Tàu đệm khí (Chiếc thảm bay của Aladin) được phát minh bởi nhà khoa học Sir Cockerell người Anh. Từ nhỏ Sir Cockerell đã rất thích tìm hiểu về các loại máy móc.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của tàu đệm khí là dùng một luồng khí nén áp lực cao nâng con tàu lên, không tiếp xúc với mặt đất. mục đích đệm này là để ngăn chặn phương tiện không tiếp xúc với mặt đất bằng cách sử dụng đệm không khí.
Phát minh vĩ đại
Trong khi bố của cậu lại cho rằng đây là công việc của những người công nhân. Bố của Sir Cockerell hy vọng con trai của mình lớn lên sẽ trở thành một nhà văn hay một phóng viên nổi tiếng. Nhưng Sir Cockerell không làm theo ý nguyện của bố mình, Cậu làm theo ý thích của mình. Về sau, cậu trở thành một nhà thiết kế tàu thuyền, có thu nhập rất cao và một cuộc sống rất thoải mái.
Khi đó, Cockerell bỗng phát hiện ra hiện tượng: khi máy bay bay lượn trong không trung, do lực cản tương đối nhỏ nên tốc độ rất nhanh.
Trong khi đó, tốc độ của tàu thuyền tương đối chậm là do lực cản của nước tương đối lớn. Hiện tượng này khiến cho Sir Cockerell ra một ý nghĩ: nếu như chế tạo ra một chiếc thuyền tách rời khỏi mặt nước, vận hành trên không như máy bay thì có thể chạy rất nhanh. Và ông nói là làm. Năm 1950, ông quyết định bán đi căn nhà nơi mình ở, bỏ công việc đang làm rồi dốc hết tiền bạc mua một xưởng đóng tàu nhỏ. Cả gia đình ông sống trong một khoang xe chở hàng chật hẹp, vất vả thì kể không hết nhưng thí nghiệm thì mãi vẫn chẳng thành công.
Chớp đã 5 năm trôi qua, Sir Cockerell vẫn chưa có được đột phá nào trong việc chế tạo của mình, nhưng ông không chịu từ bỏ. Một lần, ông lồng hai hộp cà phê có kính thước khác nhau lại tạo thành một cái phễu, sau đó dùng máy thổi khí vào trong miệng phễu.
Khi luồng khí thoát ra khỏi miệng đã tạo nên một lực cực mạnh. Lúc này, một ý tưởng lóe lên trong đầu ông, một thiết kế hoàn
toàn mới mẻ hiện ra trong đầu.
Tuy nhiên, Sir Cockerell thiếu vốn đầu tư, lại không thể vay vốn nên ông đành phải đi xin tài trợ từ các xí nghiệp. Ông tìm đến
một xưởng chế tạo tàu thuyền, giới thiệu với ông chủ ở đây viễn cảnh về chiếc tàu đệm khí của mình. Nhưng ông chủ xưởng chế tạo thuyền ấy đã cười nhạo ông: “Mọi con thuyền đều phải vận hành trên mặt nước, thứ đồ chơi đó của anh hãy mang về mà chơi trong bồn tắm ấy!”
Sir Cockerell lại tìm đến một xưởng chế tạo xe hơi, đối phương thờ ơ hỏi: “Món đồ chơi đó của ông có mấy bánh xe?”, Sir Cockerell đáp rằng không cần đến một chiếc bánh xe nào, thế là đối phương lập tức từ chối đề nghị của ông. Đúng lúc Sir Cockerell không biết phải làm thế nào thì một ông chủ chế tạo tàu thuyền đồng ý cung cấp cho ông một máy phát điện loại nhỏ, đã giúp ích rất nhiều cho Sir Cockerell. qua quá trình nỗ lực không mệt mỏi, năm 1959, chiếc tàu đệm khí chở người đầu tiên ra đời.
Dưới đáy chiếc tàu đệm khí, Cockerell thiết kế một lớp đệm khí khiến cho thân tàu không cần phải tiếp xúc trực tiếp với mặt nước mà nổi trong không trung. Do máy phát phun ra không khí từ phía trên và xung quanh thân tàu, lại thêm không khí được phun ra từ đệm khí dưới đáy tàu nên con tàu đệm khí này không chỉ có thể vận hành trên mặt nước mà còn có thể vận trên mặt đất.
Phát minh tàu đệm khí đã gây chấn động toàn thế giới. Và đương nhiên, nhà khoa học đã phát minh ra nó đã trở thành một nhà phát minh vĩ đại được ghi tên vào lịch sử nhân loại.
Bài học từ câu chuyện
Trong con mắt của nhiều người, Sir Cockerell đã trở nên “không bình thường” chỉ vì ham mê chơi trò không những bán đi căn nhà to đẹp của mình để ở trong một khoang xe chật hẹp, lại còn từ chức không làm việc khiến cho cả gia đình phải chịu biết bao nhiêu khổ cực. Nhưng bản thân Sir Cockerell lại biết rằng mình hoàn toàn tỉnh táo.
Sự tỉnh táo và nghị lực này xuất phát từ sự tự tin của chính ông. Trước tiên, ông tin tưởng rằng bản thân mình có thể phát minh ra một chiếc tàu đệm khí, đồng thời ông tin tưởng vào viễn cảnh huy hoàng về thành công của loại tàu đệm khí này. Khi ông đi khắp nơi xin tài trợ của các nhà doanh nghiệp, họ đều cười nhạo ông, nếu như không có nhà doanh nghiệp nọ đồng ý cung cấp cho ông một máy phát loại nhỏ thì có lẽ thí nghiệm của ông đã đi vào bế tắc. Nhưng điều này có thể khẳng định rằng, ông không dễ dàng từ bỏ ý tưởng của mình.
Đương nhiên, tự tin không phải là sự cố chấp một cách mù quáng, việc nghiên cứu tàu đệm khí của Sir Cockerell thành công vừa là do bản thân ông có kiến thức về khoa học, lại có ý tưởng độc đáo, hiểu được cái gọi là “biết mình biết ta”.