Bạt

Bạt còn được gọi là hậu tự, hậu kí. Bạt là thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được trình bày sau tác phẩm (cuối cuốn sách), khác với tựa thường nằm ở đầu cuốn sách.

Nội dung của bạt nhằm thuyết minh thêm về cuốn sách, về những gì mà bài tựa chưa nói tới hoặc chưa nói hết. Những lời thuyết minh thêm này rất quan trọng, giúp người dọc hiểu cuốn sách không kém gì lời tựa.

Ví dụ : bài bạt Sống với ca dao dân ca miền Nam Trung Bộ của Xuân Diệu in ở cuối tuyển tập Dân ca miền Nam Trung Bộ đã khơi dậy cả một nguồn ca dao trong kí ức tác giả với tất cả bối cảnh sinh hoạt và thiên nhiên thơ mộng cùng tâm tình thiết tha, sâu kín của con người. Đọc xong lời bạt người đọc hiểu thêm về dân ca Nam Trung Bô, nghĩa là hiểu sâu thêm về phần văn bản chính cuốn sách đã được trình bày. Nội dung lời bạt nói chung, tương đối tự do.

Bạt có khi do chính tác giả viết (gọi là lời tự bạt). Một số nhà tiểu thuyết trên thế giới hay viết lời tự bạt sau tác phẩm của mình.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 4:20 Chiều ngày 14/09/2016