Bút danh

Bút danh là tên tác giả được dùng để công bố các tác phẩm thay thế tên thật. Chẳng hạn, Chế Lan Viên là bút danh của Phan Ngọc Hoan, Nam Cao lá bút danh của Trần Hữu Tri, Tố Hữu là bút danh của Nguyễn Kim Thành,… Sử dụng bút danh là hiện tượng phổ biến trong văn học toàn thế giới thuộc mọi thời dại, đặc biệt là ở phương Đông.

Có rất nhiều kiểu đặt bút danh. Có bút danh chỉ là những chữ cái, có bút danh được đặt theo chữ lót và tôn thật của nhà Văn, như Huy Thông (Phạm Huy Thông), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), Huy Cận (Cù Huy Cận), Tế Hanh (Trần Tế Hanh),… Lại có người lấy chữ lót và họ thật làm bút danh như Nguyễn Bính (Nguyễn Bính Thuyết). Bút danh Thế Lữ do chữ lót và tên thật của nhà thơ nói lái lại với nhau mà thành (Nguyễn Thứ Lễ). Nhiều nhà văn dùng các bút danh mang ý nghĩa tượng trưng nhằm làm cho người đọc chú ý đến một đặc điểm tính cách nào đó hoặc ý đồ sáng tác của mình, chẳng hạn Tú Mỡ, Thợ Rèn,… lại có những nhà văn vừa kí bứt danh vừa kí tên thật.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 7:05 Chiều ngày 14/09/2016