Núi cao nhất quốc gia – Bách khoa toàn thư mở https://tudienwiki.com Từ điển Wiki Thu, 08 Sep 2016 09:56:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Phú Sĩ https://tudienwiki.com/phu-si/ https://tudienwiki.com/phu-si/#respond Thu, 08 Sep 2016 09:56:17 +0000 https://tudienwiki.com/?p=975 Núi Phú sĩ hay còn gọi là Fuji hoặc Fugaku (tiếng Nhật: 富士山(ふじさん/ふじやま)) là một ngon núi lửa nằm giữa hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi, cách Tokyo khoảng 80km về phía tây nam. Ngọn núi này có độ cao 3.776m so với mực nước biển, là đỉnh núi cao nhất của Nhật Bản. Núi Fuji từ lâu đã được người dân Nhật Bản tôn thờ là Núi thánh, trở thành hình tượng tiêu biểu cho đất nước Nhật Bản. Là một dãy núi nổi tiếng trên thế giới nên Fuji được du khách quốc tế biết đến. Thế giới gọi Fuji bằng cái tên hết sức quen thuộc và dễ nhớ, đó là núi Fuyoho (Hoa Phù Dung). Nhìn bao quát toàn bộ ngọn núi sẽ thấy được Phú Sĩ có hình chóp. Núi Phú Sĩ từ cổ chí kim đã gợi cảm hứng sáng tác cho rất nhiều thi nhân Nhật Bản, có thi nhân từng viết: “Ngọc phiến đảo huyền Đông Hải thiên” (Nghĩa là: Núi Phú Sĩ như một chiếc quạt ngọc treo lơ lừng trên bầu trời mà phía dưới là biển Đông) hoặc “Phú Sĩ bạch tuyết ánh triều dương” (Tuyết trắng trên núi Phú Sĩ phản chiếu ánh sáng rực rỡ của mặt tròi)… Có rất nhiều bài thơ ca ngợi cảnh sắc thơ mộng lung linh của ngọn núi này. Quả thực, khung cảnh Phú sĩ thật nên thơ. Đỉnh núi nhuộm một màu tuyết trắng, dưới chân núi, những cánh hoa đào bay phất phơ theo gió. Đây là bức tranh điển hình cho cảnh sắc đất nước mặt trời mọc.

Núi Phú Sĩ in bóng xuống mặt nước hồ Shoji.

Núi Phú Sĩ in bóng xuống mặt nước hồ Shoji.

Phía nam chân núi Fuji là một vùng cao nguyên rộng lớn, cỏ mọc tươi tốt, thuận lợi cho việc phát triển nghề chăn nuôi gia súc như dê, cừu và trâu bò. Triền núi tây nam có khu thác nổi tiếng Shiraito, gồm hai thác là thác Shiraito và Otodome. Thác Shiraito có độ cao khoảng 26m so vói mực nước biển, trên vách đá có hơn một chục dòng nước chảy róc rách. Những dòng nước ở đây như muôn ngàn dải lụa bay trong gió. Nếu như thác Shiraito đẹp một cách mộng mơ thì thác Otodome lại mang một vẻ đẹp hùng vĩ, mỗi dòng nước giống như một cây cột khổng lồ lao xuống từ trên cao tạo nên những âm thanh tựa như sấm vang chớp giật, lay chuyển đất trời. Có thể nói, núi Phú Sĩ giống như một công viên khổng lồ mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước Nhật Bản. Trên núi có khoảng hơn 2.000 loại thực vật và 40 loài động vật sinh sống. Đến đây du khách có thể lái xe để đi tham quan các loài động thực vật mới lạ. Phú Sĩ là núi lửa, trước đây do những lần phun trào nham thạch lớn nên phía chân núi hình thành nhiều hang động, có sơn động cho đến ngày nay vẫn còn hiện tượng trào khí. Trong số các hang động đó, đáng chú ý nhất là vẻ đẹp của các hang nước đá trong rừng Aokigahara dưới chân núi. Trên trần hang, nước từ các khe đá đọng lại đóng thành những nhũ đá tua tủa, gọi là “Tuyết vạn năm”. Mỗi khi ánh nắng chiếu vào, nhũ đá trở nên lung linh kỳ ảo khiến du khách đến tham quan không muốn dứt bước ra về.

