Vật lý học – Bách khoa toàn thư mở https://tudienwiki.com Từ điển Wiki Tue, 10 Dec 2019 18:03:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Giải thưởng Nobel về vật lý Laser – Master 1964 https://tudienwiki.com/giai-thuong-nobel-ve-vat-ly-laser-master-1964/ Thu, 19 Jan 2017 02:02:30 +0000 https://tudienwiki.com/?p=2117 Giải thưởng Nobel Vật lý năm 1964 đã dành cho 3 nhà Vật lý nổi tiếng, 2 người Nga: Nikolai Gennadievich Basov (1922-2001) và thầy giáo của ông Aleksandr Mikhailovich Prokhorov (1916-2002), và 1 người Mỹ: Charles Hard Townes (1915)

Về những kết quả nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực vật lý thực nghiệm, tạo ra Laser (Light Amplification by Stimulation Emission of Radiation – Khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức) và Maser (Microwave Amplification by Stimulation Emission of Radiation – Khuếch đại vi sóng bằng bức xạ cưỡng bức).

Laser và Maser đã được dùng trong lĩnh vực Vô tuyến Thiên văn, Radar, Thông tin Vệ tinh, Y học và các lĩnh vực khác.

Trong bài này, Chúng tôi xin nhắc đến 2 nhà Vật lý người Nga, mà cuộc đời và sự nghiệp có nhiều nét giống nhau: có vợ là một nhà khoa học, tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm việc tại Viện Vật lý Lebedev, nghiên cứu Laser và Maser, là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (sau này là Liên bang Nga), là Anh hùng Liên Xô, được giải thưởng Lênin và nhiều giải thưởng cao quý khác, trong đó có giải thưởng Nobel về Vật lý, yên nghỉ tại Nghĩa trang Novodyevichy, Moskva, nơi dành cho các danh nhân Liên Xô và Nga.

A.M.Prokhorov - N.G.Basov

Viện sĩ Aleksandr Mikhailovich Prokhorov

Aleksandr Mikhailovich Prokhorov (tiếng Nga: Алекса́ндр Миха́йлович Про́хоров)

Tiểu sử và hoạt động khoa học

Sinh ngày 11-7-1916, tại Russell Rd Peeramon, Atherton, Queensland, Úc; sau Cách mạng Tháng Mười Nga, cùng cha mẹ trở về Liên Xô (1923).

Mất ngày 08-01-2002 (vì viêm phổi), hưởng thọ 85 tuổi.

Là một trong những người sáng lập lĩnh vực quan trọng nhất của Vật lý hiện đại – Thiết bị Điện tử Lượng tử; 2 lần Anh hùng Liên Xô (cũ); giải thưởng Nobel về Vật lý…

A.M. Prokhorov vào Khoa Vật lý của Đại học Leningrad (nay là Saint Petersburg), tham dự các bài giảng Cơ học Lượng tử, Lý thuyết Tương đối, Giáo sư V.A. Fock; Vật lý Đại cương, Vật lý Quang phổ, Giáo sư S.E. Frish; Vật lý Phân tử, Giáo sư E.K. Gross (1934). Tốt nghiệp hạng danh dự (1939), trở thành nghiên cứu viên sau đại học tại Viện Vật lý Lebedev LPI, Moskva (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô FIAN); bắt đầu nghiên cứu các vấn đề về truyền sóng vô tuyến tại Phòng Thí nghiệm Dao động, nghiên cứu của ông liên quan đến truyền sóng vô tuyến trong tầng điện li.

Chiến tranh bùng nổ, gia nhập Quân đội Liên Xô (bộ binh) tham gia Đại chiến 2 (6-1941), ông bị thương hai lần, được trao 3 Huy chương; ông được xuất ngũ và trở lại Phòng Thí nghiệm Dao động LPI, bắt đầu nghiên cứu các dao động phi tuyến (1944).

Nghiên cứu về bức xạ của Electron trong Synchotron dải sóng cm, chứng minh sự phát xạ chủ yếu tập trung ở vùng phổ vi sóng (từ 1947); ông là Trợ lý trưởng của Phòng Thí nghiệm Dao động, tổ chức một nhóm các nhà khoa học trẻ quan tâm đến lý thuyết và thực nghiệm Phổ Vô tuyến (RadioSpectroscopy) và các Thiết bị Điện tử Lượng tử (Quantum Electronic) (từ 1950); là Trưởng Phòng Thí nghiệm Dao động, ông (cùng N.G. Basov) phát triển cơ sở lý thuyết và chế tạo bộ dao động phân tử Amoniac (1954), đề xuất phương pháp đảo ngược mật độ dùng điện trường và từ trường không đồng nhất.

Bắt đầu nghiên cứu về Cộng hưởng Thuận từ Điện tử (Electronic Paramagnetic Resonance EPR) (1955); phổ EPR và thời gian “nghỉ” trong các tinh thể, các ion của nguyên tố nhóm Sắt trong mạng Oxit Nhôm Al2O3, ông tìm hiểu Phổ EPR của Ruby (biến thể Crom pha tạp Oxit Nhôm) và xác định là vật liệu Laser (1957); hợp tác với Phòng Thí nghiệm Phổ Vô tuyến (do ông xây dựng) tại Viện Vật lý Hạt nhân Đại học Moskva; thiết kế và nghiên cứu đặc điểm của Maser bằng các vật liệu khác nhau; quan sát quá trình chuyển đổi Gốc tự do DPPH từ trạng thái Thuận từ sang trạng thái Phản sắt tại 0,30K; đề xuất dùng Hộp Cộng hưởng mở (Giao thoa kế Fabri-Pero) tạo ra Laser (1958).

