Du lịch Nepal – Bách khoa toàn thư mở https://tudienwiki.com Từ điển Wiki Wed, 07 Sep 2016 03:45:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Everest https://tudienwiki.com/everest/ https://tudienwiki.com/everest/#respond Wed, 07 Sep 2016 03:44:13 +0000 https://tudienwiki.com/?p=954 Đỉnh Everest (Hay còn gọi là Chomolungma) thuộc dãy Himalaya là đỉnh núi cao nhất trên thế giới, độ cao so với mặt nước biển là 8.844,43m. Chomolungma theo tiếng Tạng nghĩa là “Nữ thần núi tuyết”. Có quan điểm cho rằng thế giới bao gồm ba cực, đó là Bắc Cực, Nam Cực và đỉnh Chomolungma. Chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới này là một thử thách rất lớn đối với những người ưa thể thao mạo hiểm, nhưng vẫn không ít nhà leo núi đã bị sự hùng vĩ của đỉnh Chomolungma thu hút.

Đỉnh Everest

Đỉnh Everest

Năm 1921, một đội leo núi đến từ nước Anh do trung tá Charles Horward Bury dẫn đầu đã tiến hành cuộc chinh phục đỉnh Chomolungma, nhưng kết quả chỉ leo lên tới độ cao 7.000m. Năm 1922, lại có một đội leo núi khác của nước Anh thực hiện chuyến leo núi, nhờ sử dụng bình oxy nên độ cao đạt được là 8.320m. Năm 1924, đội leo núi thứ ba của Anh lại tìm đến với đỉnh Chomolungma, trong đó Geoge Mallorv và Andrevv Owen trang bị bình oxy hỗ trợ thở. Điều bất hạnh đã xảy ra với hai nhà thám hiểm, họ bị mất tích trong khi leo lên đỉnh. Thi thể của Mallory đã được phát hiện vào năm 1999 ở độ cao 8.150m, nhưng chiếc máy ảnh mà ông mang theo lại không được tìm thấy, do vậy người ta không thể biết Andrew Owen hay Geoge Mallory là người đầu tiên chinh phục đỉnh Chomolungma.

everest-2

Ngày 29 tháng 5 năm 1953, thành viên của đội leo núi nước Anh tên là Edmund Hillary 34 tuổi, người New Zealand và nhà leo núi Tenzing Norgay người Nepal đã cùng nhau men theo vách núi phía đông nam để leo lên đỉnh Chomolungma, kỷ lục leo lên đỉnh núi đầu tiên được thiết lập. Vào năm 1956, Albert Aguiler là người thứ hai trong lịch sử nhân loại chinh phục thành công đỉnh Chomolungma. Ngày 25 tháng 5 năm 1960, ba người Trung Quốc là Vương Phú Châu, Cống Bố, Khuất Ngân Hoa cũng đã leo thành công lên đỉnh núi cao nhất thế giới này. Đây là lần đầu tiên mà con người có thể leo lên trên đỉnh núi theo triền phía bắc. Từ đó trở đi có rất nhiều người khác leo lên tới đỉnh Chomolungma. Mặc dù không ít nhà leo núi xấu số đã mãi mãi ra đi giữa chốn non cao bao phủ đầy sương tuyết, nhưng môn leo núi vẫn giống như cục nam châm phát ra lực hút mạnh mẽ đối với nhiều người ưa thích mạo hiểm. Điểu đó thể hiện niềm tin và sự dũng cảm của con người trước muôn vàn khó khăn thử thách, đồng thời cũng khẳng định một chân lý: con người luôn chiến thắng trước thiên nhiên.