Vị trí núi Phú Sĩ

Vị trí núi Phú Sĩ

Không lên Phú Sĩ, không phải anh hùng

Trung Quốc có câu danh ngôn “Bất đáo Trường  Thành phi hảo hán” (Không đến Trường Thành không phải là hảo hán), Nhật Bản lại có câu tương đương “Đăng thượng Phú Sĩ sơn đỉnh phong đích tài thị anh hùng” (Không leo lên đến đỉnh Phú Sĩ không phải là anh hùng). Theo quan niệm của người Nhật Bản, đỉnh núi thánh là tượng trưng cho dũng khí và tri thức. Do đó, hằng năm Phú Sĩ thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Người đến đây đều muốn leo lên đỉnh núi để có thể thực hiện hoài bão trở thành anh hùng đích thực theo quan niệm truyền thống. Đứng trên đỉnh Fuji có thể quan sát được tám đỉnh xung quanh, thường gọi là “Phú Sĩ bát phong”, tám đỉnh núi giống như tám cánh cua một bông hoa sen. Ngoài ra người ta còn gọi nó với biệt danh “Tám cánh phù dung”. Ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy một phiến đá lớn có chiều cao 2m, trên có khắc: “Núi Phú Sĩ cao 3.776m”. Trên đỉnh núi là một miệng núi lửa lớn rộng 800m, sâu 220m, hình dạng giống cái bát của nhà sư nên được gọi là “Ngự bát”.

Núi Phú Sĩ không chỉ là nơi mọi người kéo về để hoàn thành ước nguyện trở thành “anh hùng”, người ta còn đến đây để chiêm ngưỡng cảnh sắc cùa nó. Núi Phú Sĩ là một điển hình của núi lửa tầng. Có 4 đường chính để du khách có thể leo lên tham quan, đó là: Fujinomiya, Subashiri, Gotembaguchi, Kawaguchi.

Xưa kia, người Nhật có quan niệm rằng leo núi Phú Sĩ còn đồng nghĩa với “hành hương”. Cũng có lẽ như vậy mà rải rác khắp núi Phú Sĩ có rất nhiều đền thờ lớn nhỏ khác nhau. Đáng quan tâm hơn cả là hai đền thờ nằm trên đỉnh núi. Chỉ những ai gắng sức leo lên đỉnh mới có thể tận mắt chứng kiến sự thần bí và bản sắc độc đáo của hai đền thờ ấy.

Đối với người Nhật ngày nay, mục đích leo núi Phú Sĩ chủ yếu là để ngắm cảnh. Người ta còn gọi hoạt động này bằng cái tên rất đỗi thanh tao “Ngự lai quang”.

Vào buổi sáng sớm, đỉnh núi Phú Sĩ mờ ảo. Cùng với chuyển động của vòng quay trái đất, du khách có thê thấy được những ánh ban mai đầu tiên qua mây trắng, đó là giây phút chuyển giao giữa ban đêm và ban ngày. Cứ như thế, mặt trời hồng mọc lên dần dần từ chân trời phía đông.

Núi Phú Sĩ chụp từ trên máy bay

Núi Phú Sĩ chụp từ trên máy bay

Chính bởi vẻ đẹp lãng mạn không đâu sánh nổi mà từ xa xưa núi Phú Sĩ đã trở thành cảm hứng sáng tác của các thi sĩ. Trong nền văn học Nhật Bản, chúng ta không khó để có thể tìm thấy những tác phẩm viết về đề tài này. Có thể điểm qua một số tác phẩm nổi bật như: Tiểu thuyết “Phú nhạc bách cảnh” (Một trăm cảnh núi Phú Sĩ) của tác giả Dazai Osamu thời kỳ văn học cận đại có đoạn viết “Nguyệt kiến thảo dữ Phú Sĩ sơn tối vi tương phổi” (Sự kết hợp hài hòa của ba cảnh vật thiên nhiên, ánh trăng vàng bao phủ lên lớp cỏ xanh cùng khung cảnh núi Phú Sĩ đậm chất lãng mạn).

