Người Nghệ An – Bách khoa toàn thư mở https://tudienwiki.com Từ điển Wiki Wed, 14 Jun 2023 03:47:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Tạ Quang Bửu https://tudienwiki.com/ta-quang-buu/ Mon, 02 Jan 2017 14:34:42 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1898 Tạ Quang Bửu sinh ra ngày 23-7-1910 tại Thôn Hoành Sơn, Xã Nam Hoành, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An, Giáo sư Tạ Quang Bửu mất ngày 21-8-1986 tại Bệnh viện Hữu nghị (do tai biến máu não), hưởng thọ 76 tuổi.

Là một trong những nhà trí thức cách mạng xuất sắc của Việt Nam từ năm 1945, ông đã có nhiều công lao cho sự nghiệp Cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Tạ Quang Bửu là giáo sư, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kĩ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI (1946÷1981).

ĐƯỢC ĐÀO TẠO CƠ BẢN…

Ông học giỏi, năm 1917 đã nổi tiếng vì đỗ rất cao trong kì thi về Chữ Hán – Văn hóa Việt – Toán được tổ chức cho các em học sinh 7 tuổi (tại Tam Kỳ – Quảng Nam). Năm 12 tuổi, thi đỗ thứ 11 vào Trường Quốc học Huế (1922), sau đó ông ra Hà Nội học Trường Bưởi.

Năm 19 tuổi, sau khi thi đỗ đầu Tú Tài bản xứ, đỗ đầu Tú Tài Tây ban Toán và đỗ hạng cao Tú tài Tây ban Triết, ông được nhận học bổng của Hội “Như Tây du học” Trung Kì và sang Pháp học (1929). Ông đăng kí học lớp toán đặc biệt của trường Louis le Grand về Toán học và Vật lý Lý thuyết; học cử nhân toán tại Viện Henri Poincaré; nghe giảng tại Giảng đường Hermite (dành cho cử nhân) và tham dự các buổi Hội thảo (xê-mi-na) tại Giảng đường Darboux (dành cho những người học trên đại học); tiếp xúc với nhiều nhà toán học trẻ của nước Pháp, bí mật tham gia nhóm Nicolas Bourbaki (về Toán học).

Năm 20 tuổi, thi đỗ vào Trường Centrale (A) Paris (1930), ông học Toán 4 năm tại các Trường Đại học Paris, Đại học Bordeaux, Pháp và Đại học Oxford, Anh (1930÷1934), học thêm Vật lý Lượng tử…

Ông thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, sử dụng được tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Hi Lạp cổ, tiếng La tinh… Nhà Ngôn ngữ học và Toán học người Mỹ Noam Chomsky đã viết rằng: Ông Tạ Quang Bửu là một con người có trí thông minh tuyệt vời.

TRỞ VỀ VIỆT NAM…

Năm 24 tuổi, về nước (1934); từ 25 đến 32 tuổi, dạy học (tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa và các môn khoa học tự nhiên khác) tại Trường Providence, Huế (1935÷1942); thời gian làm công cho Hãng Điện – Nước Trung Kì SIPEA (1942÷1945), được cử phụ trách nghiên cứu, ông đã thiết kế nhiều bộ phận cho các nhà máy điện, tái sinh dầu nhờn cho Quy Nhơn; đã từ chối Huân chương Bắc đẩu do Pháp trao vì thiết kế đường dây điện cao thế cho Nhà máy Vôi Long Thọ. Ông luôn tranh thủ học thêm và nghiên cứu Cơ học Lượng tử và Phương trình Vi phân.

Là một trong những người đầu tiên của Việt Nam dự Trại Tráng sĩ của tổ chức Hướng đạo Việt Nam. Thi đỗ ông được cấp bằng Trại trưởng và là đại diện huấn luyện cho toàn Đông Dương, được bầu làm Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung Kì.