Tạo ra các Laser khác: Laser dựa trên chuyển hai Photon (1963), Laser bức xạ Liên tục, Laser bức xạ Hồng ngoại, Laser Xung công suất (1966); ông nghiên cứu hiệu ứng phi tuyến xảy ra trong quá trình truyền bức xạ Laser (cơ cấu MultiFocus của chùm sóng trong môi trường Phi tuyến, truyền Soliton trong Sợi quang, kích thích và phân li bức xạ Hồng ngoại, Laser Siêu âm, tính chất chất rắn và Plasma Laser dưới ảnh hưởng của tia sáng); tác giả phát minh khoa học quốc gia “Thực nghiệm phát hiện hiện tượng mới về sự xuất hiện của xung thủy lực với sự hấp thu chùm ánh sáng Maser lỏng” (1963).

A.M. Prokhorov bảo vệ luận án về Lý thuyết ổn định tần số của Dao động tử (Oscillator) hình ống trong các mô hình thông số nhỏ (1946); bảo vệ Tiến sĩ về phương pháp ổn định dao động tần số vô tuyến “Bức xạ của Electron trong bộ gia tốc Synchotron” (1951).

A.M. Prokhorov trở thành giáo sư tại Đại học Quốc gia Moskva; được trao giải thưởng Lênin (cùng N.G. Basov, 1959); trở thành Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1960); Viện sĩ thông tấn về Vật lý và Thiên văn (1973-1993); là Phó Giám đốc, Giám đốc, và Giám đốc danh dự Viện Vật lý Lebedev LPI.

Là Trưởng Ban Biên tập “Bách khoa toàn thư lớn Liên Xô” (1969), Trưởng Ban Biên tập Tạp chí Quốc tế “Vật lý Laser “, thành viên của Ban Biên tập Tạp chí “Bề mặt: Vật lý, Hóa học, Cơ khí”, ông là thành viên nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Tiệp Khắc (1982), thành viên danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Moldova (1992).

Phát biểu trên Đài Truyền hình Nga về Laser, ông nói: “đây là một bước đột phá, vì trước đó không ai nghĩ rằng người ta có thể tạo ra được một thiết bị phát ra các loại tia quang học, nhưng sau đó nghiên cứu này đã trở thành một ngành quang học độc lập”. Ông được Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin ghi nhận công lao: “tên tuổi ông gắn liền với những phát minh góp phần định hình nền văn minh của thế kỷ 20”.

Thành tích và khen thưởng

Vì những công lao trong Kháng chiến và Xây dựng đất nước, Viện sĩ A.M. Prokhorov đã nhận được các phần thưởng cao quý của Liên Xô, Liên bang Nga và nước ngoài: Huy chương Dũng cảm (1945); Giải thưởng Lênin (1959); Giải Nobel Vật lý (1964); Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa (hai lần 1969, 1986); Giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1980); Huy chương vàng Đại học quốc gia Moscow mang tên Lomonosov (1987); Giải thưởng Chính phủ Liên Xô (1988, 1989); Giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga (1998); Giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga (2003, truy tặng); Huân chương kỉ niệm 20, 30, 40, 50 năm chiến thắng 1941÷1945 (1965, 1975, 1985, 1995) và nhiều giải thưởng cao quí khác.

Viện Vật lý (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga), Viện Hàn lâm Kĩ thuật Liên bang Nga, Huy chương vàng Viện Hàn lâm Khoa học Nga, mang tên Viện sĩ A.M. Prokhorov.

Đài tưởng niệm Viện sĩ A.M. Prokhorov trên Đại lộ Đại học Tổng hợp Moskva (2015). Quảng trường Viện sĩ A.M. Prokhorov tại huyện Gagarin, Moskva (2016).

Hãng Warner Bros phát hành bộ phim khoa học “Thiết kế Tia” dành cho những thành tựu, đặc biệt là các chùm tia Laser, của Viện Vật lý (Liên Xô) đứng đầu là Viện sĩ Aleksandr Mikhailovich Prokhorov (1985).

Gia đình

Cha Mẹ ông là Mikhail Ivanovich Prokhorov đã tham gia cách mạng (1880÷1942) và Mikhailova Maria Ivanovna (1887÷1943), phải di cư khỏi Nga để thoát khỏi truy bức của chính phủ Nga hoàng. Năm 1923, gia đình trở về quê hương.

Ông kết hôn với G.A. Shelepina (1941), là một nhà địa lý, sinh ra một con trai.

Viện sĩ Nikolai Gennadievich Basov

Nikolai Gennadievich Basov (tiếng Nga: Никола́й Генна́диевич Ба́сов)

Tiểu sử và hoạt động khoa học

Sinh ngày 14-12-1922 (tại thị trấn Usman, tỉnh Tambov, bây giờ là Lipetsk Oblast, một ngôi làng gần thành phố Voronezh ở miền Trung nước Nga).

Mất ngày 01-7-2001, yên nghỉ tại Nghĩa trang Novodyevichy, Moskva, nơi dành cho các danh nhân Liên Xô và Nga, hưởng thọ 78 tuổi.

Là một trong những người sáng lập lĩnh vực quan trọng nhất của Vật lý hiện đại – Thiết bị Điện tử Lượng tử; 2 lần Anh hùng Liên Xô (cũ); giải thưởng Nobel về Vật lý…

Năm 1927, gia đình ông chuyển đến Voronezh.