‘Thanh không nhất tỏa ngọc phù dung” (bông hoa sen nở giữa trời xanh). Núi Phú Sĩ không chỉ nối tiếng bởi cảnh đẹp mê hồn, làm mê mẩn du khách toàn thế giới mà còn khắc họa linh hồn văn hóa dân tộc Nhật Bản, tiêu biểu cho văn minh thế giới cổ xưa.

phu-si-ngu-ho

Xem thêm

Liên kết ngoài

]]>
https://tudienwiki.com/phu-si/feed/ 0
Everest https://tudienwiki.com/everest/ https://tudienwiki.com/everest/#respond Wed, 07 Sep 2016 03:44:13 +0000 https://tudienwiki.com/?p=954 Đỉnh Everest (Hay còn gọi là Chomolungma) thuộc dãy Himalaya là đỉnh núi cao nhất trên thế giới, độ cao so với mặt nước biển là 8.844,43m. Chomolungma theo tiếng Tạng nghĩa là “Nữ thần núi tuyết”. Có quan điểm cho rằng thế giới bao gồm ba cực, đó là Bắc Cực, Nam Cực và đỉnh Chomolungma. Chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới này là một thử thách rất lớn đối với những người ưa thể thao mạo hiểm, nhưng vẫn không ít nhà leo núi đã bị sự hùng vĩ của đỉnh Chomolungma thu hút.

Đỉnh Everest

Đỉnh Everest

Năm 1921, một đội leo núi đến từ nước Anh do trung tá Charles Horward Bury dẫn đầu đã tiến hành cuộc chinh phục đỉnh Chomolungma, nhưng kết quả chỉ leo lên tới độ cao 7.000m. Năm 1922, lại có một đội leo núi khác của nước Anh thực hiện chuyến leo núi, nhờ sử dụng bình oxy nên độ cao đạt được là 8.320m. Năm 1924, đội leo núi thứ ba của Anh lại tìm đến với đỉnh Chomolungma, trong đó Geoge Mallorv và Andrevv Owen trang bị bình oxy hỗ trợ thở. Điều bất hạnh đã xảy ra với hai nhà thám hiểm, họ bị mất tích trong khi leo lên đỉnh. Thi thể của Mallory đã được phát hiện vào năm 1999 ở độ cao 8.150m, nhưng chiếc máy ảnh mà ông mang theo lại không được tìm thấy, do vậy người ta không thể biết Andrew Owen hay Geoge Mallory là người đầu tiên chinh phục đỉnh Chomolungma.

everest-2

Ngày 29 tháng 5 năm 1953, thành viên của đội leo núi nước Anh tên là Edmund Hillary 34 tuổi, người New Zealand và nhà leo núi Tenzing Norgay người Nepal đã cùng nhau men theo vách núi phía đông nam để leo lên đỉnh Chomolungma, kỷ lục leo lên đỉnh núi đầu tiên được thiết lập. Vào năm 1956, Albert Aguiler là người thứ hai trong lịch sử nhân loại chinh phục thành công đỉnh Chomolungma. Ngày 25 tháng 5 năm 1960, ba người Trung Quốc là Vương Phú Châu, Cống Bố, Khuất Ngân Hoa cũng đã leo thành công lên đỉnh núi cao nhất thế giới này. Đây là lần đầu tiên mà con người có thể leo lên trên đỉnh núi theo triền phía bắc. Từ đó trở đi có rất nhiều người khác leo lên tới đỉnh Chomolungma. Mặc dù không ít nhà leo núi xấu số đã mãi mãi ra đi giữa chốn non cao bao phủ đầy sương tuyết, nhưng môn leo núi vẫn giống như cục nam châm phát ra lực hút mạnh mẽ đối với nhiều người ưa thích mạo hiểm. Điểu đó thể hiện niềm tin và sự dũng cảm của con người trước muôn vàn khó khăn thử thách, đồng thời cũng khẳng định một chân lý: con người luôn chiến thắng trước thiên nhiên.