everest-3

Những cột mốc thời gian

  • 1921 Đoàn thám hiểm người Anh thám hiểm lối vượt qua tảng băng Rongbuk.
  • 1922 Đoàn thám hiểm Anh thứ hai, dưới sự chỉ huy của Tướng CG Bruce và lãnh đạo leo núi EI Strutt, và gồm cả George Mallory. George Finch cố gắng leo lên đỉnh lần đầu tiên sử dụng bình ôxy, và đạt được độ cao kỉ lục 8.321 mét. Chỉ một lúc sau, bảy nhà leo núi người Sherpa tử nạn trong một vụ tuyết lở, trở thành những cái chết đầu tiên được báo cáo trên Everest.
  • 1924 Đoàn thám hiểm Anh thứ ba đạt đến độ cao 8.500 mét. Vào 6 tháng 6, George Mallory và Andrew Irvine leo lên cố gắng đạt đến đỉnh nhưng lạc mất sau khi những đám mây khép lại. Một người chứng kiến đã nói rằng ông thấy họ gần đến đỉnh.
  • 1933 Lady Houston cấp tiếp cho một phi đội bay qua đỉnh để thả xuống một lá cờ liên hiệp Anh.
  • 1934 Maurice Wilson (người Anh) tử nạn trong cố gắng leo lên một mình.
  • 1938 Nhà thám hiểm leo núi Bill Tilman (Anh) dẫn đầu một đoàn thám hiểm theo sườn tây bắc, đạt được độ cao trên 8.200 meters (27.000 ft) không cần oxygen trước khi bị đẩy xuống vì thời tiết xấu.
  • 1950 Nepal mở cửa biên giới cho người nước ngoài. Bill Tilman và Charles Houston tổ chức một cuộc thám hiểm do thám lên Everest.
  • 1952 Một đoàn thám hiểm Thụy Sĩ, bao gồm cả Sherpa Tenzing Norgay bỏ cuộc vì kiệt sức, 200 mét nữa là đến đỉnh.
  • 1953 Đỉnh được đạt đến lần đầu tiên (trong lịch sử có ghi lại) vào lúc 11:30 am ngày 29 tháng 5 bởi người New Zealand Sir Edmund Hillary và người Sherpa tên Tenzing Norgay từ Nepal leo theo đường South Col.
  • 1960 Vào 25 tháng 5, một đội Trung Quốc bao gồm Wang Fuzhou, Gongbu và Qu Yinhua leo lên đỉnh lần đầu tiên theo Sườn Bắc.
  • 1963 Vào 22 tháng 5, hai người Mỹ là Tom Hornbein và Willi Unsoeld leo lên lần đầu tiên theo Sườn Tây.
  • 1963 Băng ngang lần đầu tiên bởi một đoàn thám hiểm Mỹ, bắt đầu leo từ phía đông và hạ xuống phía tây nam.
  • 1965 Vào 20 tháng 5, Nawang Gombu Sherpa trở thành người đầu tiên trèo lên đỉnh Everest hai lần.
  • 1975 Vào 16 tháng 5, Junko Tabei người Nhật là phụ nữ đầu tiên trên đỉnh núi.
  • 1975 Vào 27 tháng 5, một phụ nữ Tibet, Phantog, trở thành người phụ nữ đầu tiên leo lên đỉnh từ phía Tibet.
  • 1975 Đoàn thám hiểm phía tây nam người Anh dẫn đầu bởi Chris Bonington. Đạt lên đỉnh bởi 2 đội bao gồm Doug Scott, Dougal Haston, Peter Boardman, và Sirdar Pertemba. Phóng viên ảnh BBC Michael Burke không quay lại từ một cố gắng leo lên một mình.
  • 1978 Reinhold Messner (Ý, South Tyrol) và Peter Habeler (Áo) đạt đến đỉnh mà không cần bình ôxy.
  • 1980 Đoàn thám hiểm đầu tiên trong mùa đông bởi một đội từ Ba Lan (Leszek Cichy, Krzysztof Wielicki, Andrzej Czok và Jerzy Kukuczka).
  • 1980 Reinhold Messner (Ý, South Tyrol), người đầu tiên leo lên Everest một mình mà không cần bình ôxy.