Sau khi tốt nghiệp Trung học tại Voronezh (1941), ông được đào tạo làm phụ tá của bác sĩ tại Học viện Quân y Kuibishev; rời Học viện gia nhập Quân đội Liên Xô, tham gia Đại chiến 2 tại mặt trận Ukraina 1 (1943).

Sau chiến tranh, ông giải ngũ (1945), vào Viện Vật lý Kĩ thuật Moskva. Từ 1948, ông làm Trợ lý Phòng Thí nghiệm tại Viện Vật lý Lebedev (LPI) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1948).

Ông (cùng A.M. Prokhorov) bắt đầu làm việc trong lĩnh vực Vật lý Vô tuyến Lượng tử (1952), thực hiện (lý thuyết và thực nghiệm) thiết kế và xây dựng thiết bị tạo dao động; xuất bản bài báo (cùng A.M. Prokhorov) mô tả khả năng của máy phát phân tử bức xạ vi sóng (1954), dựa trên hiệu ứng phát xạ cưỡng bức các nguyên tử, do Albert Einstein đề xuất (từ 1917); đề xuất ý tưởng (cùng A.M. Prokhorov) Laser ba cấp; thiết kế và xây dựng bộ dao động lượng tử trong vùng quang học (1957); đề xuất mẫu Laser Bán dẫn (1959); nhóm của ông đề xuất ba phương pháp tạo trạng thái nhiệt độ âm trong chất bán dẫn (1961) và chế tạo Laser Bán dẫn (1963); Laser Bán dẫn của nhóm các nhà khoa học Viện Vật lý Lebedev được trao giải thưởng Lênin (1964).

Nhóm của ông nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực: Laser Công suất (1961), phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát, phương pháp làm nóng Plasma Laser, phân tích các quá trình kích thích các phản ứng hóa học của bức xạ Laser; tạo Laser xung năng lượng cao Thủy tinh Nd (1968); phát triển lý thuyết hình thành xung Pico giây; đề xuất phương pháp Laser kích thích nhiệt tạo ra Laser Khí động học (GasDynamic). Nhóm của ông bắt đầu làm việc trong lĩnh vực Quang Điện tử (1963); một số phần tử Logic nhanh hoạt động trên cơ sở Diode Laser (1967); cấu trúc Logic của hệ thống Quang Điện tử đa kênh xử lí dữ liệu quang học; bức xạ của Khí hiếm dưới tác động của một chùm tia điện tử mạnh (1966); chế tạo Laser chân không phát tia cực tím (1970); máy thu hình TV Laser (1968), bắt đầu nghiên cứu về các tiêu chuẩn tần số trong vùng quang học (trên cơ sở của Laser Khí); đề xuất Laser Vòng tiêu chuẩn tần số ổn định cao dùng trong quang học phi tuyến (1969); chế tạo Laser Khí hấp thụ Methane tần số ổn định (1970); tạo ra Laser Hóa học hoạt động trên hỗn hợp Deuterium, F và CO­­­2 ở áp suất khí quyển; đề xuất và phát triển thực nghiệm phương pháp kích thích Laser Khí (GasLaser Elion – bơm khí nén ion hóa) hỗn hợp CO­­­2 và N2 nén đến 25 Atm, gia tăng hiệu suất Laser Khí so với Laser CO­­­2 áp suất thấp; kích thích các phản ứng hóa học của bức xạ Laser Hồng ngoại (1970).

N.G. Basov tốt nghiệp Viện Vật lý Kĩ thuật Moskva (1950); bảo vệ Thạc sĩ dưới sự hướng dẫn của A.M. Prokhorov (1953); bảo vệ Tiến sĩ Khoa học về Vật lý và Toán học tại Viện Vật lý Lebedev LPI công trình lý thuyết và thực nghiệm dao động phân tử dùng Amoniac làm môi trường hoạt động – Maser (1956); là Phó Giám đốc, là Giám đốc Viện Vật lý Lebedev LPI, đồng thời là Trưởng Phòng Thí nghiệm Vật lý Vô tuyến Lượng tử (RadioPhysics Quantum, thành lập năm 1963).

N.G. Basov là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1962÷1966) (từ 1991 gọi là Viện Hàn lâm Khoa học Nga Liên bang Nga; tham gia Đoàn Chủ tịch Viện (1967÷1990); thành viên thường trực của Viện (1991).

N.G. Basov là Thành viên nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Berlin, Đức (1967); Viện Hàn lâm Đức, Academy “Leopoldina” (1971); Viện Hàn lâm Khoa học Bungari (1974); Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Ấn Độ INSA (1974).

N.G. Basov là Trưởng Ban Biên tập Tạp chí khoa học Liên Xô Priroda (Nature) và Điện tử học Lượng tử (Kvantovaya Elektornika); thành viên Ban Biên tập “Il Nuovo Cimento”.

N.G. Basov là Đại biểu Xô viết Tối cao Liên Xô (1974); thành viên Ủy ban Hòa bình Liên Xô; thành viên Hội đồng Hòa bình Thế giới.

Thành tích và khen thưởng

Vì những công lao trong Kháng chiến và Xây dựng đất nước, Viện sĩ N.G. Basov đã nhận được các phần thưởng cao quí của Liên Xô, Liên bang Nga và nước ngoài: Giải thưởng Lênin (cùng A.M Prokhorov, 1959); Giải Nobel Vật lý (cùng A.M Prokhorov và C.H. Townes, 1964); Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa (hai lần 1969, 1982); Giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1989); Huy chương vàng Đại học quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (1990); Huy chương Vàng của Viện Hàn lâm Khoa học Tiệp Khắc, 1975 và nhiều giải thưởng cao quý khác.