everest-3

Những cột mốc thời gian

  • 1921 Đoàn thám hiểm người Anh thám hiểm lối vượt qua tảng băng Rongbuk.
  • 1922 Đoàn thám hiểm Anh thứ hai, dưới sự chỉ huy của Tướng CG Bruce và lãnh đạo leo núi EI Strutt, và gồm cả George Mallory. George Finch cố gắng leo lên đỉnh lần đầu tiên sử dụng bình ôxy, và đạt được độ cao kỉ lục 8.321 mét. Chỉ một lúc sau, bảy nhà leo núi người Sherpa tử nạn trong một vụ tuyết lở, trở thành những cái chết đầu tiên được báo cáo trên Everest.
  • 1924 Đoàn thám hiểm Anh thứ ba đạt đến độ cao 8.500 mét. Vào 6 tháng 6, George Mallory và Andrew Irvine leo lên cố gắng đạt đến đỉnh nhưng lạc mất sau khi những đám mây khép lại. Một người chứng kiến đã nói rằng ông thấy họ gần đến đỉnh.
  • 1933 Lady Houston cấp tiếp cho một phi đội bay qua đỉnh để thả xuống một lá cờ liên hiệp Anh.
  • 1934 Maurice Wilson (người Anh) tử nạn trong cố gắng leo lên một mình.
  • 1938 Nhà thám hiểm leo núi Bill Tilman (Anh) dẫn đầu một đoàn thám hiểm theo sườn tây bắc, đạt được độ cao trên 8.200 meters (27.000 ft) không cần oxygen trước khi bị đẩy xuống vì thời tiết xấu.
  • 1950 Nepal mở cửa biên giới cho người nước ngoài. Bill Tilman và Charles Houston tổ chức một cuộc thám hiểm do thám lên Everest.
  • 1952 Một đoàn thám hiểm Thụy Sĩ, bao gồm cả Sherpa Tenzing Norgay bỏ cuộc vì kiệt sức, 200 mét nữa là đến đỉnh.
  • 1953 Đỉnh được đạt đến lần đầu tiên (trong lịch sử có ghi lại) vào lúc 11:30 am ngày 29 tháng 5 bởi người New Zealand Sir Edmund Hillary và người Sherpa tên Tenzing Norgay từ Nepal leo theo đường South Col.
  • 1960 Vào 25 tháng 5, một đội Trung Quốc bao gồm Wang Fuzhou, Gongbu và Qu Yinhua leo lên đỉnh lần đầu tiên theo Sườn Bắc.
  • 1963 Vào 22 tháng 5, hai người Mỹ là Tom Hornbein và Willi Unsoeld leo lên lần đầu tiên theo Sườn Tây.
  • 1963 Băng ngang lần đầu tiên bởi một đoàn thám hiểm Mỹ, bắt đầu leo từ phía đông và hạ xuống phía tây nam.
  • 1965 Vào 20 tháng 5, Nawang Gombu Sherpa trở thành người đầu tiên trèo lên đỉnh Everest hai lần.
  • 1975 Vào 16 tháng 5, Junko Tabei người Nhật là phụ nữ đầu tiên trên đỉnh núi.
  • 1975 Vào 27 tháng 5, một phụ nữ Tibet, Phantog, trở thành người phụ nữ đầu tiên leo lên đỉnh từ phía Tibet.
  • 1975 Đoàn thám hiểm phía tây nam người Anh dẫn đầu bởi Chris Bonington. Đạt lên đỉnh bởi 2 đội bao gồm Doug Scott, Dougal Haston, Peter Boardman, và Sirdar Pertemba. Phóng viên ảnh BBC Michael Burke không quay lại từ một cố gắng leo lên một mình.
  • 1978 Reinhold Messner (Ý, South Tyrol) và Peter Habeler (Áo) đạt đến đỉnh mà không cần bình ôxy.
  • 1980 Đoàn thám hiểm đầu tiên trong mùa đông bởi một đội từ Ba Lan (Leszek Cichy, Krzysztof Wielicki, Andrzej Czok và Jerzy Kukuczka).
  • 1980 Reinhold Messner (Ý, South Tyrol), người đầu tiên leo lên Everest một mình mà không cần bình ôxy.
