Cận nhật

Cận nhật (điểm cận nhật) là vị trí trên quỹ đạo của một hành tinh hay một thiên thể khác, khi chúng ở gần Mặt Trời nhất. Thí dụ Trái Đất ở điểm cận nhật vào đầu tháng Giêng, lúc đó hành tinh chúng ta cách Mặt Trời là 147 002 000 km. Trái Đất còn ở điểm viễn nhật vào đầu tháng bảy và lúc đó thiên thể này cách Mặt Trời 152 002 000 km.

Đường thẳng nối hai điểm cận nhật và viễn nhật của quỷ đạo một thiên thể gọi là đường cận viễn. Đường này trùng với trục lớn của quỷ đạo elip đối với mỗi hành tinh. Vị trí của đường cận viễn này được xác định bằng độ kinh hoàng đạo của điểm cận nhật thuộc hệ nhật tâm. Năm 1960 độ kinh của điểm cận nhật trên quỹ đạo Trái Đất gần bằng 102°. Vì đường cận viễn xoay rất chậm, nên độ kinh của điểm cận nhật này trong một năm chỉ thay đổi 61,9”.

Tốc độ chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Tròi luôn luôn thay đổi. Khi qua điểm cận nhật, thì Trái Đất chuyển động nhanh nhất. Ngược lại, khi qua điểm viễn nhật, thì Trái Đất chuyển động chậm nhất. Tính trên toàn quỹ đạo elip của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, thì hành tinh chúng ta có tốc độ chuyển động trung bình gần bằng 30 km/s.

can nhat

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 4:13 Chiều ngày 06/01/2017