Chùa Việt Nam – Bách khoa toàn thư mở https://tudienwiki.com Từ điển Wiki Tue, 27 Sep 2016 01:49:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Chùa Bái Đính https://tudienwiki.com/chua-bai-dinh/ https://tudienwiki.com/chua-bai-dinh/#respond Mon, 26 Sep 2016 14:58:52 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1210 Chùa Bái Đính nằm ở phía tây Cố Đô Hoa Lư, được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện phật giáo, khu đón tiếp… được xây dựng qua nhiều giai đoạn khác nhau.

chua-bai-dinh

Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam, được sử dụng bằng nhiều nguồn nguyên liệu chính ở địa phương đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng… Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng. Các chi tiết trang chí kiến trúc mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là “đại công trường” với 500 nghệ nhân gồm nhiều tổ thợ đến từ nhiều làng nghề nổi tiếng như mộc Phú Lộc, trạm khắc đáNinh Vân, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Ý Yên, Nam Định, thêu ren Văn Lâm… qua bàn tay của các nghệ nhân đã tạo nên nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính.
emeralda_bai-dinh-pagoda_004

Về bố cục các kiến trúc chính như cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Quan Âm, điệp Pháp Chủ, điện Tam Thế lần lượt có chiều cao đỉnh mái là 16.5 m, 22 m, 14.8 m, 30 m, 34 m với diện tích bên trong là 560 m², 225 m², 730 m², 2060 m² và 2370 m².
Về các đối tượng suy tôn, cổng Tam Quan với hai tượng Hộ pháp (ông thiện và ông ác) bằng đồng cao 5.5 m, nặng 12 tấn và 8 pho tượng Kim Cương. Hành lang La Hán gồm 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, có chiều dài 1052 m và chiều cao sàn nâng dần theo độ dốc của sườn đồi là nơi bố trí 500 tư­ợng La Hán bằng đá xanh Ninh Bình  nguyên khối cao tới 2.5 m, nặng khoảng 4 tấn. Mỗi vị La Hán có một dáng vẻ khác nhau để miêu tả sự sống trần thế. Tháp chuông có 3 tầng mái, mỗi tầng mái có 8 mái ghép lại, tổng cộng là 24 mái với 24 đầu đao cong vút lên, bên trong treo một quả chuông nặng 36 tấn được cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam”. Phía dưới quả chuông đồng này là một chiếc trống đồng lớn nặng 70 tấn nằm trên nền tháp chuông, và tiếng chuông của chùa Bái Đính vang xa đến đâu thể hiện sử phổ độ của Phật lên chúng sinh đến đó.
nhung-hinh-anh-dep-ve-chua-bai-dinh-ninh-binh-3

Ngoài hành lang, 500 tượng La Hán bằng đá trắng nguyên khối – mỗi vị một vẻ mặt khác nhau được những người thợ chạm khắc rất tinh xảo, sống động. Những khối gỗ quý, bức hoành phi, câu đối khổng lồ được sơn son thếp vàng, góp phần cho ngôi chùa thêm hoành tráng, rực rỡ.

Các điện chính là nơi thờ Phật. Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của điện đặt tư­ợng Quan Thế âm bồ tát nghìn tay nghìn mắt để thể hiện sự bao quát cứu vớt và phổ độ chúng sinh của Phật bà trên thế gian. Tượng Phật bà được đúc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 9.57 m được công nhận là pho t­ượng Quan thế âm bồ tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam. Điện Pháp Chủ có 5 gian, gian giữa đặt pho t­ượng Phật Pháp Chủ bằng đồng cao 10 m, nặng 100 tấn. Được xác nhận kỷ lục ”Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam”. Trong điện còn treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn nhất Việt Nam. Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồi cao so với mặt nước biển là 76 m, dài 59.1 m, rộng hơn 40 m. Trong điện Tam Thế đặt 3 pho t­ượng Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại và tương lai) bằng đồng cao 7.2 m, nặng 50 tấn. Được xác nhận kỷ lục: “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
hanh-huong-ve-chua-bai-dinh-chon-thanh-yen-dat-ninh-binh-16-11-2015-1447685210

