Lịch sử – Bách khoa toàn thư mở https://tudienwiki.com Từ điển Wiki Mon, 25 Sep 2023 08:42:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Tết Trung Thu https://tudienwiki.com/tet-trung-thu/ Thu, 27 Jul 2023 01:00:00 +0000 https://tudienwiki.com/?p=9917 Tết Trung thu là một trong những lễ hội cổ truyền của Việt Nam, được công nhận là “Tết thiếu nhi”,  tổ chức các hoạt động đặc biệt như múa lân, đốt pháo hoa, làm đèn lồng và thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh Trung Thu. Đặc biệt, Tết Trung thu còn mang ý nghĩa là dịp để các thế hệ gia đình sum họp, chia sẻ niềm vui và tình yêu thương.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu, còn được gọi với các tên như: Tết trông Trăng, Tết hoa đăng hay Rằm Trung thu, là một lễ hội truyền thống quan trọng diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, tức là ngày 15 tháng 8 – ngày trăng sáng nhất và đẹp nhất. Đây là một dịp lễ đặc biệt được người dân Việt Nam mong chờ và được tổ chức.

Nguồn gốc

Đến nay, vẫn chưa xác minh rõ ràng được lịch sử tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, Người Trung Hoa cổ đại lại cho rằng Tết Trung thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8.

Ba truyền thuyết được người ta biết đến nhiều nhất để nói về nguồn gốc của ngày tết Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Những sự tích Tết Trung thu này đã gắn liền với nền văn hóa Việt Nam, trở thành những câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác, đồng thời tạo nên sự độc đáo, ý nghĩa của Tết Trung thu trong quan niệm và truyền thống dân gian Việt Nam.

Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất. Nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng khi trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.

Khi du nhập vào Việt Nam, Tết Trung thu được tổ chức cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Trong các gia đình thường bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả…

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

Ý nghĩa

Thuở sơ khai, Tết Trung thu được coi là Tết của người lớn. Đây là dịp để mọi người thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên khi trời vào thu, uống trà ăn bánh, ngắm ánh trăng rằm tròn vành vạch trên đầu. Con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui và nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp, con cháu quay về tụ họp bày tỏ sự biết ơn, chăm sóc, báo hiếu tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Vì thế Tết Trung thu còn được coi là dịp để đoàn viên.

Trải qua thời gian, Tết Trung thu dần trở thành ngày Tết của trẻ em. Bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con cầm tay đi chơi rước đèn, chơi đùa thỏa thích khi đêm xuống mà không sợ bị ai trách mắng. Cỗ mừng Trung thu thường có bánh trung thu, kẹo ngọt,… và các thứ hoa quả. Đây là dịp để cha mẹ thể hiện tình thương yêu con cái gia tăng tình cảm gia đình thêm khăng khít.

Theo lời các cụ xưa kể lại, vào ngày rằm tháng tám, trai gái trong làng còn cùng nhau hát điệu Trống quân. Điệu hát này hay được diễn xướng trong những đêm trăng rằm trời sáng, vào dịp Tết Trung thu thì càng thêm thích hợp. Chẳng những để vui chơi giải trí mà đây còn là hình thức để trai gái tìm hiểu nhau trước hôn nhân. Qua tiếng hát để tìm người trăm năm phối ngẫu, dùng những ca từ uyển chuyển để chinh phục trái tim. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân theo truyền thuyết đã có từ rất lâu, có từ thời vua lạc long quân.

Ngoài ra, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

Phong tục Tết Trung thu ở nước ta

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Các hoạt động chủ yếu của Tết Trung thu là vui chơi, văn nghệ vui nhộn mang đậm nét đặc trưng như:

Rước đèn trung thu

Trẻ em được ông bà, cha mẹ chuẩn bị chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Rước đèn trung thu là hoạt động không thể thiếu và rất nhiều trò chơi vô cùng hấp dẫn. Ngày này, người lớn cũng có thể thỏa sức vui chơi cùng con trẻ, cùng nhau phá cỗ rước đèn tạo nên một bầu không khí đầm ấm, sum vầy.

tet trung thu 1
Hoạt động rước đèn rất được trẻ em yêu thích

Múa Sư tử (múa Lân)

Múa Lân trong dịp tết Trung thu, con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà. Đội múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu Lân và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ngoài ra còn có thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu Lân,… Đám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.

tet trung thu 2
Múa lân

Phong tục cắt bánh trung thu

Bánh trung thu là món không thể thiếu vào dịp Tết Trung thu. Bánh được voi là biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Sau này, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp.

Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

]]>
2020 https://tudienwiki.com/nam-2020/ https://tudienwiki.com/nam-2020/#respond Wed, 01 Jan 2020 10:15:03 +0000 https://tudienwiki.com/?p=5638 Năm 2020 (số La Mã: MMXX) Trong lịch Gregory (Tây lịch), nó sẽ là năm thứ 2020 của Công nguyên (Anno Domini); năm thứ 20 của thiên niên kỷ thứ 3 và của thế kỷ 21; và là năm cuối cùng của thập niên thứ 2 trong thế kỷ 21.

Sự kiện diễn ra

Thế giới

  • Giải Oscar lần thứ 92
  • Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020
  • Thế vận hội Mùa hè 2020
  • Tàu vũ trụ Hy Vọng sẽ được cơ quan vũ trụ của UAE phóng về Sao Hỏa tháng 7, dự kiến tới nơi năm 2021.
  • Kính thiên văn không gian James Webb dự kiến phóng lên quỹ đạo.
  • Chương trình thăm dò sao Hỏa Mars 2020 của NASA được lên kế hoạch phóng đi vào tháng 7.

Việt Nam

  • Giải đua ô tô Công thức 1 Việt Nam
  • Hoa hậu Sắc đẹp Quốc tế 2020 (Miss Charm International) tại Thành phố Hồ Chí Minh (Từ ngày 3 tháng 1, 2020 đến 16 tháng 1, 2020)
  • Năm Du lịch quốc gia 2020 do tỉnh Ninh Bình đăng cai.
  • Hoa hậu Kinh đô Asean 2020 tại Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình, Việt Nam (Từ ngày 5 tháng 4, 2020 đến 27 tháng 4, 2020)

Thiên văn

  • Mưa sao băng (Mưa sao băng Quadrantids thường xuất hiện từ ngày 1-5 tháng 1 hằng năm)
  • Siêu trăng (Lần siêu trăng đầu tiên: 9 tháng 2, lần 2: 10 tháng 3, lần 3: 8 tháng 4)
  • Nhật thực hình khuyên (21 tháng 6)
  • Nguyệt thực nửa tối (Diễn ra vào 4 ngày 1/1, ngày 6/6, ngày 5/7 và ngày 30/11)
  • Đại giao hội giữa Mộc Tinh và Thổ Tinh (21 tháng 12)

Bóng đá

  • Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020
  • Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Á 2020
  • Vòng chung kết U19 châu Á 2020 (Từ ngày 2 đến 12 tháng 7 tại Uzbekistan)
  • AFF Cup 2020 (Từ ngày 23 tháng 11 đến 31 tháng 12)
  • AFF Cup nữ 2020
  • Vòng loại thứ 2 World Cup 2022

Sinh

  • Đứa trẻ Việt Nam đầu tiên được sinh ra đời vào đúng thời khắc giao thừa chuyển giao năm 2019 và 2020 tại Bệnh viện Hùng Vương, được biết bé nặng 2,9kg và đến từ Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Mất

Giải Nobel

Thành tích nổi bật

Việt Nam

  • Việt Nam có cơ hội rất lớn lọt vào vòng loại cuối cùng World Cup 2022

 

]]>
https://tudienwiki.com/nam-2020/feed/ 0
Lê Đại Hành https://tudienwiki.com/le-dai-hanh/ https://tudienwiki.com/le-dai-hanh/#respond Sat, 30 Apr 2016 02:16:06 +0000 https://tudienwiki.com/?p=590 Lê Đại Hành (941-1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê. Ông là một trong 14 anh hùng dân tộc của Việt Nam.

