Ẩn ngữ (còn gọi là phép tỉnh lược, tiếng Anh : ellipsis)
Phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống điều muốn nói. Chẳng hạn Tản Đà trong bài Thi hậu bổ bị trượt kì vấn đáp có câu:
Lại đến oran (tức vấn đáp) là bước khó,
Mình ơi, ta bảo : “Có thi thì… ”
Chổ ẩn ngữ trong văn bản thường thể hiện thành chấm lửng (…), người đọc dựa vào ngữ cảnh mà nhận ra.
Ẩn ngữ thường được sử dụng để thể hiện sự nghẹn ngào, e thẹn, hoặc đùa vui, gây bất ngờ dí dỏm. Có kiểu thơ, lối nói chuyện khai thác đặc điểm ẩn ngữ như thơ tiệt hạ (cắt bỏ phẩn tiếp theo), chẳng hạn:
Thấy gái hồng nhan bỗng chốc mà…
Hỏi thăm cô ấy chửa hay đà…
Hình dung yểu điệu in như thể…
Diện mạo phương phi ngỡ tưởng là…
(Thơ khuyết danh)
hoặc như phần thơ yết hậu (để trống phần sau):
Chơi xuân kẻo nữa già,
Lâu nay vẫn muôn mà,
Mời vãi vào nhà hậu,
Ta…!
(Thơ khuyết danh)
Ẩn ngữ còn có nghĩa là lời nói kín chỉ người trong cuộc hiểu không cho người ngoài hiểu. Loại này sử dụng các thứ tiếng lóng, ám thị.