Ngôi chùa của những kỷ lục (khuôn viên rộng 107ha. Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ diện tích 1.000m2. Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: Tượng Phật Tổ Như Lai nặng 100 tấn. 3 pho Tam Thế mỗi pho nặng 50 tấn. Hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á: 36 và 27 tấn. Chùa có nhiều tượng La Hán nhất với 500 vị bằng đá cao hơn đầu người) dù đang trong thời gian hoàn thành… nhưng không vì thế mà kém đi sự nguy nga, tôn kính, cũng như thu hút khách đến thăm chùa. Bên trong chùa, quanh tường có gắn hàng nghìn những pho tượng Phật nhỏ bằng đồng.
 Bên cạnh khu Điện thờ Tam Thế là gian trưng bày với đủ các sản phẩm như sách tôn giáo; các bức tượng phật bằng đá, đồng, gỗ… phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của khách hành hương.
baidinh_gacchuongNhìn từ xa, quần thể chùa Bái Đính nổi bật giữa những ngọn núi hùng vĩ. Tham quan chùa Bái Đính, cũng là dịp khám phá núi Bái Đính. Núi này có ba hang, lưng chừng núi là hang Voi Phục đặt tượng Đức ông mặt đỏ, lên cao hơn nữa, bên phải hang Voi Phục là động Sáng thờ nhiều vị Phật và thần, bên trái là động Tối thờ bà Chúa Thượng Ngàn. Các hang động ở đây cũng có nhiều nhũ đá đẹp không kém những hang động ở vịnh Hạ Long.

]]>
https://tudienwiki.com/chua-bai-dinh/feed/ 0
Chùa Keo https://tudienwiki.com/chua-keo/ https://tudienwiki.com/chua-keo/#respond Sun, 25 Sep 2016 15:59:31 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1190 Chùa Keo Thái Bình (tên chữ: Thần Quang tự) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. có tuổi đời gần 400 năm, là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như nguyên vẹn. Với quy mô rộng lớn gồm nhiều công trình bề thế, chùa Keo được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ, minh chứng cho sự tài hoa của những nghệ nhân thời nhà Lê.

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê.

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê.

Nguồn Gốc
Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Tuy nhiên, theo Thánh tổ thực lục diễn ca lưu giữ ở chùa thì ban đầu chùa Keo có tên gọi là Nghiêm Quang tự, sư tổ của chùa chính là Lý Triều Quốc Sư: Thiền sư Nguyễn Minh Không (pháp hiệu là Không Lộ).

Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.

Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), chính là ngôi chùa Keo đang nói tới ở đây.

Công việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc Lễ (Lại Thị Ngọc Lễ vốn thuộc dòng quyền quý, quê gốc ở làng Quang Lãng, huyện Tống Sơn, xứ Thanh Hoa, cụ tổ là quan huyện thừa Lại Thế Tương. Lại Thị Ngọc Lễ cùng em Lại Thế Nghĩa là con quan Phò mã Lãng quận công Lại Thế Thời, chắt nội Thái tể Khiêm quốc công Lại Thế Khanh, cháu ngoại Thanh Đô vương Trịnh Tráng.), vợ Tuần Thọ hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941… Lần trùng tu năm 1941, có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp.

Chùa Keo Thái Bình thờ ai ?

Chùa thờ Phật như bao ngôi chùa khác ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhưng do lịch sử hình thành và phát triển làng xã cũng như việc xây dựng có những đặc điểm riêng, nên Chùa Keo Thái Bình ngoài thờ Phật còn có thờ Thánh, và phối thờ một số người có công trong việc xây dựng chùa. Vị thánh được thờ là thánh tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý có hiểu biết sâu sắc về Phật học. Ông được thờ như một vị tổ sư, và một vị Thành hoàng của làng xưa.
anh-6-1415959585_660x0
Lịch sử Chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo Thái Bình xây dựng thời nào ? Theo các nghiên cứu từ Ban Quản lý di tích tỉnh Thái Bình, Chùa Keo có nguồn gốc xa xưa là từ ngôi chùa tên Nghiêm Quang tự, được xây dựng trên đất làng Keo vào năm Tân Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời Lý Thánh Tông. Tháng 3 năm Đinh Hợi niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông, chùa Nghiêm Quang được đổi là chùa Thần Quang.