Huy chương vàng trao cho tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực vật lý; Tiểu hành tinh 3599 (1978) và Phòng tập thể dục tại Đại học bang Voronezh mang tên Viện sĩ N.G. Basov.

Đài tưởng niệm Viện sĩ N.G. Basov tại thành phố Usman; Tượng bán thân bằng đồng Viện sĩ N.G. Basov tại Viện Vật lý Lebedev.

Phim tài liệu về ông mang tên “Viện sĩ Nikolai Basov”.

Gia đình

Cha Mẹ ông là Gennady Fedorovich Basov và Zinaida Andreevna Molchanova. Cha ông là giáo sư của Viện Lâm nghiệp Voronezh đã dành cả cuộc đời để điều tra về ảnh hưởng của rừng vào nước ngầm và hệ thống thoát nước bề mặt.

Năm 1950, N.G. Basov kết hôn với Ksenia Tikhonovna Basova, là một nhà vật lý làm việc tại Vụ Tổng hợp Vật lý của Viện Vật lý Kĩ thuật Moskva, sinh được hai con trai, Gennady (1954) và Dmitry (1963).

[Nguồn: “Vật lý Ngày nay” Số 1-2017, Tháng 01-2017]

]]>
Cách tử nhiễu xạ https://tudienwiki.com/cach-tu-nhieu-xa/ https://tudienwiki.com/cach-tu-nhieu-xa/#respond Fri, 06 Jan 2017 03:06:11 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1923 Cách tử nhiễu xạ là tấm kính được kẻ những vạch song song rất sít nhau (hàng năm vạch trong một milimet) cho phép thu những quang phổ tương tự như phổ tạo ra bởi lăng kính. Tuy nhiên nó tạo ra được nhiều quang phổ trải rộng ra hai bên quang phổ trung tâm.

cach-tu-nhieu-xa

]]>
https://tudienwiki.com/cach-tu-nhieu-xa/feed/ 0
Tạ Quang Bửu https://tudienwiki.com/ta-quang-buu/ Mon, 02 Jan 2017 14:34:42 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1898 Tạ Quang Bửu sinh ra ngày 23-7-1910 tại Thôn Hoành Sơn, Xã Nam Hoành, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An, Giáo sư Tạ Quang Bửu mất ngày 21-8-1986 tại Bệnh viện Hữu nghị (do tai biến máu não), hưởng thọ 76 tuổi.

Là một trong những nhà trí thức cách mạng xuất sắc của Việt Nam từ năm 1945, ông đã có nhiều công lao cho sự nghiệp Cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Tạ Quang Bửu là giáo sư, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kĩ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI (1946÷1981).

ĐƯỢC ĐÀO TẠO CƠ BẢN…

Ông học giỏi, năm 1917 đã nổi tiếng vì đỗ rất cao trong kì thi về Chữ Hán – Văn hóa Việt – Toán được tổ chức cho các em học sinh 7 tuổi (tại Tam Kỳ – Quảng Nam). Năm 12 tuổi, thi đỗ thứ 11 vào Trường Quốc học Huế (1922), sau đó ông ra Hà Nội học Trường Bưởi.

Năm 19 tuổi, sau khi thi đỗ đầu Tú Tài bản xứ, đỗ đầu Tú Tài Tây ban Toán và đỗ hạng cao Tú tài Tây ban Triết, ông được nhận học bổng của Hội “Như Tây du học” Trung Kì và sang Pháp học (1929). Ông đăng kí học lớp toán đặc biệt của trường Louis le Grand về Toán học và Vật lý Lý thuyết; học cử nhân toán tại Viện Henri Poincaré; nghe giảng tại Giảng đường Hermite (dành cho cử nhân) và tham dự các buổi Hội thảo (xê-mi-na) tại Giảng đường Darboux (dành cho những người học trên đại học); tiếp xúc với nhiều nhà toán học trẻ của nước Pháp, bí mật tham gia nhóm Nicolas Bourbaki (về Toán học).

Năm 20 tuổi, thi đỗ vào Trường Centrale (A) Paris (1930), ông học Toán 4 năm tại các Trường Đại học Paris, Đại học Bordeaux, Pháp và Đại học Oxford, Anh (1930÷1934), học thêm Vật lý Lượng tử…

Ông thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, sử dụng được tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Hi Lạp cổ, tiếng La tinh… Nhà Ngôn ngữ học và Toán học người Mỹ Noam Chomsky đã viết rằng: Ông Tạ Quang Bửu là một con người có trí thông minh tuyệt vời.

TRỞ VỀ VIỆT NAM…

Năm 24 tuổi, về nước (1934); từ 25 đến 32 tuổi, dạy học (tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa và các môn khoa học tự nhiên khác) tại Trường Providence, Huế (1935÷1942); thời gian làm công cho Hãng Điện – Nước Trung Kì SIPEA (1942÷1945), được cử phụ trách nghiên cứu, ông đã thiết kế nhiều bộ phận cho các nhà máy điện, tái sinh dầu nhờn cho Quy Nhơn; đã từ chối Huân chương Bắc đẩu do Pháp trao vì thiết kế đường dây điện cao thế cho Nhà máy Vôi Long Thọ. Ông luôn tranh thủ học thêm và nghiên cứu Cơ học Lượng tử và Phương trình Vi phân.

Là một trong những người đầu tiên của Việt Nam dự Trại Tráng sĩ của tổ chức Hướng đạo Việt Nam. Thi đỗ ông được cấp bằng Trại trưởng và là đại diện huấn luyện cho toàn Đông Dương, được bầu làm Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung Kì.