THAM GIA CÁCH MẠNG…

Tháng 8-1945, ông cùng Luật sư Phan Anh ra Hà Nội tham gia cách mạng. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ lâm thời, phụ trách giao thiệp với Mỹ và Anh (từ tháng 9-1945 đến tháng 1-1946).

Từ tháng 11-1945 đến ngày Toàn quốc Kháng chiến (19-12-1946), ông vừa tham gia các công việc của Chính phủ, vừa giảng dạy Vật lý tại Trường Đại học Hà Nội.

Từ tháng 3-1946, ông được Quốc hội cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 6-1946, ông tham gia Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị trù bị Đà Lạt và đàm phán với Pháp ở Fontainebleau, được Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng cử sang Thụy Sĩ dự kỉ niệm 200 năm Hội Khoa học (tự nhiên) Thụy Sĩ (Zurich, tháng 7-1946) và tìm hiểu mua vũ khí. Những ngày toàn quốc kháng chiến, ông được giao nhiệm vụ bảo đảm vận chuyển cơ sở vật chất – kĩ thuật quân sự lên chiến khu.

Ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 7-1947). Ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng[5], ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao (từ tháng 8-1947 đến tháng 8-1948), Ủy viên Quân sự Ủy viên Hội (tháng 12-1947), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương (từ tháng 9-1948 đến năm 1961).

Ông tham gia Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Genève, Thụy Sĩ trên cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và là người đại diện cho Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam kí văn bản Hiệp nghị đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào, thường gọi là Hiệp định Genève về Việt Nam (1954).

Ông làm Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (1956-1961) đồng thời là Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng Thư kí Ủy ban Khoa học Nhà nước (1958÷1965), và nhận thêm nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng hệ thống tổ chức Khoa học Việt Nam (1957-1959); Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (1959-1976).

Ngoài lĩnh vực giáo dục – đào tạo, ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật quân sự. Khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh thả thủy lôi trên sông biển và phong tỏa cảng Hải Phòng (mùa hè năm 1972), ông đã trực tiếp chỉ đạo Tổ GK1 nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá Thủy lôi để chống lại Thủy lôi chiến lược MK52 của Mỹ và Tổ GK2 nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá Bom Từ trường. Ông cùng các nhà khoa học tìm ra nhiều cách phá nổ vô hiệu hóa Bom TN để thông tuyến cho người và xe ra mặt trận.

Ông là đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa I đến khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình Thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô.

THÀNH TÍCH VẺ VANG…

Với công lao cống hiến của mình, ông được Đảng, Nhà nước ta tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ Cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang hạng Ba, Huy chương Quân kì Quyết thắng.

Ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh (2001) và Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1, 1996) về khoa học công nghệ với “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng trong Kháng chiến chống Mỹ Cứu nước và những quan điểm xây dựng ngành Đại học và Trung học Chuyên nghiệp nước nhà”. Các công trình của ông được đánh giá là đã định hướng phát triển một số ngành khoa học cơ bản; chỉ đạo kĩ thuật việc rà phá bom mìn phong tỏa Vịnh Bắc BộHải Phòng và chỉ đạo những nhiệm vụ kĩ thuật quan trọng khác trong cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông chủ biên nhiều tác phẩm khoa học giúp nhiều nhà khoa học của ta tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới về lý thuyết tương đối, lý thuyết mật mã di truyền, toán học lý thuyết và khoa học vũ trụ

Giáo sư Tạ Quang Bửu có mối quan hệ gắn bó thân thiết và có ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều nhà khoa học, kĩ thuật có uy tín ở nước ta. Ông đã tiến cử với Bác Hồ những trí thức Việt Nam đang sinh sống tại Pháp như Phạm Quang Lễ (sau được Bác đổi tên thành Trần Đại Nghĩa), Trần Hữu Tước, Võ Quý Huân… về nước tham gia kháng chiến, xây dựng đất nước.