  • 1982 Vào 5 tháng 10, Laurie Skreslet trở thành người Canada đầu tiên đạt đến đỉnh.
  • 1983 Lou Reichardt, Kim Momb, và Carlos Buhler Mỹ trở thành những người đầu tiên lên đỉnh theo mặt phía Đông.
  • 1984 Đoàn thám hiểm Úc đầu tiên leo lên Everest. Đoàn thám hiểm bao gồm Tim Macartney-Snape, Greg Mortimer, Andy Henderson và Lincoln Hall, hai người trong họ (Macartney Snape và Mortimer) đạt lên đến đỉnh. Được biết rằng nếu như Hall cố gắng leo đến đỉnh, nguyên cả đoàn sẽ tử nạn trên đỉnh núi.
  • 1988 Jean-Marc Boivin của Pháp bắt đầu bằng một paraglider từ đỉnh núi.
  • 1988 Stephen Venables của Anh trở thành người Anh đầu tiên đạt đến đỉnh mà không cần đến bình oxygen. Anh mở ra một con đường leo mới qua mặt phía Đông Kangshung.
  • 1990 Bertrand “Zebulon” Roche của Pháp trở thành người phương tây trẻ tuổi nhất leo lên Everest, ở tuổi 17.
  • 1991 Gabriel DeLeon trở thành người Mỹ pha chủng (mixed-race American) đầu tiên lên Đỉnh Everest. Không may, anh tử nạn chỉ sau 1.000 ft trên đường hạ xuống.
  • 1993 Chín mươi nhà leo núi chỉ trong mùa thu, sự thương mại hóa của việc “leo lên Everest” bắt đầu.
  • 1993 Ramon Blanco của Tây Ban Nha trở thành người cao tuổi nhất đạt lên đỉnh núi lúc 60 years, 160 ngày (kỉ lục bị phá năm 2001).
  • 1995 Alison Hargreaves trở thành phụ nữ đầu tiên leo lên Everest một mình không cần bình oxygen.
  • 1996 Hans Kammerlander (Ý, South Tyrol) leo lên núi từ phía bắc trong 16 giờ 45 phút và trở lại bằng cách trượt xuống.
  • 1996 Göran Kropp của Thụy Điển trở thành người đầu tiên đi xe đạp nguyên chặng đường từ Thụy Điển đến núi, đem xe lên núi không cần bình oxy, và sau đó đạp xe về lại nhà.
  • 1997 Veikka Gustafsson của Phần Lan trở thành người Phần Lan đầu tiên leo đến đỉnh mà không cần bình oxygen.
  • 1998 Tom Whittaker là người tàn tật đầu tiên lên đến đỉnh núi.
  • 1998 Bear Grylls trở thành người Anh trẻ nhất leo lên Everest và trở lại còn sống.
  • 1999 Người Sherpa tên Babu Chiri Sherpa của Nepal ở 21 giờ trên đỉnh núi.
  • 2000 Vào 7 tháng 10 Davo Karničar từ Slovenia trượt tuyết xuống một mạch từ đỉnh đến trại nền trong năm tiếng đồng hồ.
  • 2001 Vào 23 tháng 5 nhà leo núi 32 tuổi người Guatemala tên Jaime Viñals trở thành người Trung Mỹ đầu tiên leo lên Everest và là người Mỹ Latin thứ hai đạt được điều đó, cùng với nhà leo núi Mỹ tên Andy Lapkass dọc theo Sườn Bắc của Everest.
  • 2001 Vào 24 tháng 5 người Sherpa tên Temba Tsheri 15 tuổi trở thành người trẻ tuổi nhất leo lên Everest.
  • 2001 Vào 24 tháng 5 22 tuổi Marco Siffredi của Pháp trở thành người đầu tiên hạ xuống từ Everest bằng bảng trượt tuyết.[2]
  • 2001 Vào 25 tháng 5, 32 tuổi Erik Weihenmayer, từ Boulder, Colorado, trở thành người mù đầu tiên lên đến đỉnh.