THAM GIA CÁCH MẠNG…

Tháng 8-1945, ông cùng Luật sư Phan Anh ra Hà Nội tham gia cách mạng. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ lâm thời, phụ trách giao thiệp với Mỹ và Anh (từ tháng 9-1945 đến tháng 1-1946).

Từ tháng 11-1945 đến ngày Toàn quốc Kháng chiến (19-12-1946), ông vừa tham gia các công việc của Chính phủ, vừa giảng dạy Vật lý tại Trường Đại học Hà Nội.

Từ tháng 3-1946, ông được Quốc hội cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 6-1946, ông tham gia Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị trù bị Đà Lạt và đàm phán với Pháp ở Fontainebleau, được Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng cử sang Thụy Sĩ dự kỉ niệm 200 năm Hội Khoa học (tự nhiên) Thụy Sĩ (Zurich, tháng 7-1946) và tìm hiểu mua vũ khí. Những ngày toàn quốc kháng chiến, ông được giao nhiệm vụ bảo đảm vận chuyển cơ sở vật chất – kĩ thuật quân sự lên chiến khu.

Ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 7-1947). Ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng[5], ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao (từ tháng 8-1947 đến tháng 8-1948), Ủy viên Quân sự Ủy viên Hội (tháng 12-1947), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương (từ tháng 9-1948 đến năm 1961).

Ông tham gia Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Genève, Thụy Sĩ trên cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và là người đại diện cho Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam kí văn bản Hiệp nghị đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào, thường gọi là Hiệp định Genève về Việt Nam (1954).

Ông làm Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (1956-1961) đồng thời là Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng Thư kí Ủy ban Khoa học Nhà nước (1958÷1965), và nhận thêm nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng hệ thống tổ chức Khoa học Việt Nam (1957-1959); Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (1959-1976).

Ngoài lĩnh vực giáo dục – đào tạo, ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật quân sự. Khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh thả thủy lôi trên sông biển và phong tỏa cảng Hải Phòng (mùa hè năm 1972), ông đã trực tiếp chỉ đạo Tổ GK1 nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá Thủy lôi để chống lại Thủy lôi chiến lược MK52 của Mỹ và Tổ GK2 nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá Bom Từ trường. Ông cùng các nhà khoa học tìm ra nhiều cách phá nổ vô hiệu hóa Bom TN để thông tuyến cho người và xe ra mặt trận.

Ông là đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa I đến khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình Thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô.

THÀNH TÍCH VẺ VANG…

Với công lao cống hiến của mình, ông được Đảng, Nhà nước ta tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ Cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang hạng Ba, Huy chương Quân kì Quyết thắng.

Ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh (2001) và Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1, 1996) về khoa học công nghệ với “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng trong Kháng chiến chống Mỹ Cứu nước và những quan điểm xây dựng ngành Đại học và Trung học Chuyên nghiệp nước nhà”. Các công trình của ông được đánh giá là đã định hướng phát triển một số ngành khoa học cơ bản; chỉ đạo kĩ thuật việc rà phá bom mìn phong tỏa Vịnh Bắc BộHải Phòng và chỉ đạo những nhiệm vụ kĩ thuật quan trọng khác trong cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông chủ biên nhiều tác phẩm khoa học giúp nhiều nhà khoa học của ta tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới về lý thuyết tương đối, lý thuyết mật mã di truyền, toán học lý thuyết và khoa học vũ trụ

Giáo sư Tạ Quang Bửu có mối quan hệ gắn bó thân thiết và có ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều nhà khoa học, kĩ thuật có uy tín ở nước ta. Ông đã tiến cử với Bác Hồ những trí thức Việt Nam đang sinh sống tại Pháp như Phạm Quang Lễ (sau được Bác đổi tên thành Trần Đại Nghĩa), Trần Hữu Tước, Võ Quý Huân… về nước tham gia kháng chiến, xây dựng đất nước.

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (nhà vật lý Việt Nam được tặng Giải thưởng Lê Nin và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học – kĩ thuật): Đầu năm 1958, tại giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Giáo sư Tạ Quang Bửu thuyết trình về phát minh vật lý mới đoạt Giải thưởng Nobel của hai nhà bác học người Mỹ gốc Hoa là Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh về sự không bảo toàn tính chẵn lẻ trong tương tác yếu. Buổi thuyết trình hôm ấy đã mang đến cho tôi một niềm hứng thú vô biên và đột ngột mặc dù, vào lúc đó, tôi chưa thật hiểu rõ nội dung phát minh nói trên. Tương tác yếu trở thành một đề tài nghiên cứu mang tính thời sự nóng hổi, hấp dẫn đến mức có nhà vật lý nước ngoài từng quả quyết: “Trái tim tôi thuộc về tương tác yếu!”. Tôi cảm thấy câu nói đó không xa lạ đối với chính mình. Cho nên, ngay sau khi được cử sang làm việc tại Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna ở Liên Xô, tôi say mê lao vào nghiên cứu lĩnh vực nói trên và chẳng bao lâu sau, công bố 12 công trình về Neutrino…

Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Giải thưởng khoa học và công nghệ, Đường phố] tại các địa phương, Thư viện lớn nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội, Hội trường Đại học Thăng Long… đã được mang tên ông – Tạ Quang Bửu.

GIA ĐÌNH…

Vợ ông là bà Hoàng Kim Oanh, con gái cụ Hoàng Đạo Thúy, phát biểu về bạn đời của mình: Anh Bửu đã sống một cuộc đời thanh bạch, anh chả bao giờ phàn nàn, kêu ca điều gì, chả oán trách ai. Anh ấy chỉ làm việc, rất hiền hậu, dạy bảo con cái và sẵn lòng giúp đỡ khi mọi người cần đến mình.