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (nhà vật lý Việt Nam được tặng Giải thưởng Lê Nin và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học – kĩ thuật): Đầu năm 1958, tại giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Giáo sư Tạ Quang Bửu thuyết trình về phát minh vật lý mới đoạt Giải thưởng Nobel của hai nhà bác học người Mỹ gốc Hoa là Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh về sự không bảo toàn tính chẵn lẻ trong tương tác yếu. Buổi thuyết trình hôm ấy đã mang đến cho tôi một niềm hứng thú vô biên và đột ngột mặc dù, vào lúc đó, tôi chưa thật hiểu rõ nội dung phát minh nói trên. Tương tác yếu trở thành một đề tài nghiên cứu mang tính thời sự nóng hổi, hấp dẫn đến mức có nhà vật lý nước ngoài từng quả quyết: “Trái tim tôi thuộc về tương tác yếu!”. Tôi cảm thấy câu nói đó không xa lạ đối với chính mình. Cho nên, ngay sau khi được cử sang làm việc tại Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna ở Liên Xô, tôi say mê lao vào nghiên cứu lĩnh vực nói trên và chẳng bao lâu sau, công bố 12 công trình về Neutrino…

Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Giải thưởng khoa học và công nghệ, Đường phố] tại các địa phương, Thư viện lớn nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội, Hội trường Đại học Thăng Long… đã được mang tên ông – Tạ Quang Bửu.

GIA ĐÌNH…

Vợ ông là bà Hoàng Kim Oanh, con gái cụ Hoàng Đạo Thúy, phát biểu về bạn đời của mình: Anh Bửu đã sống một cuộc đời thanh bạch, anh chả bao giờ phàn nàn, kêu ca điều gì, chả oán trách ai. Anh ấy chỉ làm việc, rất hiền hậu, dạy bảo con cái và sẵn lòng giúp đỡ khi mọi người cần đến mình.

Thiếu tướng Tạ Quang Chính nói về cha mình: Cuộc đời của cha tôi là một tấm gương sáng về tính trung thực, có trách nhiệm cao với vợ con gia đình cũng như trong mọi công việc được giao. Tôi nhớ, cha tôi đã quyết tâm bỏ hút thuốc lá để lấy tiền mua sách cho các con học dù trước đó ông rất nghiện thuốc lá. Những năm 80 đời sống rất khó khăn, có được đồng nhuận bút nào từ các tạp chí, cha đều dành hết cho mẹ để mẹ để mua mấy con lợn về nuôi nhằm cải thiện thêm cho cuộc sống gia đình. Thiếu thốn, khó khăn đến mấy cha tôi vẫn không bao giờ chán nản, cha tôi còn ngâm thơ, kể chuyện tiếu lâm cho các con nghe, cả những khi bệnh tật bắt đầu hành hạ ông…

Cả sáu người con của ông bà đều học hành đến nơi đến chốn: Tạ Quỳnh Giao (sinh năm 1944), Tạ Quốc Quang (1949), Tạ Quang Vinh (1951), Tạ Quang Chính (1953), Tạ Quang Nghĩa (1956), Tạ Tuyết Mai (1958).

THAM GIA SÁNG LẬP HỘI VẬT LÝ VIỆT NAM…

“Hội Vật lý Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập theo Quyết định số 254-NV, ngày 15-8-1966 cho phép Hội Vật lý Việt Nam thành lập và hoạt động trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học – công nghệ, ứng dụng và phổ biến kiến thức vật lý phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hội Vật lý Việt Nam do Cố Giáo sư Tạ Quang Bửu, Cố Giáo sư Ngụy Như Kontum và Giáo sư Đinh Ngọc Lân sáng lập năm 1966”.

Nhân kỉ niệm ngày thành lập, chúng ta kính cẩn nghiêng mình trước chân dung nhà khoa học – người lãnh đạo lĩnh vực khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo Việt Nam, người sáng lập Hội Vật lý Việt Nam – Giáo sư Tạ Quang Bửu.