  • 2001 Cùng ngày 64 tuổi Sherman Bull, của New Canaan, Connecticut, trở thành người cao tuổi nhất đạt đến đỉnh.
  • 2001 Cùng ngày, 19 đạt đến đỉnh, vượt qua con số 10 người trước đó. Tất cả đều sống sót.
  • 2002 Atsushi Yamada, sinh viên 23 tuổi người Nhật đã trở thành người trẻ nhất đạt đến 7 đỉnh núi cao nhất thế giới. Tháng 5 năm đó, anh đã leo lên Everest, mang theo máy tính IBM ThinkPad suốt cuộc hành trình
  • 2003 Vào 21 tháng 5, 21 tuổi Jess Roskelley, của Spokane, Washington, trở thành người Mỹ trẻ nhất leo lên Everest, thông qua đường theo sườn Bắc-Đông Bắc.
  • 2003 Vào 22 tháng 5, 23 tuổi Ben Clark, từ Clarksville, Tennessee, là người Mỹ trẻ thừ nhì lên Everest, theo sườn Bắc-Đông bắc.
  • 2003 Yuichiro Miura trở thành người cao tuổi nhất đạt đến đỉnh Everest. Ông 70 tuổi và 222 ngày khi đạt đến đỉnh (vào ngày 22 tháng 5).
  • 2003 25 tuổi người Nepal Sherpa, Pemba Dorjie, lập kỉ lục leo lên nhanh nhất trong 12 giờ 45 phút vào 23 tháng 5.
  • 2003 Chỉ 3 ngày sau đó, Sherpa Lakpa Gelu phá kỉ lục này với 10 giờ 56 phút. Sau khi cãi nhau với Dorjie, bộ du lịch khẳng định kỉ lục mới của Gelu vào tháng 7 .
  • 2004 Pemba Dorjie phá kỉ lục của anh, lần leo lên này mất 8 giờ 10 phút vào 21 tháng 5.
  • 2005 Apa Sherpa từ Thame leo lên đỉnh lần thứ 15.
  • 2005 Nhà nước Trung Quốc bảo trợ một đoàn đo đạc với 24 thành viên đạt lên đỉnh vào 22 tháng 5 để neo các thiết bị đo cho việc đo lại độ cao của đỉnh. GPS, các radar mặt đất, cũng như các phương pháp truyền thống được sử dụng để xem xét độ dày của băng tuyết và so sánh với các số liệu lịch sử.
  • 2005. Vào 14 tháng 5, một trực thăng của Eurocopter bay lên đỉnh lần đầu tiên. Nó đã đáp xuống nhưng sau đó phi công nói với chính quyền Nepal là điểm đáp thực ra 3.300 feet (1.000 m) bên dưới đỉnh núi.
  • 2005 Moni Mulepati và Pemba Dorjie cưới nhau trên đỉnh núi.
  • 2006 Lakpa Tharke Sherpa đã lập nên một kỷ lục kỳ quái: cởi bỏ áo quần, khỏa thân 3 phút trên đỉnh Everest mà không biết rằng anh này đã bị chỉ trích vì đã làm ô uế ngọn núi linh thiêng.
  • 2007 Katsusuke Yanagisawa trở thành người cao tuổi nhất (71) leo lên đỉnh Everest.
  • 2007 Rob Baber lập kỷ lục về việc gọi điện và gửi tin nhắn thành công bằng chiếc ĐTDĐ Motorola Z8 từ trên đỉnh Everest.
  • 2008 ngày 22 tháng 5 Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh là 3 vận động viên Việt Nam đầu tiên đã đạt được đỉnh Everest; ngày 26 tháng 5 Min Bahadur Sherchan đã vượt qua cụ già người Nhật để trở thành người nhiều tuổi nhất (76) đạt đến đỉnh.
  • 2010 ngày 21 tháng 5 Apa Sherpa là người trèo lên Everest nhiều lần nhất với 20 lần.
  • 2010 ngày 22 tháng 5 Jordan Romero, người Mỹ, đã là người trẻ nhất chinh phục Everest khi anh 13 tuổi.

