Tết – Bách khoa toàn thư mở https://tudienwiki.com Từ điển Wiki Mon, 09 Oct 2023 09:42:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Tết Nguyên Đán https://tudienwiki.com/tet-nguyen-dan/ Mon, 09 Oct 2023 09:25:28 +0000 https://tudienwiki.com/?p=10342 Tết Nguyên Đán là dịp tết lớn nhất trong năm của người Việt ta, người dân cả nước được nghỉ tết dài nhất so với các dịp lễ tết khác. Đây là dịp được nghỉ nhiều nhất, mọi người đều muốn về sum họp bên gia đình, cùng nhau mừng năm mới. Cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của dịp tết này nhé!

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Nguồn gốc của tết chưa có thông tin chính thức, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc.

Tuy nhiên, theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc. Nguồn gốc Tết Nguyên đán vẫn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau.

Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”. Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.

tet nguyen dan 1
Có nhiều ý kiến về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai quốc gia.

Theo TS Trần Long, Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, Khoa Văn hóa học, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM), ngày trước người Việt đa số làm nông, nên Tết Nguyên Đán là khi nông nhàn, công việc rảnh rỗi, là thời gian để mọi người nghỉ ngơi, bù đắp những ngày lao động vất vả trong năm.

Tết là do đọc chệch từ chữ “tiết”, Nguyên là đầu tiên, còn Đán là buổi sáng sớm. Do đó, Tết Nguyên Đán được dịch là khoảng thời gian đầu của một năm mới, dần dần được gọi vắn tắt là tết.

Giải thích thêm, TS Trần Long cho hay, tiết là một hiện tượng khí hậu thay đổi sau 15 ngày quả đất tự quay quanh đó và đi một đoạn trên quỹ đạo biểu kiến quanh mặt trời. Vì vậy mà tết gắn liền với chữ tiết của 24 tiết trong năm. Đây là khoảng thời gian Bắc bán cầu dần dịch chuyển đến gần mặt trời hơn, thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Vì âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Hơn nữa, quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21.1 dương lịch và sau ngày 19.2 dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2.

Tuy nhiên, thông thường chúng ta cảm nhận rõ nhất không khí tết ở vào khoảng từ 20 tháng chạp đến hết 7 ngày đầu năm.

Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh

Tết Nguyên đán được xem là thời điểm thể hiện cho sự giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người. Tết trong Tết Nguyên đán có nghĩa là tiết (ở đây biểu hiện cho thời tiết) sẽ vận hành theo 4 mùa trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông, một chu trình kết thúc và có nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế xưa khi còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Tết Nguyên đán là dịp để tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên

Có thể nói đây là dịp quan trọng nhất trong năm mà con cháu trong nhà sẽ tập trung lại để chuẩn bị và dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên những mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng nhất.

Theo quan niệm từ xưa, vào dịp lễ này ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn Tết cùng con cháu và phù hộ cho gia đình mình được mạnh khỏe, hòa thuận hơn.

Tết Nguyên đán là thời gian để gia đình đoàn viên

Không phải gia đình nào cũng được ở gần nhau, vì vậy Tết Nguyên đán chính là thời điểm mà mọi người trong gia đình mong ngóng nhất để được đoàn tụ bên những người yêu thương. Được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa thì đây là điều mà mọi người đều mơ ước.

Ngoài ra, đây là cũng là thời gian để con cháu tỏ tạ ơn cho ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng bằng tình cảm chân thành nhất hay đơn giản bằng những món quà cho ngày Tết.

Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.

Tết là sinh nhật của mọi người

“Mừng thêm tuổi mới”: Đây là câu cửa miệng quen thuộc của ông bà, ba mẹ, cô chú khi chúc tết nhau để mừng nhau thêm một tuổi. 

Vào dịp này mọi người sẽ gửi đến nhau những lời chúc may mắn nhất, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn. Người lớn sẽ mừng tuổi cho người già và trẻ nhỏ để mong cho các cụ được sống lâu khỏe mạnh, còn các cháu sẽ lớn nhanh, ngoan ngoãn và học giỏi.

Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh

Tết Nguyên đán được xem là thời điểm thể hiện cho sự giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người. Tết trong Tết Nguyên đán có nghĩa là tiết (ở đây biểu hiện cho thời tiết) sẽ vận hành theo 4 mùa trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông, một chu trình kết thúc và có nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế xưa khi còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Tết Nguyên đán là dịp để tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên

Có thể nói đây là dịp quan trọng nhất trong năm mà con cháu trong nhà sẽ tập trung lại để chuẩn bị và dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên những mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng nhất.

Theo quan niệm từ xưa, vào dịp lễ này ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn Tết cùng con cháu và phù hộ cho gia đình mình được mạnh khỏe, hòa thuận hơn.

Tết Nguyên đán là thời gian để gia đình đoàn viên

Không phải gia đình nào cũng được ở gần nhau, vì vậy Tết Nguyên đán chính là thời điểm mà mọi người trong gia đình mong ngóng nhất để được đoàn tụ bên những người yêu thương. Được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa thì đây là điều mà mọi người đều mơ ước.

Ngoài ra, đây là cũng là thời gian để con cháu tỏ tạ ơn cho ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng bằng tình cảm chân thành nhất hay đơn giản bằng những món quà cho ngày Tết.

Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.

Tết là sinh nhật của mọi người

“Mừng thêm tuổi mới”: Đây là câu cửa miệng quen thuộc của ông bà, ba mẹ, cô chú khi chúc tết nhau để mừng nhau thêm một tuổi. 