[Nguồn: “Vật lý Ngày nay” Số 4, Tháng 10-2016, Trang 3-6]

]]>
Hương Tràm https://tudienwiki.com/huong-tram/ https://tudienwiki.com/huong-tram/#respond Sat, 01 Oct 2016 16:08:26 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1237 Hương Tràm (tên đầy đủ là Phạm Thị Hương Tràm), sinh ngày 15 tháng 1 năm 1995 tại Nghệ An. Cô là Quán quân cuộc thi The Voice 2012.

Hương Tràm sinh ra trong một gia đình có Bố là Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Nghệ An, mẹ là nghệ sĩ đang cộng tác cho Đoàn ca múa Nghệ An. Hương Tràm có anh trai là Phạm Tiến Mạnh, từng lọt top 10 cuộc thi Sao mai điểm hẹn 2010.

Tiểu sử

Hương Tràm gây ấn tượng mạnh cho khán giả và đặc biệt là bốn vị huấn luyện viên bởi phần trình diễn ca khúc của huyền thoại Whitney Hoston tên là “I’ll always love you”. Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng cô được dự đoán sẽ là Quán quân cuộc thi năm đó. Và trải qua nhiều tháng diễn ra chương trình, cô đã dành được ngôi vị Quán quân một cách hoàn toàn thuyết phục. Tuy nhiên, ngay sau cuộc thi, cô vướng phải những lùm xùm về chuyện tình cảm với các ca sĩ nam như Bùi Anh Tuấn, Tiến Dũng (The men) và với huấn luyện viên của mình là ca sĩ Thu Minh cũng như là những lần mặc trang phục hở hang.

Hương Tràm đã cho phát hành các album “Ngại ngùng”, “Em là mãi mãi”…Cô đã thể hiện rất thành công các ca khúc như Vẫn yêu từng phút giây, Xa, Sẽ có người cần anh…Hương Tràm đang tham gia cuộc thi The Remix 2016 và hứa hẹn là nhân tố đầy bất ngờ của cuộc thi này.

Giải thưởng

  • Quán quân của Giọng hát Việt 2012
  • Nghệ sĩ mới của năm của Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2013

Bài hát của Hương Tràm

STT Tên bài hát Năm phát hành
1 Ngại Ngùng 2013
2 Với Em Là Mãi Mãi 2013
3 Xa 2013
4 Sẽ Có Người Cần Anh ft Cao Thái Sơn 2013
5 Trăng dưới chân mình 2013
6 Vẫn yêu từng phút giây ft Cao Thái Sơn 2013
8 Ngốc 2016

Album phát hành

STT Tên Album Năm phát hành
1 Single Ngại Ngùng 2013
2 Với Em Là Mãi Mãi 2013
3 Ngốc 2016

Liên kết ngoài

]]>
https://tudienwiki.com/huong-tram/feed/ 0
Phan Mạnh Quỳnh https://tudienwiki.com/phan-manh-quynh/ https://tudienwiki.com/phan-manh-quynh/#respond Mon, 25 Jan 2016 02:22:25 +0000 https://tudienwiki.com/?p=442 Phan Mạnh Quỳnh là ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng của làng giải trí Việt Nam sở hữu phong cách âm nhạc mộc mạc, chân quê. Tên tuổi của anh được khán giả nhớ tới sau ca khúc “Vợ người ta”, sau đó Phan Mạnh Quỳnh nhanh chóng gây ấn tượng với những ca khúc đình đám do anh tự sáng tác.

Tiểu sử

Phan Mạnh Quỳnh sinh ngày 10/01/1990 ở xóm Xuân Bắc, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Anh sinh ra trong một gia đình Công giáo đạo hạnh thuộc giáo xứ Vạn Phần – giáo phận Vinh. Gia đình Mạnh Quỳnh có 5 người con, anh là con cả. Bố mẹ anh làm nghề sản xuất và bán kẹo lạc.

