Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp – Bách khoa toàn thư mở https://tudienwiki.com Từ điển Wiki Mon, 24 Apr 2017 15:11:57 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Giovanni Domenico Cassini https://tudienwiki.com/giovanni-domenico-cassini/ https://tudienwiki.com/giovanni-domenico-cassini/#respond Thu, 12 Jan 2017 08:26:54 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1948 Giovanni Domenico Cassini (8/6/1625 – 14/9/1712) Nhà thiên văn, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pari (từ 1669), sinh ở Perinaldo (Italia). Những năm 1644 – 1650, ông làm việc ở đài thiên văn tại Panxano gần Bolonie. 1650 – 1669 là giáo sư thiên văn ở trường Đại học tổng hợp Bolonie. Năm 1669 sang Pháp, chỉ đạo việc xây dựng đài thiên văn Pari và lãnh đạo đài này cho đến cuối đời. Ông là nhà quan sát thiên văn tài năng. Trong thời kỳ đầu ở Italia ông đã quan sát vị trí Mặt Trời và lập bảng Mặt Trời mới, công bố năm 1662. Ông đã xây dựng lý thuyết chính xác đầu tiên về khúc xạ của khí quyển dựa trên định luật hàm số sin. Năm 1664 ông bắt đầu quan sát bề mặt các hành tinh bằng kính thiên văn lớn có chất lượng cao. Trong năm ấy ông xác định được chu kỳ quay của Sao Mộc là 9h 56’. Năm 1666 ông quan sát chi tiết bề mặt Sao Hỏa và xác định chu kỳ tự quay của nó là 24 h 40 ph.

Năm 1668 ông lập các bảng chuyển động của các vệ tinh Sao Mộc và bổ sung vào năm 1693, các bảng này được các nhà thiên văn và các nhà hàng hải ứng dụng rộng rãi. Chính nhờ các bảng này mà năm 1675 O. Römer đã đo được vận tốc ánh sáng. Ông đã phát hiện thêm bốn vệ tinh , của Sao Thổ và thấy được vành Sao Thổ gồm hai phẩn được phân chia bởi một vạch đen (vạch chia Cassini) và giả thiết vành này gồm một số lượng lớn các hạt nhỏ riêng rẽ. Trong thời gian 1671 – 1679 ông đã quan sát chi tiết bề mặt Mặt Trăng và lập bản đồ lớn của Mặt Trăng. Theo Kepler ông quan sát ánh sáng hoàng đạo và đánh giá đúng rằng: nó có nguồn gốc vũ trụ chứ không phải là hiện tượng khí tượng, ông đã tham gia nhóm quan sát Sao Hỏa trong thời gian xung đới năm 1672, nhờ đó lần đầu tiên thu được thị sai Mặt Trời (9,5”). ông lãnh đạo việc đo cung kinh tuyến trên đất Pháp, kết quả chưa cao nhưng đã nhận thấy Trái Đất có dạng hình cầu dẹt.

]]>
https://tudienwiki.com/giovanni-domenico-cassini/feed/ 0
Alfred Kastler https://tudienwiki.com/alfred-kastler/ Fri, 30 Dec 2016 01:24:16 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1884 Alfred Kastler (3/5/1902 – 7/1/1984) – người có cảm tình đặc biệt đối với Việt Nam – nhà vật lý nổi tiếng người Pháp đã nhận Giải Nobel về Vật lý, cách đây đúng 50 năm, khi Hội Vật lý Việt Nam thành lập (1966).

Ra đời ngày 03 tháng 5 năm 1902, tại một vùng thuộc Đế chế Đức (Guebwiller, Alsace), ông học Tiểu học ở thị trấn quê hương.

Năm 12 tuổi, ông học Trung học Oberrealschule Colmar, lúc nhờ nhà người thân tại Horbourg-Wihr (năm 1918, trường này trở thành Trường Trung học Bartholdi, khi vùng Alsace trở lại thuộc Pháp). Năm 17 tuổi, ông chuyển sang học bằng tiếng Pháp và tốt nghiệp trung học năm 18 tuổi.

Năm 19 tuổi, ông học Đại học tại Trường Sư phạm Paris (l’École Normale Supérieure Paris) và năm 21 tuổi đỗ Đại học Toán học và Vật lý học.

Hai năm 21÷22 tuổi, ông tạm ngừng nghiên cứu vì bị kiệt sức và trầm cảm.

Năm 24 tuổi, ông bắt đầu giảng dạy vật lý tại Lycée ở Mulhouse.

Năm 34 tuổi, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Paris về Đề tài Huỳnh quang của hơi Thủy ngân. 

Năm 39 tuổi, ông dạy tại Đại học Bordeaux (University of Bordeaux), nơi ông sau này là một giáo sư đại học.