Lê Đại Hành là người có công lớn trong việc đánh đuổi quân Tống ở phương Bắc và quân Chiêm ở phương Nam. Cha mẹ ông mất sớm nên một viên quan họ Lê đã nhận nuôi ông. Với khí phách, diện mạo hơn người, ông rất mực được cha nuôi yêu thương. Nhờ ý chí lớn, ông được vua Đinh Tiên Hoàng tin tưởng giao cho 1 nghìn quân sĩ để quản lý. Sau khi Đinh Tiên Hoàng mất vào năm 979, Lê Đại Hành nhiếp chính cho vua. Năm 980, nhà Tống đem quân xâm lược nước Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành được quần thần tin tưởng thỉnh xin thái hậu phong lên làm vua. Sau khi dẹp tan quân Tống, ông cho ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp. Ông còn là vị vua đầu tiên mở ra Lễ tịch điền, đào sông và nó đã trở thành phương châm hoạt động cho các triều đại sau này. Lê Đại Hành còn nổi tiếng là người có chính sách ngoại giao mềm mỏng, khéo léo.

le-dai-hanh

Vua Lê Đại Hành

]]>
https://tudienwiki.com/le-dai-hanh/feed/ 0
Hai Bà Trưng https://tudienwiki.com/hai-ba-trung/ https://tudienwiki.com/hai-ba-trung/#respond Thu, 28 Apr 2016 03:15:58 +0000 https://tudienwiki.com/?p=588 Hai Bà Trưng là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai bà là những anh hùng dân tộc của Việt Nam, có công dẹp tan quân Hán.

Năm 40, vì để trả nợ nước, thù giết chồng, Hai Bà Trưng nổi dậy chiến đấu chống quân xâm lược. Sau khi đánh cho Tô Định phải bỏ chạy về Nam Hải, Trưng Trắc tự xưng làm vua, gọi là Trưng Nữ Vương. Năm 41, nhà Hán thấy Trưng Trắc xưng vương bèn cho quân tiến vào xâm lược. Nhận thấy tình thế bất lợi, Hai Bà Trưng cho lui quân về Cấm Khê. Đến năm 43, Hai Bà Trưng bị thất bại và nhảy sông tự tử. Hai Bà Trưng được đánh giá rất cao trong lịch sử Việt Nam. Vì mang thân phận phụ nữ trong thời kỳ phong kiến là một khó khăn rất lớn thế mà Hai Bà Trưng lại có thể tập hợp lực lượng chiến đấu chống quân xâm lược.

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng

Đền thờ Hai Bà Trưng hiện nay đặt tại Hà Nội. Tên tuổi của Hai Bà Trưng được đặt cho các trường học, tên đường tại nhiều thành phố của Việt Nam.

]]>
https://tudienwiki.com/hai-ba-trung/feed/ 0
Ngô Quyền https://tudienwiki.com/ngo-quyen/ https://tudienwiki.com/ngo-quyen/#respond Mon, 25 Apr 2016 02:24:49 +0000 https://tudienwiki.com/?p=585 Ngô Quyền (898-944) là người mở đầu cho nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với chiến thắng Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc cho dân tộc Việt Nam.

Ngô Quyền xuất thân trong một dòng họ hào trưởng tại Đường Lâm, sau khi làm con rể của Dương Đình Nghệ thì ông được giao cho binh quyền. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị giết chết, Ngô Quyền tập hợp lực lượng đánh họ Kiều. Một năm sau đó, Kiều Công Tiễn bị giết chết, quân Nam Hán thất bại thảm hại trong trận Bạch Đằng. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chuyển kinh đô từ Đại La sang Cổ Loa. Năm 944, Ngô Quyền qua đời.

Vua Ngô Quyền

Vua Ngô Quyền

Cho đến nay vẫn chưa xác định được là quê quán của Ngô Quyền ở đâu: Hà Nội, Thanh Hóa hay Hà Tĩnh? Đền thờ của Ngô Quyền đặt tại xã Đường Lâm. Ngày nay cứ đến trung tuần tháng hai âm lịch là nhân dân lại tổ chức lễ hội, hát chèo quanh sông Bạch Đằng để tưởng nhớ đến chiến công hiển hách của Ngô Quyền.

]]>
https://tudienwiki.com/ngo-quyen/feed/ 0
Võ Nguyên Giáp https://tudienwiki.com/vo-nguyen-giap/ https://tudienwiki.com/vo-nguyen-giap/#respond Sat, 23 Apr 2016 02:12:11 +0000 https://tudienwiki.com/?p=583 Võ Nguyên Giáp (1911-2013) là vị tướng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người chỉ huy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Võ Nguyên Giáp quê ở Quảng Bình, xuất thân là nhà sử học. Từ nhỏ ông có hoàn cảnh khó khăn, phải phụ mẹ làm lụng kiếm tiền và nhờ những câu chuyện lịch sử của mẹ kể hàng đêm mà ông đã nuôi trong lòng một ý chí cách mạng rất lớn.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp từ nhỏ đã học hành giỏi giang, luôn đứng đầu học tập trong trường Quốc học Huế. Sau khi cùng bạn bè tổ chức bãi khóa thì bị đuổi học. Thời gian sau ông tham gia viết báo cho tờ Tiếng dân. Năm 1928, Võ Nguyên Giáp chính thức tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1940, ông tham gia Đảng cộng sản Đông Dương. Một năm sau, Võ Nguyên Giáp trở về Việt Nam cùng với Hồ Chí Minh. Năm 1944, ông nhận lệnh của Hồ Chí Minh thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

]]>
https://tudienwiki.com/vo-nguyen-giap/feed/ 0
Nguyễn Huệ https://tudienwiki.com/nguyen-hue/ https://tudienwiki.com/nguyen-hue/#respond Thu, 21 Apr 2016 02:12:37 +0000 https://tudienwiki.com/?p=580 Nguyễn Huệ (1753-1792), hay còn được gọi là Quang Trung hoàng đế, là vị vua thứ hai triều Tây Sơn. Ông là một vị tướng xuất sắc trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Huệ cùng với hai người anh em khác của mình lãnh đạo cuộc khời nghĩa Tây Sơn, là những người đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của môn võ Bình Định.

Nguyễn Huệ với tài năng thao lược của mình đã giúp tăng uy tín cho bản thân cũng như là khởi nghĩa Tây Sơn. Quân do ông chỉ huy đánh đâu thắng đó. Nguyễn Nhạc đã sai Nguyễn Huệ cầm quân tiến vào Nam để chiếm Phú Yên từ tay nhà Nguyễn. Chính chiến thắng giành được Phú Yên đã đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp cầm quân của Nguyễn Huệ. Năm 1777, Nguyễn Huệ lại giành thắng lợi lớn trong trận Gia Định.

Vua Nguyễn Huệ

Vua Nguyễn Huệ

Khi Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu viện, quân Xiêm nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh biên giới. Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đem quân vào Nam chiến đấu. Năm 1785, với chiến thắng vang dội của trận Rạch Gầm – Xoài Mút, quân Xiêm đã phải khiếp sợ trước sức mạnh của quân Tây Sơn. Về sau nghĩa quân Tây Sơn còn dẹp tan nhà Trịnh. Sau khi giành được giang sơn thì anh em Nguyễn Huệ lại xảy ra chiến tranh. Điều này làm cho tàn dư nhà Trịnh, nhà Nguyễn nổi dậy.

Năm 1792, Nguyễn Huệ qua đời.

]]>
https://tudienwiki.com/nguyen-hue/feed/ 0
Lý Thường Kiệt https://tudienwiki.com/ly-thuong-kiet/ https://tudienwiki.com/ly-thuong-kiet/#respond Tue, 19 Apr 2016 02:00:48 +0000 https://tudienwiki.com/?p=578 Lý Thường Kiệt (1019-1105) là một vị quan có công lớn trong việc đánh đuổi quân Tống. Ông là tác giả của “Nam Quốc sơn hà”, tác phẩm này được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Tướng Lý Thường Kiệt

Tướng Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt làm chức thái giám, theo hầu hạ Lý Thái Tông. Lý Thường Kiệt được phong tới chức Kiểm hiệu thái bảo. Khi người Mường nổi loạn vào năm 1054, ông được vua Lý Thánh Tông giao cho nhiệm vụ đi chiến đấu. Sau này ông còn theo hoàng đế đánh chiếm Chiêm Thành.