Đến năm Tân Hợi (1611), gặp nạn nước sông dân cao gây lũ lụt, ngôi chùa và làng mạc xung quanh bị cuốn trôi. Từ đấy dân làng Keo cũ phải dời đi 2 nơi, một số chuyển về Đông Nam hữu ngạn sông Hồng (thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định ngày nay); số còn lại chuyển sang tả ngạn sông Hồng về phía Đông Bắc (được gọi là Dũng Nhuệ sau đổi là Dũng Mỹ, Hùng Mỹ, Dũng Nghĩa – bây giờ thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Làng Keo về sau được chia làm hai làng, và cả hai đều xây dựng lại chùa và gọi theo tên Nôm là “Chùa Keo” – một là Chùa Keo Nam Định, một là Chùa Keo Thái Bình. Ngoài tên gọi theo địa danh, dân gian còn gọi Chùa Keo Thái Bình là Keo trên, Chùa Keo Nam Định là Keo dưới, cách gọi này là do gọi theo dòng chảy thượng – hạ của sông Hồng.

Căn cứ vào văn bia ở Chùa Keo Thái Bình thì chùa do một vị quan lớn thời Lê – Trịnh đứng ra khởi lập, đó là quận công Hoàng Nhân Dũng ở làng Tứ Quán, phủ Hải Thanh. Vì lúc bấy giờ đang có cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn nên chúa Trịnh chỉ cấp cho nhà chùa 100 cây gỗ lim, còn tất cả vật liệu khác đều do nhân dân tự đóng góp. Chính vì vậy, Hoàng Nhân Dũng đã phải mất 19 năm ròng đi vận động quyên góp (1611-1630), đến tháng 7-1630 ông đã mời được 42 hiệp thợ và khởi công xây dựng. Sau 28 tháng thì hoàn thành, Chùa Keo Thái Bình khánh thành vào cuối năm 1632, và được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay.

– Năm 1962, Chùa Keo Thái Bình được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia. Đến năm 2012, Chùa Keo tiếp tục được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Những gian nhà được xếp nối nhau, bên trên đỉnh chóp mái ngói là hoa văn cách điệu hình tượng “cá chép hóa rồng”.

Những gian nhà được xếp nối nhau, bên trên đỉnh chóp mái ngói là hoa văn cách điệu hình tượng “cá chép hóa rồng”.

Kiến trúc Chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, đến nay vẫn giữ được dáng dấp kiến trúc cổ ban đầu. Ngoài quy mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam, chùa Keo cũng có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, riêng có.

Chùa Keo Thái Bình quay mặt hướng chính nam, các công trình được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “nội nhị công, ngoại nhất quốc”. Nếu tính Tam quan ngoại là kiến trúc điểm đầu và Gác chuông phía sau chùa là điểm cuối, thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng theo hướng Bắc – Nam, gọi là đường thần đạo.

Được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ lim, Chùa Keo Thái Bình còn được xem là công trình nghệ thuật đồ sộ với nguyên vẹn 12 tòa, và 102 gian kiến trúc chính. Ngoài ra còn có 4 tòa, 24 gian của các công trình kiến trúc phụ trợ. Tổng số là 16 tòa, 126 gian trên một diện tích đo đạc gần đây là xấp xỉ 42.000 m2.

Các công trình kiến trúc chính của Chùa Keo Thái Bình gồm: Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa Phật, Tòa chùa Ông Hộ, Tòa ống muống, Tòa Tam bảo, Đền Thánh, Tòa Giá roi, Tòa Thiêu hương, Tòa Phụ quốc, Tòa Thượng Điện và cuối cùng là Gác chuông. Các công trình kiến trúc phụ trợ khác tại Chùa Keo gồm có khu tăng xá, trong đó có nhà tăng xá, hai nhà khách ở phía đông và phía tây của nhà tăng xá; nhà của ban quản lý Chùa Keo.

