Hài hước

Hài hước (tiếng Anh: humour) hay còn gọi là umua là một dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lí tưởng và thực tế, như dốt mà hay nói chữ, sợ vợ mà lên mặt làm chồng,.,.

Hài hước khác cái nghịch dị ở tính chất kín đáo, thâm trầm, không lộ liễu, khác cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý. Hài hước là sản phẩm của trí tuệ con người, là dấu hiệu của tài năng và là biểu hiện của tinh thần lạc quan.

Hài hước khéo léo, nhẹ nhàng vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười mà phân biệt đứng sai. Ví dụ : hài hước ở một số bài thơ của Hồ Chí Minh trong tập Nhật kí trong tù:

Mỗi người nửa chậu nước nhà pha,

Rửa mặt, pha trà tự ý ta

Muốn để pha trà đừng rửa mặt

Muốn đem rửa mặt chớ pha trà.

(Chia nước)

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 10:26 Sáng ngày 13/04/2017