Thái Nguyên nằm trong khu vực Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp Lạng Sơn và Bắc Giang; phía Tây giáp Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, phía Nam giáp Hà Nội và phía Bắc giáp Bắc Kạn.
Thái Nguyên có khí hậu thuộc kiểu cận nhiệt đới ẩm, có nhiều thung lũng và hang động nhỏ ở phía Bắc Nam và phía Nam, còn ở phía Bắc là đồng lầy và rừng núi. Mặc dù là tỉnh địa hình núi non nhưng không phức tạp, là điều kiện để phát triển cả nông, lâm nghiệp. Địa hình ở đây được con sông Cầu chia thành hai phần. Thái Nguyên có các nhóm đất chính là đất núi, đất ruộng và đất đồi.
Toàn tỉnh có 1.131.300 người( năm 2010) với 46 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh, Tày và Nùng. Các tôn giáo chủ yếu có thể kể đến như Công giáo, Tin Lành và Phật giáo.
Thái Nguyên có cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch sang công nghiệp hóa. Tại đây có các loại khoáng sản với chủng loại phong phú như than mỡ, vàng, đồng, vonfram, là điểm thuận lợi để phát triển khai khoáng, luyện kim.
Thái Nguyên có hai thành phố( Thái Nguyên và Sông Công), một thị xã và sáu huyện.
Thái Nguyên có Hồ Núi Cốc, là một hồ nhân tạo đang được đầu tư phát triển để thu hút khách du lịch; khu bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, thác nước bảy tầng Khuôn Tát. Cùng với sự đa dạng về sắc tộc là sự phong phú về ẩm thực, có thể kể đến như xôi thập cẩm, cơm lam, bánh chưng Bờ Đậu. Nổi tiếng nhất là chè Thái Nguyên.