Thiếu tướng Tạ Quang Chính nói về cha mình: Cuộc đời của cha tôi là một tấm gương sáng về tính trung thực, có trách nhiệm cao với vợ con gia đình cũng như trong mọi công việc được giao. Tôi nhớ, cha tôi đã quyết tâm bỏ hút thuốc lá để lấy tiền mua sách cho các con học dù trước đó ông rất nghiện thuốc lá. Những năm 80 đời sống rất khó khăn, có được đồng nhuận bút nào từ các tạp chí, cha đều dành hết cho mẹ để mẹ để mua mấy con lợn về nuôi nhằm cải thiện thêm cho cuộc sống gia đình. Thiếu thốn, khó khăn đến mấy cha tôi vẫn không bao giờ chán nản, cha tôi còn ngâm thơ, kể chuyện tiếu lâm cho các con nghe, cả những khi bệnh tật bắt đầu hành hạ ông…

Cả sáu người con của ông bà đều học hành đến nơi đến chốn: Tạ Quỳnh Giao (sinh năm 1944), Tạ Quốc Quang (1949), Tạ Quang Vinh (1951), Tạ Quang Chính (1953), Tạ Quang Nghĩa (1956), Tạ Tuyết Mai (1958).

THAM GIA SÁNG LẬP HỘI VẬT LÝ VIỆT NAM…

“Hội Vật lý Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập theo Quyết định số 254-NV, ngày 15-8-1966 cho phép Hội Vật lý Việt Nam thành lập và hoạt động trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học – công nghệ, ứng dụng và phổ biến kiến thức vật lý phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hội Vật lý Việt Nam do Cố Giáo sư Tạ Quang Bửu, Cố Giáo sư Ngụy Như Kontum và Giáo sư Đinh Ngọc Lân sáng lập năm 1966”.

Nhân kỉ niệm ngày thành lập, chúng ta kính cẩn nghiêng mình trước chân dung nhà khoa học – người lãnh đạo lĩnh vực khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo Việt Nam, người sáng lập Hội Vật lý Việt Nam – Giáo sư Tạ Quang Bửu.

[Nguồn: “Vật lý Ngày nay” Số 4, Tháng 10-2016, Trang 3-6]

]]>
Alfred Kastler https://tudienwiki.com/alfred-kastler/ Fri, 30 Dec 2016 01:24:16 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1884 Alfred Kastler (3/5/1902 – 7/1/1984) – người có cảm tình đặc biệt đối với Việt Nam – nhà vật lý nổi tiếng người Pháp đã nhận Giải Nobel về Vật lý, cách đây đúng 50 năm, khi Hội Vật lý Việt Nam thành lập (1966).

Ra đời ngày 03 tháng 5 năm 1902, tại một vùng thuộc Đế chế Đức (Guebwiller, Alsace), ông học Tiểu học ở thị trấn quê hương.

Năm 12 tuổi, ông học Trung học Oberrealschule Colmar, lúc nhờ nhà người thân tại Horbourg-Wihr (năm 1918, trường này trở thành Trường Trung học Bartholdi, khi vùng Alsace trở lại thuộc Pháp). Năm 17 tuổi, ông chuyển sang học bằng tiếng Pháp và tốt nghiệp trung học năm 18 tuổi.

Năm 19 tuổi, ông học Đại học tại Trường Sư phạm Paris (l’École Normale Supérieure Paris) và năm 21 tuổi đỗ Đại học Toán học và Vật lý học.

Hai năm 21÷22 tuổi, ông tạm ngừng nghiên cứu vì bị kiệt sức và trầm cảm.

Năm 24 tuổi, ông bắt đầu giảng dạy vật lý tại Lycée ở Mulhouse.

Năm 34 tuổi, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Paris về Đề tài Huỳnh quang của hơi Thủy ngân. 

Năm 39 tuổi, ông dạy tại Đại học Bordeaux (University of Bordeaux), nơi ông sau này là một giáo sư đại học.

Năm 50 tuổi, ông trở lại làm việc tại Trường L’École Normale Supérieure Paris, sau đó được bổ nhiệm chức giáo sư.

Năm 62 tuổi, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp (The French Academy of Sciences / L’Académie Française des Sciences).

GS Kastler nghiên cứu về sự phối hợp giữa Cộng hưởng Quang học (Optical Resonance) và Công hưởng Từ (Magnetic Resonance), phát triển kĩ thuật Bơm Quang học (Optical Pumping), là cơ sở dẫn tới việc hoàn thành lý thuyết về LASER (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) và MASER (Microwave Amplification by Stimulated Emission of Radiation), trong quá trình hợp tác nghiên cứu Cơ học lượng tử (Quantum Mechanics) và tác động giữa ánh sáng với nguyên tử và Quang phổ (Spectroscopy) với nhà vật lý Pháp – là sinh viên của ông – Jean Brossel (Huy chương Vàng của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, 1984).

Năm 64 tuổi, với công trình “phát hiện và phát triển các phương pháp quang học để nghiên cứu cộng hưởng Hertz ở các nguyên tử” (for the discovery and development of optical methods for studying Hertzian resonances in atoms / pour la découverte et le développement de méthodes optiques servant à étudier la résonance hertzienne dans les atomes), ông nhận Giải Nobel về Vật lý, đúng vào năm Hội Vật lý Việt Nam thành lập (1966).