Năm 50 tuổi, ông trở lại làm việc tại Trường L’École Normale Supérieure Paris, sau đó được bổ nhiệm chức giáo sư.

Năm 62 tuổi, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp (The French Academy of Sciences / L’Académie Française des Sciences).

GS Kastler nghiên cứu về sự phối hợp giữa Cộng hưởng Quang học (Optical Resonance) và Công hưởng Từ (Magnetic Resonance), phát triển kĩ thuật Bơm Quang học (Optical Pumping), là cơ sở dẫn tới việc hoàn thành lý thuyết về LASER (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) và MASER (Microwave Amplification by Stimulated Emission of Radiation), trong quá trình hợp tác nghiên cứu Cơ học lượng tử (Quantum Mechanics) và tác động giữa ánh sáng với nguyên tử và Quang phổ (Spectroscopy) với nhà vật lý Pháp – là sinh viên của ông – Jean Brossel (Huy chương Vàng của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, 1984).

Năm 64 tuổi, với công trình “phát hiện và phát triển các phương pháp quang học để nghiên cứu cộng hưởng Hertz ở các nguyên tử” (for the discovery and development of optical methods for studying Hertzian resonances in atoms / pour la découverte et le développement de méthodes optiques servant à étudier la résonance hertzienne dans les atomes), ông nhận Giải Nobel về Vật lý, đúng vào năm Hội Vật lý Việt Nam thành lập (1966).

Sau Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, ông cùng sinh viên Jean Brossel lập một đội nghiên cứu về phổ học, hoạt động nghiên cứu khoa học của ông chủ yếu thực hiện tại Trường École Normale Supérieure tại Paris. Trong hơn 40 năm hoạt động, đội nghiên cứu này đã đào tạo nhiều nhà vật lý trẻ (trong số đó có người Việt Nam) và có ảnh hưởng quan trọng lên sự phát triển khoa học Vật lý Nguyên tử (Atomic Physics) tại Pháp.

Năm 1994 (10 năm sau khi ông qua đời), Phòng thí nghiệm Quang phổ Hertz (Hertz Spectroscopy Laboratory) được đặt tên lại là Phòng thí nghiệm Kastler-Brossel (Kastler-Brossel Laboratory) mang tên hai nhà vật lý – cũng là hai thày trò – nổi tiếng.

Giáo sư Viện sĩ Alfred Kastler đã được nhận nhiều giải thưởng danh giá:

Giải Félix-Robin[1] (năm 44 tuổi).

Giải (Fernand) Holweck[2] (năm 52 tuổi).

Huy chương Vàng của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp[3] – Centre National de la Recherche Scientifique CNRS (năm 62 tuổi).

Giải (Alfred) Nobel về Vật lý[4] – Nobel Prize in Physics (năm 64 tuổi).

Giáo sư Kastler xây dựng gia đình (năm 22 tuổi), sinh được 3 người con, là Daniel (năm 24 tuổi), Mireille (năm 26 tuổi) và Claude-Yves (năm 34 tuổi).

Năm 1984, để tưởng nhớ ông, Hội Vật lý Pháp trao giải thưởng Gentner-Kastler[5].

Hiện nay, nhiều đường phố được mang tên ông tại các địa phương: Achères, Besançon, Caen, Chalon-sur-Saône, Chécy, Grenoble, La Rochelle, La Wantzenau, Maurepas, Maxéville, Molsheim, Mont-Saint-Aignan, Mulhouse, Nantes, Neuilly-sur-Marne, Ostwald, Schitigheim, Tarbes, Valenton, Vannes.

Ngày 07 tháng 01 năm 1984, Giáo sư Kastler từ trần ở Bandol, Cộng hòa Pháp, hưởng thọ 81 tuổi (hơn 10 năm, sau khi thăm Việt Nam).

TÌNH CẢM VỚI VIỆT NAM

Vốn có cảm tình đặc biệt với Việt Nam, nhận lời mời của Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu (lúc ấy là Viện trưởng Viện Vật lý, Viện Khoa học Việt Nam), Giáo sư Viện sĩ Alfred Kastler đã sang thăm Việt Nam (năm 1973, 7 năm sau khi nhận Giải Nobel về Vật lý).

Sau đó ông đã nhận đào tạo cho 3 nhà vật lý Việt Nam, hiện nay đều trở thành các nhà vật lý xuất sắc của nước ta.


[1] Giải Félix-Robin (trao lần đầu vào năm 1922) là một giải thưởng được Hội Vật lý Pháp trao cho một cho một nhà vật lý có công trình xuất sắc.

