Chu kỳ giao hội

Chu kỳ giao hội là khoảng thời gian giữa hai lần giao hội (hay xung đối) liên tiếp của Mặt Trời với một hành tinh hay với Mặt Trăng, của Mặt Trăng với một hành tinh hay của hai hành tinh; một cách tổng quát của hai thiên thể trong hệ Mặt Trời được quan sát từ Trái Đất.

  • Đối với các hành tinh trong (Sao Thủy, Sao Kim) : chu kỳ giao hội bằng khoảng thời gian giữa hai lần giao hội dưới (hay giao hội trên) liên tiếp.
  • Đối với các hành tinh ngoài (Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ…): chu kỳ giao hội bằng khoảng thời gian giữa hai lần xung đối liên tiếp.

Chu kỳ giao hội được tính theo chu kỳ sao của thiên thể khảo sát và cho kỳ sao của Trái Đất. Nếu gọi chu kỳ sao của một hành tinh là Th, của Trái Đất là Tđ thì cứ sau mỗi ngày Trái Đất quay quanh Mặt Trời một góc bằng 360°/Tđ, hành tinh quay một góc 360°/Th và từ đó hiệu khoảng cách góc giữa hai thiên thể này tính sau mỗi ngày là :

360/Tđ – 360/Th

và chu kỳ giao hội Tgh sẽ là số ngày sao cho hiệu khoảng cách góc giữa hành tinh và Trái Đất bằng 360o và như vậy Tgh được tính theo đẳng thức:

360/Tđ – 360/Th = 360/Tgh

Hay

1/Tđ – 1/Th = 1/Tgh (1)

Đẳng thức này tính cho các hành tinh ngoài (Th > Tđ). Còn đối với các hành tinh trong (Th < Tđ) thì tính theo công thức :

1/Th – 1/Tđ = 1/Tgh (2)

Thí dụ : Sao Kim là hành tinh trong, chu kỳ giao hội của nó tính theo (2) bằng 593,32 ngày (tính theo chu kỳ sao của Trái Đất Tđ = 365,26 ngày và chu kỳ sao của Sao Kim Th = 224,7 ngày).

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:39 Sáng ngày 10/01/2017