Sau Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, ông cùng sinh viên Jean Brossel lập một đội nghiên cứu về phổ học, hoạt động nghiên cứu khoa học của ông chủ yếu thực hiện tại Trường École Normale Supérieure tại Paris. Trong hơn 40 năm hoạt động, đội nghiên cứu này đã đào tạo nhiều nhà vật lý trẻ (trong số đó có người Việt Nam) và có ảnh hưởng quan trọng lên sự phát triển khoa học Vật lý Nguyên tử (Atomic Physics) tại Pháp.

Năm 1994 (10 năm sau khi ông qua đời), Phòng thí nghiệm Quang phổ Hertz (Hertz Spectroscopy Laboratory) được đặt tên lại là Phòng thí nghiệm Kastler-Brossel (Kastler-Brossel Laboratory) mang tên hai nhà vật lý – cũng là hai thày trò – nổi tiếng.

Giáo sư Viện sĩ Alfred Kastler đã được nhận nhiều giải thưởng danh giá:

Giải Félix-Robin[1] (năm 44 tuổi).

Giải (Fernand) Holweck[2] (năm 52 tuổi).

Huy chương Vàng của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp[3] – Centre National de la Recherche Scientifique CNRS (năm 62 tuổi).

Giải (Alfred) Nobel về Vật lý[4] – Nobel Prize in Physics (năm 64 tuổi).

Giáo sư Kastler xây dựng gia đình (năm 22 tuổi), sinh được 3 người con, là Daniel (năm 24 tuổi), Mireille (năm 26 tuổi) và Claude-Yves (năm 34 tuổi).

Năm 1984, để tưởng nhớ ông, Hội Vật lý Pháp trao giải thưởng Gentner-Kastler[5].

Hiện nay, nhiều đường phố được mang tên ông tại các địa phương: Achères, Besançon, Caen, Chalon-sur-Saône, Chécy, Grenoble, La Rochelle, La Wantzenau, Maurepas, Maxéville, Molsheim, Mont-Saint-Aignan, Mulhouse, Nantes, Neuilly-sur-Marne, Ostwald, Schitigheim, Tarbes, Valenton, Vannes.

Ngày 07 tháng 01 năm 1984, Giáo sư Kastler từ trần ở Bandol, Cộng hòa Pháp, hưởng thọ 81 tuổi (hơn 10 năm, sau khi thăm Việt Nam).

TÌNH CẢM VỚI VIỆT NAM

Vốn có cảm tình đặc biệt với Việt Nam, nhận lời mời của Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu (lúc ấy là Viện trưởng Viện Vật lý, Viện Khoa học Việt Nam), Giáo sư Viện sĩ Alfred Kastler đã sang thăm Việt Nam (năm 1973, 7 năm sau khi nhận Giải Nobel về Vật lý).

Sau đó ông đã nhận đào tạo cho 3 nhà vật lý Việt Nam, hiện nay đều trở thành các nhà vật lý xuất sắc của nước ta.


[1] Giải Félix-Robin (trao lần đầu vào năm 1922) là một giải thưởng được Hội Vật lý Pháp trao cho một cho một nhà vật lý có công trình xuất sắc.

[2] Holweck (trao lần đầu vào năm 1945) là một giải thưởng được Hội Vật lý London (Vương quốc Anh) tạo ra để tưởng nhớ nhà vật lý người Pháp Fernand Holweck bị Gestapo tra tấn và giết hại do tham gia kháng chiến chống sự chiếm đóng của phát xít Đức. Giải thưởng được trao hàng năm luân phiên do Viện Vật lý Pháp cho một nhà vật lý người Pháp và do Hội Vật lý Pháp trao cho một nhà vật lý Anh.

[3] Huy chương vàng CNRS (trao lần đầu vào năm 1954) là giải thưởng khoa học cao nhất, được Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp trao tặng hàng năm, cho “một nhà khoa học đã có những đóng góp xuất sắc cho hoạt động và ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học. CNRS cũng trao tặng Huy chương Bạc Huy chương Đồng và cho hoạt động đổi mới.

[4] Giải Nobel về Vật lý (trao lần đầu vào năm 1901) là một giải thưởng được trao bởi Quĩ Nobel (theo mong muốn cuối cùng của nhà hóa học Alfred Nobel), cho nhà khoa học lỗi lạc có những đóng góp xuất sắc trong vật lý. Giải thưởng được các thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định vào tháng Mười hàng năm, Huy chương và Bằng chứng nhận của Quĩ Nobel được Vua Thụy Điển trao vào ngày 10 tháng 12, kỉ niệm ngày mất của người sáng lập giải thưởng.

[5] Giải Gentner-Kastler (trao lần đầu vào năm 1984) là một giải thưởng do Hội Vật lý Pháp (La Société Française de Physique SFP) và Hội Vật lý Đức (Deutsche Gesellschaft Physikalische DGP) trao cho các nhà vật để vinh danh nhà vật lý người Pháp Alfred Kastler và nhà vật lý người Đức Wolfgang Gentner.

[Nguồn: “Vật lý Ngày nay” (Hội Vật lý Việt Nam) Số 3, Tháng 8-2016, trang 20-21]

]]>
François Arago https://tudienwiki.com/francois-arago/ https://tudienwiki.com/francois-arago/#respond Wed, 23 Nov 2016 14:24:56 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1743 François Arago (26/2/1786 – 2/10/1853) Nhà thiên văn vật lý người Pháp. Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pari (từ 1809), sinh ở Estagel gần Perpinian. Tốt nghiệp trường Bách khoa Pari (1803). Từ 1805 là thư ký “Văn phòng Độ kinh”. Từ 1809 đến 1831 là giáo sư trường Bách khoa. Từ 1830 là thư ký viện Hàn lâm Pari và giám đốc đài Thiên văn Pari.

