Bản dịch

Bản dịch là văn bản tác phẩm trên một ngôn ngữ khác với nguyên bản.

Ví dụ : Tác phẩm Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh, nguyên văn bằng chữ Hán, được chuyển dịch bằng tiếng Việt và phổ biến rộng rãi.

Một tác phẩm có thể có nhiều bản dịch khác nhau (bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ có hai bản dịch : một của Tản Đà và một của Nguyễn Công Trứ. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn có ít nhất bốn bản dịch ra chữ Nôm). Các bản dịch có thể đạt được trình độ nghệ thuật cũng như mức độ trung thành với nguyên bản không đồng đều nhau.

Bản dịch lược bỏ bớt một số phần, một số đoạn không quan trọng hoặc dịch không theo sát nguyên văn của nguyên bản gọi là bản lược dịch hay phỏng dịch.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 3:45 Chiều ngày 14/09/2016