– Kiến trúc nổi tiếng là gác chuông Chùa Keo Thái Bình. Đây là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11m, có 3 tầng mái, kết cầu bằng những con sơn chồng lên nhau. Tầng một có treo một khánh đá dài 1.2m; tầng hai có quả chuông đồng cao 1.3m với đường kính 1m được đúc vào thời Lê Hy Tông năm 1686; tầng ba và tầng thượng treo chuông nhỏ cao 0.62m, đường kính 0.69m đúc năm 1796. Đặc biệt, bộ mái gác chuông có kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong kiến trúc Việt Nam.

anh-11-1415959599_660x0

Gác chuông chùa Keo với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ XVII, với nhiều kiệt tác đặc sắc.

anh-9-1415959594_660x0

Đây là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.

Lễ hội Chùa Keo Thái Bình

Hàng năm, Chùa Keo Thái Bình mở hội 2 lần, đó là Hội Xuân vào ngày mồng 4 tết Nguyên Đán và Hội chính mùa thu, từ ngày 13 đến ngày 15/9 âm lịch, gắn liền với sự tích của Không Lộ Thiền Sư.

– Ngày 13, mở đầu là cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư Không Lộ. Chiều có các cuộc đua trải. Tối có cuộc thi kèn và trống.

– Sáng 14, kỷ niệm ngày sinh của sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương đến đám rước gồm có đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4 bánh, do người kéo. Tiếp đến là 8 lá cờ thần, 42 người vác bát bửu lỗ bộ… Chiều 14, tại tòa Giá Roi diễn ra nghi lễ chầu thánh mang tính nghệ thuật, đó là điệu múa cổ còn gọi là “múa ếch vồ”.

– Ngày 15, các nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn sau khi rước kiệu hoàn cung.

Lễ hội Chùa Keo Thái Bình diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm với các nghi lễ tôn giáo, một số tập tục cổ truyền và các hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian, đã phản ánh được lối sống của cư dân ven sông, và mang màu sắc văn hóa nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.anh-9-1415959594_660x0 anh-5-1415959583_660x0

]]>
https://tudienwiki.com/chua-keo/feed/ 0
Chùa Hương https://tudienwiki.com/chua-huong/ https://tudienwiki.com/chua-huong/#respond Fri, 25 Dec 2015 02:16:15 +0000 http://tudienwiki.com/?p=340 Khi nhắc đến tên người ta thường nhầm lẫn đây chỉ là một ngôi chùa nhưng trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của chum quần thể này chính là chùa hương, nằm trong động Hương Tích (chùa Trong) tọa lạc ở ven bờ phải sông Đáy, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17, trải qua cuộc kháng chiến chống pháp, ngôi chùa đã bị tàn phá không ít. Đến năm 1988, ngôi chùa đã được phục dựng lại do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích thanh Chân.

Chùa Hương

Chùa Hương

Cho đến này, chùa Hương đã trở thành nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam và là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, đặc biệt là những dịp đầu Xuân năm mới. Lễ chùa du xuân luôn là một hoạt động được ưa chuộng và một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt. Nhất là khi hành trình đến với chùa Hương không chỉ là hành trình về đất Phật, mà còn là dịp để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú.

]]>
https://tudienwiki.com/chua-huong/feed/ 0
Chùa Thiên Mụ https://tudienwiki.com/chua-thien-mu/ https://tudienwiki.com/chua-thien-mu/#respond Mon, 09 Nov 2015 02:00:54 +0000 http://tudienwiki.com/?p=123 Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ, là ngôi chùa cổ kính từ thời vua Nguyễn Hoàng – Vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Ngôi chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, tại tả ngạn sông Hương, cách trung tâm Cố Đô khoảng 5km về phía tây.

chua thien mu

Chùa Thiên Mụ – Huế

Vào thời kỳ đó thì đây được đánh giá là ngôi chùa đẹp nhất với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô rộng lớn nhất nhì vùng. Trải qua bao biến cố lịch sử, bao lần trùng tu, thậm chí đến hiện nay vẫn còn tiếp tục được chỉnh sửa nhưng chùa Thiên Mụ không chỉ giữ được nét đẹp riêng của mình mà ngày càng huy hoàng, tráng lệ và luôn hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa.

chua-thien-mu-hue

]]>
https://tudienwiki.com/chua-thien-mu/feed/ 0