  • 1982 Vào 5 tháng 10, Laurie Skreslet trở thành người Canada đầu tiên đạt đến đỉnh.
  • 1983 Lou Reichardt, Kim Momb, và Carlos Buhler Mỹ trở thành những người đầu tiên lên đỉnh theo mặt phía Đông.
  • 1984 Đoàn thám hiểm Úc đầu tiên leo lên Everest. Đoàn thám hiểm bao gồm Tim Macartney-Snape, Greg Mortimer, Andy Henderson và Lincoln Hall, hai người trong họ (Macartney Snape và Mortimer) đạt lên đến đỉnh. Được biết rằng nếu như Hall cố gắng leo đến đỉnh, nguyên cả đoàn sẽ tử nạn trên đỉnh núi.
  • 1988 Jean-Marc Boivin của Pháp bắt đầu bằng một paraglider từ đỉnh núi.
  • 1988 Stephen Venables của Anh trở thành người Anh đầu tiên đạt đến đỉnh mà không cần đến bình oxygen. Anh mở ra một con đường leo mới qua mặt phía Đông Kangshung.
  • 1990 Bertrand “Zebulon” Roche của Pháp trở thành người phương tây trẻ tuổi nhất leo lên Everest, ở tuổi 17.
  • 1991 Gabriel DeLeon trở thành người Mỹ pha chủng (mixed-race American) đầu tiên lên Đỉnh Everest. Không may, anh tử nạn chỉ sau 1.000 ft trên đường hạ xuống.
  • 1993 Chín mươi nhà leo núi chỉ trong mùa thu, sự thương mại hóa của việc “leo lên Everest” bắt đầu.
  • 1993 Ramon Blanco của Tây Ban Nha trở thành người cao tuổi nhất đạt lên đỉnh núi lúc 60 years, 160 ngày (kỉ lục bị phá năm 2001).
  • 1995 Alison Hargreaves trở thành phụ nữ đầu tiên leo lên Everest một mình không cần bình oxygen.
  • 1996 Hans Kammerlander (Ý, South Tyrol) leo lên núi từ phía bắc trong 16 giờ 45 phút và trở lại bằng cách trượt xuống.
  • 1996 Göran Kropp của Thụy Điển trở thành người đầu tiên đi xe đạp nguyên chặng đường từ Thụy Điển đến núi, đem xe lên núi không cần bình oxy, và sau đó đạp xe về lại nhà.
  • 1997 Veikka Gustafsson của Phần Lan trở thành người Phần Lan đầu tiên leo đến đỉnh mà không cần bình oxygen.
  • 1998 Tom Whittaker là người tàn tật đầu tiên lên đến đỉnh núi.
  • 1998 Bear Grylls trở thành người Anh trẻ nhất leo lên Everest và trở lại còn sống.
  • 1999 Người Sherpa tên Babu Chiri Sherpa của Nepal ở 21 giờ trên đỉnh núi.
  • 2000 Vào 7 tháng 10 Davo Karničar từ Slovenia trượt tuyết xuống một mạch từ đỉnh đến trại nền trong năm tiếng đồng hồ.
  • 2001 Vào 23 tháng 5 nhà leo núi 32 tuổi người Guatemala tên Jaime Viñals trở thành người Trung Mỹ đầu tiên leo lên Everest và là người Mỹ Latin thứ hai đạt được điều đó, cùng với nhà leo núi Mỹ tên Andy Lapkass dọc theo Sườn Bắc của Everest.
  • 2001 Vào 24 tháng 5 người Sherpa tên Temba Tsheri 15 tuổi trở thành người trẻ tuổi nhất leo lên Everest.
  • 2001 Vào 24 tháng 5 22 tuổi Marco Siffredi của Pháp trở thành người đầu tiên hạ xuống từ Everest bằng bảng trượt tuyết.[2]
  • 2001 Vào 25 tháng 5, 32 tuổi Erik Weihenmayer, từ Boulder, Colorado, trở thành người mù đầu tiên lên đến đỉnh.
