Thung lũng Kathmandu

Thung lũng Kathmandu (Tiếng Nepal: काठमाडौं उपत्यका) nằm ở phía nam của dãy Himalaya, với độ cao trung bình so với mực nước biển là 1.500m. Kathmandu là một địa danh nổi tiếng của đất nước Nepal, chia làm hai thành phố nhỏ: Patan và Bhaktapur. Thung lũng Kathmandu chạy theo hướng đông – tây với tổng chiều dài là 32.000m, chiều rộng bắc – nam là 25.000m. Ở khu vực phụ cận của thung lũng, người ta đã phát hiện được rất nhiều di chỉ, bao gồm Quảng trường Durbar, các quần thể tôn giáo Pashupatinath, Swayambhunath, Baudhanath, Budhanilkantha và đền thờ của Ấn Độ giáo mang tên Changu Narayan. Tất cả các di chỉ đó đều được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

thung-lung-kathmandu

Hiện tại, Kathmandu chính là thủ đô của Nepal. Với diện tích khoảng hơn 50km3, Kathmandu được thành lập vào năm 732 sau Công nguyên, ban đầu lấy tên là “Kandy Poole” có nghĩa là “Thành phố ánh sáng”. Trong lịch sử, Kathmandu từng là thủ đô Hoàng gia và trung tâm tôn giáo. Vào thế kỷ XII sau Công nguyên, vua Richardson đã xây dựng nên ngôi chùa Một Cột, trở thành trung tâm của thành phố. Sau đó, thành phố được mở rộng ra xung quanh ngôi chùa ấy. Đến năm 1593, Kandy Poole đổi tên thành Kathmandu, có nghĩa là “Chùa Một Cột”. Thung lũng Kathmandu là một tuyến giao thông huyết mạch nối liền Trung Quôc và Ấn Độ, chính vì vậy mà Kathmandu đã trở thành nơi hội tụ của ba tôn giáo: Ấn Độ giáo, Phật giáo và Lạt Ma giáo. Do Kathmandu là thành phố đa tôn giáo nên ngày càng có nhiều chùa chiền và bảo tháp mọc lên. Một thực tế ở đây là số lượng chùa chiền nhiều hơn khu dân cư, tượng Phật nhiều hơn người dân. Theo thống kê có khoảng 2.700 ngôi chùa. Với đặc điểm đó, Kathmandu còn được gọi với cái tên gần gũi “Thành phố chùa chiền”. Phía tây thành phố còn có một bảo tháp cổ kính khoảng 2.500 năm tuổi mang tên Svalbard. Ngoài ra, cách trung tâm thành phố khoảng 8km về hướng đông có một bảo tháp cổ khác mang tên Pertie.

thung-lung-kathmandu-2

Có người cho rằng: “Những con phố trong thành phố Kathmandu tựa như những con đường thời gian, bởi nó mang dấu ấn lịch sử đất nước Nepal”, ở Kathmandu, bất kể khía cạnh nào: lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chủng tộc… cũng là mô hình thu nhỏ của đất nước Nepal.

Thành cổ Patan của Nepal cũng là một trong những thành phố nằm trong khu vực thung lũng Kathmandu. Patan cách thành phố Kathmandu 5km về hướng nam, thành phố này ra đời vào khoảng năm 298 sau Công nguyên, là thành phố cổ kính nhất của Nepal. Xa xưa, thành Patan chính là trung tâm thương mại phồn thịnh nhất ở thung lũng Kathmandu. Toàn bộ thành phố được thiết kế theo kiến trúc Phật giáo. Hoàng cung được bố trí ở vị trí trung tâm, xung quanh là các tháp Phật, trong trung tâm thành phố có một ngọn tháp làm bằng sứ mang vẻ thanh tịnh nơi xứ Phật. Hoàng cung nơi vua ngự giá bao gồm một hệ thống cung điện hoa lệ. Trong thành Patan không chỉ có 136 ngôi chùa lớn mà còn có 55 ngôi miếu lợp ngói, do đó người dân Nepal còn gọi Patan bằng cái tên đậm tính đặc trưng “Cố đô tinh hoa nghệ thuật”.

thung-lung-kathmandu-3

Thành Bukkong hay còn gọi là Bhaktapur theo tiếng Phạn có nghĩa là “Thành Tín Ngưỡng”, cách thành Kathmandu 12km về phíạ đông, được xây dựng từ năm 389 sau Công nguyên. Vào thế kỷ XIII sau Công nguyên, vương triều Mara đã định đô tại đây. Đến năm 1768, Bhaktapur trở thành trung tâm văn hóa – chính trị của Nepal, đây cùng là nơi khởi nguồn cho kiến trúc và nghệ thuật của Nepal.

Đến VỚI Bhaktabu, du khách sẽ không khỏi bị choáng ngợp bởi cung điện nguy nga của vương triều Mara gồm 55 tiểu cung. Thung lũng Kathmadu đã trở thành điểm hẹn của du khách trên toàn thế giới bởi 2.700 ngôi chùa và nhiều danh thắng khác đang trường tồn cùng thời gian. Sức cuốn hút trong mỗi ngôi chùa thể hiện ở nét hoa văn tinh xảo điêu khắc trên những cột gỗ và đỉnh đồng, tường gạch đỏ tươi, đồng thời việc bố trí xen kẽ những ngôi chùa cũng làm nên cảnh tượng đặc sắc cho thung lũng Kathmandu. Góp phần vào quang cảnh thung lũng tựa như bức tranh sơn mài giàu màu sắc đó là những bảo tháp, tháp Ấn Độ và động Vihara.

Liên kết ngoài

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 10:27 Sáng ngày 07/09/2016