Vào dịp này mọi người sẽ gửi đến nhau những lời chúc may mắn nhất, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn. Người lớn sẽ mừng tuổi cho người già và trẻ nhỏ để mong cho các cụ được sống lâu khỏe mạnh, còn các cháu sẽ lớn nhanh, ngoan ngoãn và học giỏi.

Những phong tục, tập quán của người Việt trong Tết Nguyên đán

Cúng ông Công, ông Táo

Trước Tết Nguyên đán, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Mỗi gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ căn bếp, sau đó chuẩn bị một mâm cỗ gồm trái cây, đồ mặn và phóng sinh một con cá chép. Việc này có mục đích là chuẩn bị cho ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo những việc xảy ra trong gia đình một năm qua cho triều đình.

Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét chính là 2 loại bánh truyền thống nằm trong danh sách các món ăn ngày Tết không thể thiếu để dâng lên bàn thờ tổ tiên hoặc làm quà tết cho người hay bạn bè.

Hiện nay, người dân nước ta vẫn còn duy trì thói quen là vào trước Tết các gia đình trong dòng họ, hàng xóm sẽ tập trung lại với nhau để gói bánh, luộc bánh và trò chuyện xuyên đêm. Thật ý nghĩa khi truyền thống gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết vẫn còn được duy trì và truyền lại cho các thế hệ sau này đến tận bây giờ.

tet nguyen dan 4 1
Các gia đình cùng tập trung gói bánh chưng chuẩn bị đón năm mới

Lau dọn nhà, cửa

Người Việt ta quan niệm việc lau dọn nhà cửa mỗi dịp cuối năm mang ý nghĩa là sẽ loại bỏ đi những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào điều may mắn và tài lộc cho năm mới. Vì thế mà đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình được cùng nhau dọn dẹp làm mới cho các vật dụng trong nhà mình.

Ngoài ra, để trang trí nhà cửa đón Tết người Việt còn mua rất nhiều loại hoa chưng Tết với nhiều màu sắc và ý nghĩa khác nhau như: Hoa Thủy Tiên, Hoa Đồng Tiền, Hoa Cúc,…

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên là nét đặc trưng không thể thiếu trong dịp lễ Tết Nguyên đán, nó bày tỏ cho sự tôn kính và lòng biết ơn của con cháu trong nhà đến bề trên.

Tại mỗi vùng miền sẽ có những cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau cũng như các loại trái cây cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên tất cả đều mang ý nghĩa chung là cầu mong cho năm mới được may mắn và bình an hơn năm cũ.

Tảo mộ

Đây là phong tục được diễn ra vào những ngày cận Tết Nguyên đán. Vào ngày này con cháu trong nhà sẽ tập trung tại mộ của ông bà tổ tiên đế làm sạch khu mộ cũng như thăm viếng. Phong tục này thể hiện sự kính trọng và đạo hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ và tổ tiên đã khuất.

Cúng tất niên

Cúng tất niên là nét truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đây là nghi lễ quan trọng thường được làm vào ngày 30 Tết để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đồng thời là cột mốc đánh dấu thời điểm năm cũ qua đi để chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.

Xông đất

Sau thời khắc giao thừa đón chào năm mới thì người đầu tiên bước vào nhà sẽ là người xông đất cho gia đình. Theo quan niệm từ xưa đến nay, người xông đất nên là người hợp tuổi với gia chủ để mang lại cho gia đình một năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào và gia đình hòa thuận.

Chúc tết, mừng tuổi

Năm mới đến tượng trưng cho mỗi người sẽ được thêm một tuổi, mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất để hy vọng một năm mới nhiều thành công hơn. Thông thường, vào ngày mồng một tết con cháu sẽ đến để mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ sau đó những người lớn sẽ lì xì lại cho trẻ con những bao lì xì đỏ cho một năm mới may mắn và học giỏi hơn.

tet nguyen dan 5
Mừng tuổi đầu năm như một lời chúc một năm may mắn

Bài viết về nguồn gốc, ý nghĩa và những phong tục, tập quán của người Việt trong tết Nguyên Đán. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có những thông tin đầy đủ và hữu ích.

]]>
Tết Dương lịch https://tudienwiki.com/tet-duong-lich/ https://tudienwiki.com/tet-duong-lich/#respond Mon, 07 Nov 2016 07:57:01 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1629 Tết Dương lịch hoặc Tết Tây là 1 ngày lễ lớn trong năm của nhiều nước trên thế giới. Tết Dương lịch rơi vào ngày 1 tháng 1 hằng năm theo lịch Gregorius hay lịch La Mã cũ và lịch Julius. Ở nhiều quốc gia như Cộng hòa Séc, Italy, Tây Ban Nha, vương quốc Anh và Hoa Kỳ, ngày 1/1 là ngày lễ quốc gia.

Vào đêm giao thừa tức là thời khắc 0h00 ngày 1 tháng 1 ở các nước trên thế giới thường sẽ có bắn pháo hoa để chào mừng năm mới, trong đó có cả Việt Nam mặc dù ngày này đối với chúng ta không quan trọng bằng ngày Tết Nguyên Đán.

Pháo hoa ngày Tết Dương lịch ở TP.HCM

Pháo hoa ngày Tết Dương lịch ở TP.HCM

Bởi vì có nhiều múi giờ khác nhau trên thế giới, năm mới xảy ra khắp nơi liên tục khi ngày bắt đầu năm mới đến. Múi giờ đầu tiên đánh dấu năm mới là phía tây đường đổi ngày quốc tế, nằm ở quần đảo Line, một phần lãnh thổ của Kiribati, và có múi giờ 14 tiếng trước giờ Phối hợp Quốc tế.

Liên kết ngoài

]]>
https://tudienwiki.com/tet-duong-lich/feed/ 0