[2] Holweck (trao lần đầu vào năm 1945) là một giải thưởng được Hội Vật lý London (Vương quốc Anh) tạo ra để tưởng nhớ nhà vật lý người Pháp Fernand Holweck bị Gestapo tra tấn và giết hại do tham gia kháng chiến chống sự chiếm đóng của phát xít Đức. Giải thưởng được trao hàng năm luân phiên do Viện Vật lý Pháp cho một nhà vật lý người Pháp và do Hội Vật lý Pháp trao cho một nhà vật lý Anh.

[3] Huy chương vàng CNRS (trao lần đầu vào năm 1954) là giải thưởng khoa học cao nhất, được Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp trao tặng hàng năm, cho “một nhà khoa học đã có những đóng góp xuất sắc cho hoạt động và ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học. CNRS cũng trao tặng Huy chương Bạc Huy chương Đồng và cho hoạt động đổi mới.

[4] Giải Nobel về Vật lý (trao lần đầu vào năm 1901) là một giải thưởng được trao bởi Quĩ Nobel (theo mong muốn cuối cùng của nhà hóa học Alfred Nobel), cho nhà khoa học lỗi lạc có những đóng góp xuất sắc trong vật lý. Giải thưởng được các thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định vào tháng Mười hàng năm, Huy chương và Bằng chứng nhận của Quĩ Nobel được Vua Thụy Điển trao vào ngày 10 tháng 12, kỉ niệm ngày mất của người sáng lập giải thưởng.

[5] Giải Gentner-Kastler (trao lần đầu vào năm 1984) là một giải thưởng do Hội Vật lý Pháp (La Société Française de Physique SFP) và Hội Vật lý Đức (Deutsche Gesellschaft Physikalische DGP) trao cho các nhà vật để vinh danh nhà vật lý người Pháp Alfred Kastler và nhà vật lý người Đức Wolfgang Gentner.

[Nguồn: “Vật lý Ngày nay” (Hội Vật lý Việt Nam) Số 3, Tháng 8-2016, trang 20-21]

]]>
François Arago https://tudienwiki.com/francois-arago/ https://tudienwiki.com/francois-arago/#respond Wed, 23 Nov 2016 14:24:56 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1743 François Arago (26/2/1786 – 2/10/1853) Nhà thiên văn vật lý người Pháp. Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pari (từ 1809), sinh ở Estagel gần Perpinian. Tốt nghiệp trường Bách khoa Pari (1803). Từ 1805 là thư ký “Văn phòng Độ kinh”. Từ 1809 đến 1831 là giáo sư trường Bách khoa. Từ 1830 là thư ký viện Hàn lâm Pari và giám đốc đài Thiên văn Pari.

1830 – 1848 là nghị sĩ, sau cách mạng tháng Hai 1848, ông tham gia chính phủ làm bộ trưởng Hàng hải. Các công trình khoa học của ông thuộc về các ngành: thiên văn quang học, điện từ, khí tượng. Theo gợi ý của ông mà Leverrier đã tính sự nhiễu loạn của Thiên Vương Tinh để tìm ra Hải Vương Tinh, Fizeau và Foucault đã đo vận tốc ánh sáng và thu được các bức ảnh đầu tiên của Mặt Trời, ông đã chế tạo phân cực kế và nghiên cứu sự phân cực của ánh sáng.

Ông còn là một nhà phổ biến khoa học nổi tiếng, tác giả các cuốn sách “Thiên văn đại chúng”, “Tiểu sử các nhà thiên văn, các nhà vật lý và khí tượng nổi tiếng”. Ông cũng là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Petecbua từ năm 1829.

]]>
https://tudienwiki.com/francois-arago/feed/ 0
Anders Jonas Ångström https://tudienwiki.com/anders-jonas-angstrom/ https://tudienwiki.com/anders-jonas-angstrom/#respond Thu, 10 Nov 2016 02:59:56 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1658 Anders Jonas Ångström (13/8/1814 – 21/6/1874) là nhà vật lý thiên văn Thụy Điển, sinh ở Legde, 1839 tốt nghiệp đại học ở Upsal và giảng dạy tại đây, 1858 là giáo sư, từ 1843 làm việc ở đài thiên văn tại Upsal. Ångström là một trong những người đặt nền móng cho quang phổ học. 1868 ông đo các vạch Fraunhofer trong quang phổ Mặt Trời theo thang bước sóng tự nhiên, ông sử dụng đơn vị bằng một phần mười triệu milimét về sau vẫn dùng và đơn vị này được mang tên ông (1Å = 10-10m).

Anders Jonas Ångström

Anders Jonas Ångström

Năm 1869 ông lập atlas đầu tiên về các vạch quang phổ của ánh sáng Mặt Trời, ông còn nghiên cứu quang phổ các hành tinh và năm 1862 phát hiện được hyđro trong khí quyển Mặt Trời.

]]>
https://tudienwiki.com/anders-jonas-angstrom/feed/ 0