Bình Thuận nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông Bắc giáp Ninh Thuận, phía Bắc giáp Lâm Đồng, phía Tây giáp Đồng Nai, phía Tây Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông và Nam giáp biển Đông.
Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình hẹp ngang với 4 dạng chính là đất cát và cồn cát, đồi gò, núi thấp và đồng bằng phù sa.
Là tỉnh khô hạn nhất cả nước do có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Bình Thuận có tất cả 10 loại đất, rừng lá rụng, nhiều loại khoáng sản như chì, kẽm, nước khoáng, đá xây dựng.
Dân số của tỉnh là 1.260.000 người( năm 2015) với 34 dân tộc sinh sống, chủ yếu là Kinh, Hoa, Ra Glai.
Bình Thuận là 1 trong 3 ngư trường lớn nhất của Việt Nam, thuận lợi cho phát triển ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, nổi bật nhất là sò điệp. Chăn nuôi gia cầm, gia súc khá phát triển. Các vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp đang được đầu tư như thanh long, điều, cao su. Trữ lượng khoáng sản lớn gồm nước khoáng thiên nhiên, cát thủy tinh, đá granit. Thế mạnh kinh tế mới của tỉnh là dầu khí.
Bình Thuận có 1 thành phố( Phan Thiết), 1 thị xã và 8 huyện.
Với bề dày lịch sử lâu đời, Bình Thuận được biết đến với văn hóa Chăm pa đặc sắc. Bên cạnh đó, tỉnh còn tiến hành đầu tư các khu nghĩ dưỡng( Phan Thiết – Mũi Né) cùng với các bờ biển sạch đẹp sẽ thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan.