Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay vẫn sử dụng tên cũ dưới thời Pháp thuộc là Sài Gòn) là thành phố tập trung nhiều dân cư đông đúc nhất cả nước, đồng thời là đầu tàu kinh tế và trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.

Với tổng diện tích toàn vùng là 2.095,06 km², Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ được chia thành 19 quận và 5 huyện. Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, sản xuất công nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh nắm giữ 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước,. Nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2007 chiếm khoảng 70% lượng khách vào Việt Nam và con số này tiếp tục tăng nhanh theo từng năm. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Mình không có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông rõ rệt do nằm trong vùng nhiệt đới xavan, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô ít mưa). Trong năm Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Khí hậu nhiệt đới này được du khách nước ngoài đặc biệt ưa chuộng khi tham quan du lịch tại thành phố.

Theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao và là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Thành phố đang không ngừng hình thành các hệ thống giao thông trọng điểm như đường Xuyên Á, đường Đông Tây góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.

Nhà thờ Đức Bà tại trung tâm Thành phố

Nhà thờ Đức Bà tại trung tâm Thành phố

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

thanh-pho-ho-chi-minh-2

Liên kết ngoài

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 5:00 Chiều ngày 09/11/2016