  • 2001 Cùng ngày 64 tuổi Sherman Bull, của New Canaan, Connecticut, trở thành người cao tuổi nhất đạt đến đỉnh.
  • 2001 Cùng ngày, 19 đạt đến đỉnh, vượt qua con số 10 người trước đó. Tất cả đều sống sót.
  • 2002 Atsushi Yamada, sinh viên 23 tuổi người Nhật đã trở thành người trẻ nhất đạt đến 7 đỉnh núi cao nhất thế giới. Tháng 5 năm đó, anh đã leo lên Everest, mang theo máy tính IBM ThinkPad suốt cuộc hành trình
  • 2003 Vào 21 tháng 5, 21 tuổi Jess Roskelley, của Spokane, Washington, trở thành người Mỹ trẻ nhất leo lên Everest, thông qua đường theo sườn Bắc-Đông Bắc.
  • 2003 Vào 22 tháng 5, 23 tuổi Ben Clark, từ Clarksville, Tennessee, là người Mỹ trẻ thừ nhì lên Everest, theo sườn Bắc-Đông bắc.
  • 2003 Yuichiro Miura trở thành người cao tuổi nhất đạt đến đỉnh Everest. Ông 70 tuổi và 222 ngày khi đạt đến đỉnh (vào ngày 22 tháng 5).
  • 2003 25 tuổi người Nepal Sherpa, Pemba Dorjie, lập kỉ lục leo lên nhanh nhất trong 12 giờ 45 phút vào 23 tháng 5.
  • 2003 Chỉ 3 ngày sau đó, Sherpa Lakpa Gelu phá kỉ lục này với 10 giờ 56 phút. Sau khi cãi nhau với Dorjie, bộ du lịch khẳng định kỉ lục mới của Gelu vào tháng 7 .
  • 2004 Pemba Dorjie phá kỉ lục của anh, lần leo lên này mất 8 giờ 10 phút vào 21 tháng 5.
  • 2005 Apa Sherpa từ Thame leo lên đỉnh lần thứ 15.
  • 2005 Nhà nước Trung Quốc bảo trợ một đoàn đo đạc với 24 thành viên đạt lên đỉnh vào 22 tháng 5 để neo các thiết bị đo cho việc đo lại độ cao của đỉnh. GPS, các radar mặt đất, cũng như các phương pháp truyền thống được sử dụng để xem xét độ dày của băng tuyết và so sánh với các số liệu lịch sử.
  • 2005. Vào 14 tháng 5, một trực thăng của Eurocopter bay lên đỉnh lần đầu tiên. Nó đã đáp xuống nhưng sau đó phi công nói với chính quyền Nepal là điểm đáp thực ra 3.300 feet (1.000 m) bên dưới đỉnh núi.
  • 2005 Moni Mulepati và Pemba Dorjie cưới nhau trên đỉnh núi.
  • 2006 Lakpa Tharke Sherpa đã lập nên một kỷ lục kỳ quái: cởi bỏ áo quần, khỏa thân 3 phút trên đỉnh Everest mà không biết rằng anh này đã bị chỉ trích vì đã làm ô uế ngọn núi linh thiêng.
  • 2007 Katsusuke Yanagisawa trở thành người cao tuổi nhất (71) leo lên đỉnh Everest.
  • 2007 Rob Baber lập kỷ lục về việc gọi điện và gửi tin nhắn thành công bằng chiếc ĐTDĐ Motorola Z8 từ trên đỉnh Everest.
  • 2008 ngày 22 tháng 5 Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh là 3 vận động viên Việt Nam đầu tiên đã đạt được đỉnh Everest; ngày 26 tháng 5 Min Bahadur Sherchan đã vượt qua cụ già người Nhật để trở thành người nhiều tuổi nhất (76) đạt đến đỉnh.
  • 2010 ngày 21 tháng 5 Apa Sherpa là người trèo lên Everest nhiều lần nhất với 20 lần.
  • 2010 ngày 22 tháng 5 Jordan Romero, người Mỹ, đã là người trẻ nhất chinh phục Everest khi anh 13 tuổi.

Xem thêm

Liên kết ngoài

]]>
https://tudienwiki.com/everest/feed/ 0