Nam ca sĩ từng chia sẻ về câu chuyện tuổi thơ gắn liền với những gói kẹo lạc, Mạnh Quỳnh cho biết, những gói kẹo này đã đồng hành cùng anh từ năm 6 tuổi, nuôi 5 anh em anh khôn lớn và giúp anh theo đuổi ước mơ nghệ thuật tưởng như xa vời.

“Món kẹo này Quỳnh đã gắn bó với nó quá lâu rồi. 6 tuổi là Quỳnh bắt đầu làm rồi. Công việc này không vất vả, không mệt nhọc, chỉ là phải ngồi tỉ mẩn gói những bao kẹo lạc thôi. Quỳnh là con cả, phía sau còn 4 đứa em nữa. Chính món kẹo này đã nuôi 5 anh em Quỳnh lớn lên. Ngày đó Bố Quỳnh đi bán kẹo, bố nói rằng nó (ý chỉ Phan Mạnh Quỳnh) là con tôi đó, nhưng mấy người mua kẹo không có ai tin”

Sự nghiệp

Trước 2015

Phan Mạnh Quỳnh phát hiện tình yêu mãnh liệt với âm nhạc vào năm lớp 6. Những năm tháng cấp 3, anh tranh thủ buổi trưa đi học về là cậu bé vào thẳng nhà thờ đánh đàn xong và đi học luôn, không cần ăn cơm. Gia đình anh khi đó chỉ ước có 2 triệu mua cái đàn cho con học. Nam ca sĩ từng chia sẻ:

“Quỳnh đã lớn lên bằng âm nhạc. Vì mẹ Quỳnh ngày xưa là ca viên của nhà thờ. Tuổi thơ của Quỳnh cho đến các em đã được nghe từ những bài hát ru của mẹ, đến những ca khúc của dàn đồng ca ở nhà thờ”

Phan Mạnh Quỳnh không sinh ra ở cái nôi của các làn điệu ví dặm xứ Nghệ nhưng lại nghe rất nhiều và chịu ảnh hưởng bởi những sáng tác của nhạc sĩ An Thuyên mang âm hưởng Nghệ An rất đẹp.

Phan Mạnh Quỳnh đến với âm nhạc không phải bằng con đường được đào tạo bài bản qua trường lớp mà chủ yếu là bản thân tự mày mò tìm tòi và học hỏi.

Năm 15 tuổi, anh mới quyết định tìm hiểu kỹ hơn về nhạc lý, cách hòa âm. Sau đó, Phan Mạnh Quỳnh bắt đầu tập tành viết nhạc và chính thức theo đuổi đam mê. Những sáng tác của anh chủ yếu là mảng đề tài tình yêu và cuộc sống. Nơi ấy con tìm về – sáng tác đầu tay – ra đời khi anh 18 tuổi.

Năm 2009, Phan Mạnh Quỳnh đậu Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và vào Thành phố Hồ Chí Minh để học tập nhưng anh đã bỏ dở việc học tự tìm tòi thu âm, thực hiện những bản nhạc đầu tiên và tải lên mạng.

Từ 2009 – 2014 Phan Mạnh Quỳnh tham gia hoạt động nghệ thuật với tư cách là một nhạc sĩ liên tục cho ra nhiều bài hit: Người yêu cũ, Nơi ấy con tìm về, Mình từng yêu nhau, Bước qua thế giới… nhưng ít được công chúng chú ý tới.

Năm 2015 – Bước ngoặt sự nghiệp

Tháng 9 năm 2015, Phan Mạnh Quỳnh phát hành album “Vợ người ta”, bài hát này đã mang tới thành công lớn với ca khúc chủ đề cùng tên đã trở thành một hiện tượng trong năm 2015. Ca khúc đã mang lại thành công vượt bậc cho anh, đạt kỷ lục 6 triệu lượt nghe chỉ sau 2 tuần phát hành, đứng Top 5 cho ba hạng mục giải thưởng của Zing Music Awards: Ca khúc của năm, Album của năm và Music Video của năm.

