Cách luật

Cách luật (tiếng Anh : meter) là toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ thơ ca được cố định lại thành một thể thức nhất định, lặp đi lặp lại trong các tác phẩm.

Nền tảng của cách luật là các quy tắc tổ chức ngôn từ về mặt âm thanh, gieo vần, ngắt nhịp, đối thánh (luật bằng trắc), số dòng, số tiếng trong một dòng,… (X. lục bát, song thất lục bát, thơ Đường luật ).

Nhung đối với một số thể thơ nhất định, như các thể thơ cổ điển, cấu trúc chặt chẽ thì các yếu tố nghĩa cũng có thể tham gia tạo nên cách luật. Ví dụ sự bắt buộc đối ý đối lời trong các cặp câu thực và luận trong thể thơ Đường thất ngôn bát cú :

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:27 Sáng ngày 13/04/2017