Xem thêm

Liên kết ngoài

]]>
https://tudienwiki.com/everest/feed/ 0
Thung lũng Kathmandu https://tudienwiki.com/thung-lung-kathmandu/ https://tudienwiki.com/thung-lung-kathmandu/#respond Wed, 07 Sep 2016 03:26:01 +0000 https://tudienwiki.com/?p=947 Thung lũng Kathmandu (Tiếng Nepal: काठमाडौं उपत्यका) nằm ở phía nam của dãy Himalaya, với độ cao trung bình so với mực nước biển là 1.500m. Kathmandu là một địa danh nổi tiếng của đất nước Nepal, chia làm hai thành phố nhỏ: Patan và Bhaktapur. Thung lũng Kathmandu chạy theo hướng đông – tây với tổng chiều dài là 32.000m, chiều rộng bắc – nam là 25.000m. Ở khu vực phụ cận của thung lũng, người ta đã phát hiện được rất nhiều di chỉ, bao gồm Quảng trường Durbar, các quần thể tôn giáo Pashupatinath, Swayambhunath, Baudhanath, Budhanilkantha và đền thờ của Ấn Độ giáo mang tên Changu Narayan. Tất cả các di chỉ đó đều được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

thung-lung-kathmandu

Hiện tại, Kathmandu chính là thủ đô của Nepal. Với diện tích khoảng hơn 50km3, Kathmandu được thành lập vào năm 732 sau Công nguyên, ban đầu lấy tên là “Kandy Poole” có nghĩa là “Thành phố ánh sáng”. Trong lịch sử, Kathmandu từng là thủ đô Hoàng gia và trung tâm tôn giáo. Vào thế kỷ XII sau Công nguyên, vua Richardson đã xây dựng nên ngôi chùa Một Cột, trở thành trung tâm của thành phố. Sau đó, thành phố được mở rộng ra xung quanh ngôi chùa ấy. Đến năm 1593, Kandy Poole đổi tên thành Kathmandu, có nghĩa là “Chùa Một Cột”. Thung lũng Kathmandu là một tuyến giao thông huyết mạch nối liền Trung Quôc và Ấn Độ, chính vì vậy mà Kathmandu đã trở thành nơi hội tụ của ba tôn giáo: Ấn Độ giáo, Phật giáo và Lạt Ma giáo. Do Kathmandu là thành phố đa tôn giáo nên ngày càng có nhiều chùa chiền và bảo tháp mọc lên. Một thực tế ở đây là số lượng chùa chiền nhiều hơn khu dân cư, tượng Phật nhiều hơn người dân. Theo thống kê có khoảng 2.700 ngôi chùa. Với đặc điểm đó, Kathmandu còn được gọi với cái tên gần gũi “Thành phố chùa chiền”. Phía tây thành phố còn có một bảo tháp cổ kính khoảng 2.500 năm tuổi mang tên Svalbard. Ngoài ra, cách trung tâm thành phố khoảng 8km về hướng đông có một bảo tháp cổ khác mang tên Pertie.

thung-lung-kathmandu-2

Có người cho rằng: “Những con phố trong thành phố Kathmandu tựa như những con đường thời gian, bởi nó mang dấu ấn lịch sử đất nước Nepal”, ở Kathmandu, bất kể khía cạnh nào: lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chủng tộc… cũng là mô hình thu nhỏ của đất nước Nepal.

Thành cổ Patan của Nepal cũng là một trong những thành phố nằm trong khu vực thung lũng Kathmandu. Patan cách thành phố Kathmandu 5km về hướng nam, thành phố này ra đời vào khoảng năm 298 sau Công nguyên, là thành phố cổ kính nhất của Nepal. Xa xưa, thành Patan chính là trung tâm thương mại phồn thịnh nhất ở thung lũng Kathmandu. Toàn bộ thành phố được thiết kế theo kiến trúc Phật giáo. Hoàng cung được bố trí ở vị trí trung tâm, xung quanh là các tháp Phật, trong trung tâm thành phố có một ngọn tháp làm bằng sứ mang vẻ thanh tịnh nơi xứ Phật. Hoàng cung nơi vua ngự giá bao gồm một hệ thống cung điện hoa lệ. Trong thành Patan không chỉ có 136 ngôi chùa lớn mà còn có 55 ngôi miếu lợp ngói, do đó người dân Nepal còn gọi Patan bằng cái tên đậm tính đặc trưng “Cố đô tinh hoa nghệ thuật”.

thung-lung-kathmandu-3

Thành Bukkong hay còn gọi là Bhaktapur theo tiếng Phạn có nghĩa là “Thành Tín Ngưỡng”, cách thành Kathmandu 12km về phíạ đông, được xây dựng từ năm 389 sau Công nguyên. Vào thế kỷ XIII sau Công nguyên, vương triều Mara đã định đô tại đây. Đến năm 1768, Bhaktapur trở thành trung tâm văn hóa – chính trị của Nepal, đây cùng là nơi khởi nguồn cho kiến trúc và nghệ thuật của Nepal.

Đến VỚI Bhaktabu, du khách sẽ không khỏi bị choáng ngợp bởi cung điện nguy nga của vương triều Mara gồm 55 tiểu cung. Thung lũng Kathmadu đã trở thành điểm hẹn của du khách trên toàn thế giới bởi 2.700 ngôi chùa và nhiều danh thắng khác đang trường tồn cùng thời gian. Sức cuốn hút trong mỗi ngôi chùa thể hiện ở nét hoa văn tinh xảo điêu khắc trên những cột gỗ và đỉnh đồng, tường gạch đỏ tươi, đồng thời việc bố trí xen kẽ những ngôi chùa cũng làm nên cảnh tượng đặc sắc cho thung lũng Kathmandu. Góp phần vào quang cảnh thung lũng tựa như bức tranh sơn mài giàu màu sắc đó là những bảo tháp, tháp Ấn Độ và động Vihara.

Liên kết ngoài

]]>
https://tudienwiki.com/thung-lung-kathmandu/feed/ 0