Phan Mạnh Quỳnh chia sẻ ca khúc này anh viết trong một lần có cảm xúc ngẫu hứng nên có thể thấy bài hát này không giống như những thể loại nhạc mình từng sáng tác nhưng sự thành công của nó đã khiến anh vô cùng ngạc nhiên.

Năm 2016, Phan Mạnh Quỳnh tiếp tục sáng tác bài hát mới mang tên “Hồi Ức”, sau đó ca khúc này được biểu diễn tại chương trình Sing My Song. Sau chương trình này tên tuổi của Phan Mạnh Quỳnh càng được khán giả yêu mến hơn, tên tuổi anh cũng phủ sóng rộng hơn.

Tháng 9/2017 anh tiếp tục cho ra mắt bài hát “Yêu nhau nửa ngày” cùng với giai điệu mới mẻ, ca từ, giai điệu vui tươi chính là bài hát anh dành tặng cho bạn gái của mình. Ca khúc “Người khác” được trình làng vào cuối năm, với giai điệu dance sôi động nhưng không làm mất bản sắc đặc trưng trong lối sáng tác của Phan Mạnh Quỳnh.

Từ 2018 – Nay trở thành ‘ông hoàng nhạc phim”

Năm 2018 anh cho ra ca khúc Hit “Ngày chưa giông bão” được dùng làm nhạc phim “Người bất tử”. Năm 2019 anh cùng ca sĩ Bùi Lan Hương tham gia chương trình live concert streaming Music Home số 3. Với những ca khúc thành công trước, anh tiếp tục ra mắt bài “Có chàng trai viết lên cây”. Bài hát này sau đó được chọn làm nhạc phim “Mắt biếc”.

Sau đó là 3 bài hát được sáng tác chop him gồm: Từ đó, Tôi chỉ muốn nói và Hà Lan. Sự thành của bộ phim đã giúp những bài hát đến gần với công chúng và tạo được tiếng vang.

Tháng 8/ 2020, Phan Mạnh Quỳnh ra mắt AtHomeVideo CẢ NƯỚC KHÔNG ƯA EM (COVID) , trong hoàn cảnh cả nước, cả thế giới đang chiến đấu với dịch Covid 19. Phan Mạnh Quỳnh đã quay video tại nhà khi đang ôm một con cừu gấu bông. CẢ NƯỚC KHÔNG ƯA EM (COVID) có giai điệu tươi vui, bắt tai; lời bài hát nhân văn, thực tế, có sức cổ động lớn, truyền tải thông điệp hy vọng mọi người sẽ lạc quan hơn để chống dịch tốt hơn.

Năm 2021 Phan Mạnh Quỳnh sáng tác ca khúc “Sao cha không” cho phim “Bố Già”. Ca khúc này một lần nữa phá kỷ lục khi lọt vào top 5 trending youtube với 2.8 triệu lượt views chỉ sau 1 ngày phát sóng. Trong năm này Phan Mạnh Quỳnh cho ra mắt MV Gặp gỡ, yêu đương và được bên em do chính anh viết tặng bà xã hot girl.

Năm 2022, Phan Mạnh Quỳnh thể hiện ca khúc Tình Nhớ (sáng tác Trịnh Công Sơn) cho OST Trịnh Công Sơn và Em và Trịnh. Phan Mạnh Quỳnh đã đem đến bản phối mới dựa trên góc nhìn và trải nghiệm của bản thân. vừa Ngọt ngào, da diết, sâu lắng, xót xa.. vừa ma mị, liêu trai, hoà quyện vào tâm trí và trái tim của người nghe.