1830 – 1848 là nghị sĩ, sau cách mạng tháng Hai 1848, ông tham gia chính phủ làm bộ trưởng Hàng hải. Các công trình khoa học của ông thuộc về các ngành: thiên văn quang học, điện từ, khí tượng. Theo gợi ý của ông mà Leverrier đã tính sự nhiễu loạn của Thiên Vương Tinh để tìm ra Hải Vương Tinh, Fizeau và Foucault đã đo vận tốc ánh sáng và thu được các bức ảnh đầu tiên của Mặt Trời, ông đã chế tạo phân cực kế và nghiên cứu sự phân cực của ánh sáng.

Ông còn là một nhà phổ biến khoa học nổi tiếng, tác giả các cuốn sách “Thiên văn đại chúng”, “Tiểu sử các nhà thiên văn, các nhà vật lý và khí tượng nổi tiếng”. Ông cũng là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Petecbua từ năm 1829.

]]>
https://tudienwiki.com/francois-arago/feed/ 0
Anders Jonas Ångström https://tudienwiki.com/anders-jonas-angstrom/ https://tudienwiki.com/anders-jonas-angstrom/#respond Thu, 10 Nov 2016 02:59:56 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1658 Anders Jonas Ångström (13/8/1814 – 21/6/1874) là nhà vật lý thiên văn Thụy Điển, sinh ở Legde, 1839 tốt nghiệp đại học ở Upsal và giảng dạy tại đây, 1858 là giáo sư, từ 1843 làm việc ở đài thiên văn tại Upsal. Ångström là một trong những người đặt nền móng cho quang phổ học. 1868 ông đo các vạch Fraunhofer trong quang phổ Mặt Trời theo thang bước sóng tự nhiên, ông sử dụng đơn vị bằng một phần mười triệu milimét về sau vẫn dùng và đơn vị này được mang tên ông (1Å = 10-10m).

Anders Jonas Ångström

Anders Jonas Ångström

Năm 1869 ông lập atlas đầu tiên về các vạch quang phổ của ánh sáng Mặt Trời, ông còn nghiên cứu quang phổ các hành tinh và năm 1862 phát hiện được hyđro trong khí quyển Mặt Trời.

]]>
https://tudienwiki.com/anders-jonas-angstrom/feed/ 0
Anaximander https://tudienwiki.com/anaximander/ https://tudienwiki.com/anaximander/#respond Mon, 07 Nov 2016 15:24:20 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1634 Anaximander (tiếng Hy Lạp: Ἀναξίμανδρος, Anaximandros; khoảng 610 – 546 TCN) Nhà khoa học cổ Hy Lạp thời tiền Socrates. Ông sống ở Miletus, một thành phố ở Ionia; Milet thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Học trò Talet, tác giả tác phẩm “Về tự nhiên”. Lần đầu tiên ở Hy Lạp ông làm đồng hồ Mặt Trời, các dụng cụ thiên văn, cũng lần đầu tiên ông dùng que thẳng (thổ khuê) để xác định độ nghiêng của hoàng đạo đối với xích đạo. Ông cho rằng Vũ Trụ là vô tận, Trái Đất đứng yên ở trung tâm Vũ Trụ và đặt cơ sở ban đầu cho lý thuyết về sự quay của thiên cầu.

Một trong số các học trò của ông là Anaximenes và Pythagoras.

]]>
https://tudienwiki.com/anaximander/feed/ 0
Anaxagoras https://tudienwiki.com/anaxagoras/ https://tudienwiki.com/anaxagoras/#respond Sun, 06 Nov 2016 15:36:17 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1617 Anaxagoras (khoảng 500 – 428 TCN) là nhà triết học, toán học và thiên văn học cổ Hy Lạp, sinh ra tại thành phố Clazomenae ở Tiểu Á, dạy triết học ở Aten (Hy Lạp). Bị phạt về tội vô thần, ông chuyển đến Lampxac, tại đây ông xây dựng trường phái triết học. Trong các tác phẩm của ông, người ta tìm thấy nhiều phát hiện thiên văn đầu tiên có giá trị. Ông cho rằng Mặt Trăng nhận ánh sáng Mặt Trời rồi phản chiếu lại, giải thích nguyệt thực là do Mặt Trăng đi vào bóng tối của Trái Đất hay một thiên thể nào đó. Ông cho rằng Mặt Trăng tương tự như Trái Đất có núi đồi thung lũng và có thể có sự sống.

Anaxagoras nổi tiếng vì đã giới thiệu một khái niệm vũ trụ học Nous (lý trí), xem đó như một thế lực ra lệnh. Ông coi vật chất là một tập hợp vô tận các nguyên tố sơ khai bất tử, ám chỉ tới tất cả sự sinh ra và biến mất cho tới sự pha trộn và tách ly.

]]>
https://tudienwiki.com/anaxagoras/feed/ 0
Alpha https://tudienwiki.com/alpha/ https://tudienwiki.com/alpha/#respond Fri, 04 Nov 2016 12:21:32 +0000 https://tudienwiki.com/?p=1600 alpha (viết hoa Α, viết thường α, tiếng Hy Lạp: Αλφα) Chữ cái đầu tiên trong vần chữ cái Hy Lạp.

Alpha

Alpha

Trong thiên văn: (α) được dùng để chỉ ngôi sao sáng nhất trong mỗi chòm saọ, Theo thứ tự từ sáng đến kém sáng hơn, các sao được ký hiệu α (alpha), β (beta) (gama) δ (delta)… (trừ một vài ngoại lệ). Còn viết là anpha.

]]>
https://tudienwiki.com/alpha/feed/ 0