Anh Thy)
  • Ước Vọng Tương Lai (Tùng Châu, Lê Hựu Hà)
  • Sắc Hoa Màu Nhớ (Nguyễn Văn Đông)
  • Xin Đừng Trách Đa Đa (Võ Đông Điền)
  • Lúa Mùa Duyên Thắm (Trịnh Hưng)
  • Làng tôi (Chung Quân)
  • Hội Trùng Dương (Phạm Đình Chương)
  • Không Giờ Rồi (Vinh Sử)
  • Yêu Cái Đèn Cù (Song Ngọc)
  • Thầm Kín (Phượng Linh)
  • Dù Cho Hoa Tàn Úa (Lời Việt: Khúc Lan)
  • Chồng Xa (Võ Thiện Thanh)
  • Tuổi Đá Buồn (Trịnh Công Sơn)
  • LK Nhẫn Cưới: Trả Nhẫn Kim Cương (Vinh Sử), Vòng Nhẫn Cưới (Vinh Sử), Trao Nhau Nhẫn Cưới (Vinh Sử)
  • Tình khúc Cho Em (Lê Uyên Phương)
  • Lời ru Của Mẹ (Kim Tuấn)
  • Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi (Tuấn Khanh)
  • Mùa Xuân Đầu Tiên (Tuấn Khanh)
  • Mười Ngón Tay Tình Yêu (Lời Việt: Nhật Ngân)
  • Chiều Bên Đồi Sim (Đài Phương Trang)
  • Hương Tình Muộn (Nhật Ngân, Hương Thảo)
  • LK Cảm ơn (Trịnh Lâm Ngân), Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân)
  • Tơ Tằm (Huỳnh Ngọc Đông)
  • Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương (Minh Kỳ)
  • Nửa Vầng Trăng (Nhật Trung)
  • Trăng Rụng Xuống Cầu (Hoàng Thi Thơ)
  • Giấc Mơ Cánh Cò (Vũ Quốc Việt)
  • LK Duy Khánh: Sao Không Thấy Anh Về, Nén Hương Yêu
  • Huế Buồn (Lê Dinh)
  • Hành Trang Giã Từ (Trường Sa)
  • Khúc Ca Đồng Tháp (Thu Hồ)
  • LK Trương Chi Mị Nương (Tùng Châu, Lê Hựu Hà), Chuyện Tình Bên Nhánh Sông Gầy (Nguyễn Duy An)
  • Người Ngoài Phố (Anh Việt Thu)
  • Đố Ai (Phạm Duy)
  • Đính Ước (Giao Tiên)
  • Mưa Rừng (Huỳnh Anh)
  • Hoa Bướm Ngày Xưa (Nguyễn Hiền)
  • Giờ Tý Canh Ba (Song Ngọc)
  • Chị Đi Tìm Em (Vũ Quốc Việt)
  • LK Ghé Bến Sài Gòn (Văn Phụng), Sài Gòn (Y Vân)
  • Xuân Họp Mặt (Văn Phụng)
  • Câu Chuyện Đầu Năm (Hoài An)
  • Đêm Chôn Dầu Vượt biển (Châu Đình An)
  • LK Con Đường Xưa Em Đi (Châu Kỳ, Hồ Đình Phương), Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê (Duy Khánh)
  • Ngại Ngùng (Quốc Dũng, Xuân Kỳ)
  • Anh Đã Quên Mùa Thu (Tùng Giang, Nam Lộc)
  • Đêm Ngậm Ngùi (Lương Bằng Vinh)
  • Nối Lại Tình Xưa (Ngân Giang)
  • Xuân Quê Ta (Nhật Trung)
  • Xuân Mong Chờ (Lời Việt: Minh Châu)
  • Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè (Bắc Sơn)
  • Anh hùng xạ điêu (Lời Việt: Nhật Ngân)