Tháng 6/2022 anh ra mắt bài hát nơi dành cho các thiên thần. Đây là một bài hát lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về bé hải An, bé gái 7 tuổi trước khi qua đời vì bệnh ung thư đã đồng ý hiến giác mạc, tặng lại ánh sáng cho người khác làm thổn thức hàng triệu trái tim. Ca khúc được anh ấp ủ và sản xuất trong vòng 2 năm, từ năm 2020 đến 2022, mới có thể dành tặng khán giả phiên bản chỉnh chu nhất.

Cũng trong năm này, Phan Mạnh Quỳnh cho ra ca khúc Đa đoan. Bài hát kể về Đa đoan – nốt trầm cảm xúc, sự trắc trở của người phụ nữ trong tình yêu. Nhịp điệu bài hát đầy chất điện ảnh, chất nhạc đặc trưng, lối đi giai điệu khiến người nghe phải nghe đi nghe lại nhiều lần, rồi lại nghiện, khó dứt và khiến họ phải xoay vòng cảm xúc, đồng điệu với sự đa đoan của người phụ nữ!

Năm 2023, phan Mạnh Quỳnh hợp tác cùng Hoàng Thuỳ Linh, Hậu Hoàng, Thỏ Bảy Màu cho ra MV “Đợi chờ đừng cáu”. MV là món quà tinh thần mang lại nhiều tiếng cười ngày tết 2023 đến mọi người, với giai điệu bắt tai, sối động và style âm nhạc đặc trưng của Phan Mạnh Quỳnh.

Cuối tháng 4/2023, anh kết hợp cùng Orange ra mắt Chuyến xe. Đây được cộng đồng đánh giá là bài hát chữa lành, truyền cảm hứng lạc quan cho những ai đang trong hoàn cảnh khó khăn, giúp họ thấy những điều tưởng chừng nặng nề trở nên nhẹ nhàng hơn. 

Câu chuyện tình yêu 6 năm và đám cưới với Khánh Vy

Phan Mạnh Quỳnh được công chúng ngưỡng mộ bởi mối tình đẹp dài 6 năm ‘từ yêu đến cưới’ với hot girl Khánh Vy. Vợ của Phan Mạnh Quỳnh là hot girl Khánh Vy, quê tại Khánh Hòa.

Hai người bén duyên với nhau vào năm 2015 và gắn bó với nhau cho đến tận bây giờ. Tình yêu của hai người giản dị, êm đềm bên nhau qua từng ngày, Khánh Vy cũng luôn là người bên cạnh động viên và là chỗ dựa tinh thần cho Phan Mạnh Quỳnh.

Tháng 9/2018, Phan Mạnh Quỳnh cầu hôn bạn gái trên biển trước sự chứng kiến của bạn bè thân thiết. Cặp đôi dự kiến tổ chức đám cưới vào cuối năm 2019 đúng vào kỷ niệm 4 năm yêu nhau nhưng do dịch Covid-19 nên phải hoãn lịch. Đám cưới của hai người được tổ chức vào 2 tháng 4 năm 2021.

Ngày 6/1/2023 Phan Mạnh Quỳnh thông báo tin vui tới người hâm mộ khi đón con đầu lòng. Anh thể hiện niềm hạnh phúc khi được lên chức cha và bày tỏ sự biết ơn với bà xã sau khi trải qua một quá trình sinh con không hề dễ dàng. Rất nhiều lời chúc mừng từ đồng nghiệp, bạn bè và người hâm mộ đã gửi tới gia đình Phan Mạnh Quỳnh.

Video Tiểu sử & Sự nghiệp của Phan Mạnh Quỳnh

Một số ca khúc nổi bật của Phan Mạnh Quỳnh

  • Vợ người ta
  • Nước ngoài
  • Huyền thoại
  • Ngày Chưa Giông Bão
  • Nhạt
  • Sao Cha Không
  • Người khác
  • Chàng Trai Viết Lên Cây
  • Mắt biếc
  • Gặp Gỡ, Yêu Đương Và Được Bên Em
  • Đa đoan
  • Đợi chờ đừng cáu.
  • Chuyến xe

Các giải thưởng

Năm 2015 đoạt giải Ca khúc Soul/R&B được yêu thích nhất, Ca khúc được chia sẻ nhiều nhất cộng động mạng tại Zing Music Awards.

