Châm ngôn

Châm ngôn (tiếng Anh : gonomic) là lời nói để răn đời, ngăn ngừa sai trái, có tác dụng hướng dẫn về tư tưởng đạo đức, cách sống. Chẳng hạn : Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân (Điều mình không muốn thì chớ làm cho người khác). Mở rộng ra, châm ngôn cũng như cách ngôn là lời đúc kết cách sống. Với hình thức ngắn gọn, dễ nhớ, (câu) châm ngôn thường được rút ra từ tục ngữ hoặc từ lời nói của các lãnh tụ, các nhà tư tưởng, các nhà văn hóa lớn. Chẳng hạn nhiều câu nói của Khổng Tử, Hồ Chí Minh, Lê-nin đã được coi là châm ngôn.

Chăm ngôn còn là một thể văn trong văn học cổ, gọi là bài châm hay châm từ. Chẳng hạn, bài Cửu mục châm của Dương Hùng, Nữ sư châm của Trương Hoa (Trung Quốc).

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:16 Sáng ngày 13/04/2017