Khi vua Lý Thánh Tông mất vào năm 1072, Lý Thường Kiệt đã hỗ trợ Thái phi Ỷ Lan buông rèm nhiếp chính chống lại Thái sư Lý Đạo Thành. Sau khi Ỷ Lan lên ngôi Thái hậu thì quyền lực của Lý Thường Kiệt cũng được củng cố rất nhiều và sau đó ông đã lập rất nhiều chiến công. Lý Thường Kiệt được phong chức Thái úy, là vị thái giám đầu tiên có nhiều đóng góp cho đất nước. Nhờ những công lao to lớn đó mà ông được mang họ của vua.

Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất.

]]>
https://tudienwiki.com/ly-thuong-kiet/feed/ 0
Lý Thái Tông https://tudienwiki.com/ly-thai-tong/ https://tudienwiki.com/ly-thai-tong/#respond Mon, 18 Apr 2016 09:13:42 +0000 https://tudienwiki.com/?p=568 Lý Thái Tông (1000-1054) là vị vua đời thứ hai của triều đại họ Lý. Ông là vị vua có tài trị nước, tâm lòng nhân từ.

Lý Thái Tông có dung mạo hơn người lại thông minh sắc sảo từ nhỏ nên rất được cha của mình là Lý Thái Tổ-lúc bấy giờ vẫn còn làm quan triều đại Tiền Lê. Sau khi được phong làm Đông cung Thái tử, ông được cử đi đánh giặc và lập nhiều chiến công hiển hách. Sau khi Thái tổ hoàng đế băng hà thì xảy ra Tam vương chi loạn để tranh giành ngôi vua.

ly-thai-tong

Vua Lý Thái Tông

Năm 1028, ông dẹp xong cuộc chiến này và lên ngôi vua. Đến năm 1038 thì Nùng Tồn Phúc nổi dậy làm loạn nên gọi là Loạn họ Nùng. Lý Thái Tông phải đích thân đem quân đi dẹp loạn. Năm 1053, Nùng Trí Cao bị đánh bại và bị nhà Tống giết chết. Sau này ông còn thu phục được Chiêm Thành. Ông vốn là người nhân từ nên đã ra lệnh không giết những người Chiêm Thành. Năm 1042 Lý Thái Tông cho ban hành Hình thư nhằm cải cách việc xử án. Ông mất năm 1054. Đền thờ của ông đặt tại Bắc Ninh.

]]>
https://tudienwiki.com/ly-thai-tong/feed/ 0
Lê Thái Tổ https://tudienwiki.com/le-thai-to/ https://tudienwiki.com/le-thai-to/#respond Thu, 14 Apr 2016 02:12:14 +0000 https://tudienwiki.com/?p=564 Lê Thái Tổ (1385-1433) có tên thật là Lê Lợi. Ông là người đã đánh tan quân Minh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Lê Thái Tổ còn được người đời nhắc đến trong sự tích Hồ Gươm.

Vua Lý Thái Tổ

Vua Lý Thái Tổ

Lê Lợi sinh ra trong một dòng họ là quân trưởng một phương. Ông được người đời mô tả có dáng vẻ và trí tuệ hơn người. Lê Lợi lớn lên trong bối cảnh nhà Hồ sụp đổ, quân Minh thì nhân cơ hội đánh chiếm, đàn áp dân Việt. Bọn giặc còn dùng những chính sách vô nhận đạo nhằm xóa bỏ hoàn toàn lịch sử, văn minh của nước Việt. Lê Lợi đã cùng những người yêu nước khác chỉ huy khởi nghĩa Lam Sơn, chiến đấu chống quân xâm lược. Tháng 12 năm Đinh Mùi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi ra lệnh cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để báo tin đã đánh thắng quân Minh. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, lập nên nhà nước Đại Việt. Sau khi lên ngôi, ông đã ban hành các chính sách cải cách về ruộng đất, giáo dục. Năm 1433, Lê Lợi qua đời.

]]>
https://tudienwiki.com/le-thai-to/feed/ 0