  • Vọng Cổ Buồn (Minh Vy)
  • Khúc Hát Ân Tình (Xuân Tiên, Song Hương)
  • Chờ Anh Bên Đồi (Xuân Tiên)
  • LK Nỗi Buồn Hoa Phượng (Thanh Sơn), Lưu Bút Ngày Xanh (Thanh Sơn)
  • Áo Hoa (Trần Quang Lộc)
  • Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng (Trần Tiến)
  • Phố Đêm (Tâm Anh)
  • LK Chuyện Tình Thời Chinh Chiến (Lam Phương): Ngày Tạm Biệt, Khóc Thầm, Chiều Hoang Vắng, Con Tàu Định Mệnh, Mất, Vĩnh Biệt Người Tình
  • Mưa Trên Quê Hương (Minh Châu)
  • Chuyến Bay Hạnh Phúc (Hoài An)
  • Mơ Ánh Trăng Về (Lời Việt: Như Quỳnh, Huỳnh Gia Tuấn)
  • Tình Ca (Phạm Duy)
  • Duyên Phận (Thái Thịnh)
  • Thương Nhau Ngày Mưa (Nguyễn Trung Cang)
  • LK Nước Cuốn Hoa Trôi (Hồng Vân), Tình Nàng La Lan (Hàn Châu)
  • Mơ Một Tình Yêu (Tùng Châu, Thái Thịnh)
  • Con Đường Mang Tên Em (Trúc Phương)
  • Lạnh Lùng (Đinh Việt Lang)
  • Xuân Đẹp Làm Sao (Thanh Sơn)
  • Thuyền Không Bến Đỗ (Lam Phương)
  • Trả Lại Thời Gian (Thanh Sơn)
  • Lạ Giường (Trịnh Lam)
  • Gọi Tên Ngày Mới (Võ Hoài Phúc)
  • LK Phượng Buồn (Thanh Sơn, Thanh Vũ), Kỷ Niệm Nào Buồn (Hoài An)
  • Người tình trăm năm (Đức Huy)
  • Thương Lắm Mình Ơi (Vũ Quốc Việt)
  • Vùng Lá Me Bay (Trần Quang Lộc)
  • Bà Mẹ Quê (Phạm Duy)
  • LK Trời Huế Vào Thu Chưa Em (Trịnh Lâm Ngân), Huế Và Em (Nhật Ngân)
  • LK Mùa Thu Trong Mưa (Trường Sa), Búp bê không tình yêu (Lời Việt: Vũ Xuân Hùng)
  • Trả Lại Anh (Đức Quỳnh)
  • Ô Mê Ly (Văn Phụng)
  • Giọng Ca Dĩ vãng (Bảo Thu)
  • LK Xin Đừng Trách Đa Đa (Võ Đông Điền), Mưa trên phố Huế (Minh Kỳ, Tôn Nữ Thụy Khương), Em Đi Chùa Hương (Trung Đức, Nguyễn Nhược Pháp)
  • Chút Kỷ Niệm Buồn (Tô Thanh Sơn)
  • Nửa Đêm Khấn Hứa (Tuấn Hải)
  • Mộng Chiều Xuân (Ngọc Bích)
  • Mùa Xuân Gửi Em (Minh Kỳ, Lê Dinh)
  • Chuyện Làm Dâu (Võ Thiện Thanh)
  • Tình Hoài Hương (Phạm Duy)
    Thôn Trăng (Mạnh Bích, Nguyễn Diệu)
  • Còn Mãi Mùa Đông (Lời Việt: Thái Thịnh)
  • Thương Bà Mẹ Huế (Hoài Ân)
  • Ừ Thì Thôi (Thái Uy)
  • Ngày Mai Trời Lại Sáng (Võ Hoài Phúc)
  • Em Đi Trên Cỏ Non (Bắc Sơn)
  • Nét Đẹp Á Đông (Dương Khắc Linh, Hoàng Huy Long)
  • Em Đi Xem Hội Trăng Rằm (Nguyễn Nghị)
  • Đêm Hoa Đăng (Nguyễn Văn Khánh, Thanh Sơn)

Liên kết ngoại

]]>
https://tudienwiki.com/nhu-quynh/feed/ 0