Đoạt giải Top 5 ca khúc của năm và Hiện tượng âm nhạc 2015 tại Vietnam Top Hits.

Năm 2019 đoạt giải ca khúc nhạc phim được yêu thích nhất và top 10 ca khúc được yêu thích nhất tại Làn Sóng Xanh.

Năm 2020 đoạt giải nhạc sĩ của năm giải Cống hiến.

Liên kết ngoài

Fanpage

Facebook

Instagram

Youtube

]]>
https://tudienwiki.com/phan-manh-quynh/feed/ 0
Phan Bội Châu https://tudienwiki.com/phan-boi-chau/ https://tudienwiki.com/phan-boi-chau/#respond Fri, 08 Jan 2016 02:21:06 +0000 https://tudienwiki.com/?p=416 Phan Bội Châu (1867-1940), có tên hiệu là Sào Nam. Ông tham gia hoạt động cách mạng thời chống thực dân Pháp. Phan Bội Châu sinh ra tại Nghệ An, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh khi 6 tuổi đã học thuộc Tam tự kinh, 13 tuổi thì đậu đầu huyện.

Phan Bội Châu

Phan Bội Châu

Mặc dù gia cảnh nghèo khó nhưng với sự thông minh và lòng yêu nước nồng nàn, Phan Bội Châu đã tự mình kiếm sống để có tiền học thi. Bất hạnh thay, vào khoa thi năm 1897, vì vô tình mà ông bị cấm mãi mãi không được dự thi. Mãi cho đến khi vào Huế dạy học, vua Thành Thái mới đồng ý xóa án cho ông. Năm 1900, Phan Bội Châu đỗ giải nguyên trường thi Nghệ An.

Năm 1904, Phan Bội Châu cùng với 20 đồng chí khác thành lập Duy tân Hội tại Quảng Nam. Ông cũng là người đã phát động phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học để về giải phóng dân tộc khỏi thực dân Pháp. Năm 1909, sau khi Nhật – Pháp bắt tay, phong trào này đi đến hồi kết.

Năm 1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt nhưng sau đó vấp phải sự chống đối của nhân dân nên đã thả ông ra. Sau đó ông đã an trí tại Bến Ngự (Huế) những năm cuối đời.

]]>
https://tudienwiki.com/phan-boi-chau/feed/ 0
Hồ Chí Minh https://tudienwiki.com/ho-chi-minh/ https://tudienwiki.com/ho-chi-minh/#respond Tue, 29 Dec 2015 16:30:35 +0000 https://tudienwiki.com/?p=406 Hồ Chí Minh (1890-1969) có tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra tại Nghệ An. Ông là chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn 1945-1969. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ được mọi người dân Việt Nam và cả người nước ngoài yêu mến, kính trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh có cha là nhà nho Nguyễn Sinh Sắc, ông từng học tại Quốc học Huế và đến năm 1910 thì vào Phan Thiết dạy chữ. Hồ Chí Minh rất tôn trọng các vị Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không ủng hộ con đường cứu nước của những vị này. Cho nên vào năm 1911, Hồ Chí Minh lên đường sang nước ngoài để tìm cách giải phóng cho người dân Việt Nam.

Một mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh lả khi ông tình cờ đọc được Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lenin soạn vào năm 1920. Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nước phương Tây, Trung Quốc, Thái Lan,…tại mỗi nơi ông đều dùng một tên khác nhau để hoạt động.

Hồ Chí Minh thành lập Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc. Đến ngày 28/1/1941, Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.

]]>
https://tudienwiki.com/ho-chi-minh/feed/ 0