Bão Mặt Trời

Bão Mặt Trời (bùng sáng Mặt Trời) là sự giải phóng đột ngột năng lượng điện từ và các hạt điện tích từ các cuộn chứa đường sức từ trường nhật hoa ở trong miền hoạt động trên Mặt Trời. Nó chính là quá trình giải phóng đột ngột năng lượng Mặt Trời ở vùng quanh miền hoạt động.

Đây là một hiện tượng mạnh mẽ, đầy ấn tượng nhưng cũng rất khó lý giải. Trước hết bão Mặt Trời giải phóng lượng năng lượng khổng lồ vào cỡ 1023J trong vòng thời gian từ hàng phút đến khoảng một giờ. Nghĩa là tương đương với năng lượng đo quả bom hai tỷ megaton phát ra. Năng lượng này trải ra trong miền phổ rộng của bức xạ điện từ từ bức xạ tia X, bức xạ tử ngoại đến bức xạ nhìn thấy và cả dòng hạt proton, electron phóng ra với vận tốc cao. Quá trình diễn ra nhanh chóng và nhiều người còn coi nó tương đương với hiện tượng sấm sét trong ngày giông bão ở Trái Đất. Thứ hai là, bão Mặt Trời hay xuất hiện với vết đen và nhiều lúc là cầu nối giữa vùng ngăn cách hai vết đen lân cận nhau. Nơi hai vết đen lớn lân cận có khi có khoảng hàng trăm bùng sáng xảy ra kế tiếp nhau trong khoảng một ngày. Có người gọi bùng sáng là các vụ nổ trên Mặt Trời.

Bão Mặt Trời

Bão Mặt Trời

Gần đây nhất vào ngày 6/3/1989 một bùng sáng mạnh nhất trong vòng 20 năm lại đây đã xảy ra trên Mặt Trời. Máy đo đặt trên vệ tinh chuyên nghiên cứu Mặt Trời đã ghi được dòng khí plasma nóng bỏng ở trong ống từ cao đến 60000 km, nhiệt độ khí plasma đạt tới 10 triệu độ. Sau đó một tuần, trên Trái Đất đã ghi được cực quang (auroras), đã xuất hiện rối loạn liên lạc vô tuyến, chập đường dây dẫn điện gây ra mất điện cho sáu triệu người ở Quebec, Canada. Bão Mặt Trời xảy ra ngày 6/3/1989 ước tính có năng lượng khoảng 1030J.

Bắc cực quang rực rỡ kì lạ do bão mặt trời gây ra. (Nguồn ảnh: NASA).

Bắc cực quang rực rỡ kì lạ do bão mặt trời gây ra. (Nguồn ảnh: NASA).

Tại sao bão Mặt Trời có năng lượng như vậy, đến nay vẫn có nhiều điều chưa rõ, nhưng nhiều chứng cớ thực nghiệm quan sát cho thấy rằng nó liên quan đến từ trường của miền hoạt động, là kết quả của hiện tượng đường cảm ứng từ bị xoắn, bị thắt nút lại giống như trong các ống từ trường nhật hoa, gây ra hiện tượng tái kết hợp của đường cảm ứng từ làm cho năng lượng được tích lũy dần do các hạt điện tích bị từ trường giam giữ, đến một lúc nào đó sẽ phát nổ gây ra bùng sáng.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 5:46 Chiều ngày 26/11/2019