Chủ nghĩa biểu hiện

Chủ nghĩa biểu hiện (tiếng Đức : expressionismus) là một khuynh hướng văn học hình thành và phát triển ở Đức vào khoảng từ 1905 đến hết những năm 20 cửa thế kỷ XX, và đồng thời lan truyền sang một số nước và một số vùng ở châu Âu, châu Mĩ như Áo, Nga, Bắc Âu, Mĩ, …

Nguyên tắc thẩm mỹ của chủ nghĩa biểu hiện là cắt nghĩa thực tại một cách chủ quan dựa theo những cảm giác có tính thứ nhất về thế giới (từng được chủ nghĩa ấn tượng coi là cơ sở hàng đầu để xây dựng hình tượng nghệ thuật). Nguyên tắc ấy đã quy định sự ham thích tính trừu tượng, những cảm xúc sắc nhạy và cái kì dị hoang đường. Nghệ thuật chủ nghĩa biểu hiện là một trái tim tan nát vì thế giới khổng hồn, vì sự tương phản giữa cái sống và cái chết, tinh thần và thể xác, “văn minh” và “tự nhiên”.

Nhiều người thuộc trường phái này thường lên tiếng kêu gọi cải tạo thực tại, bắt đẩu bằng sự cải tạo ý thức con người. Tất nhiên họ quan niệm cải tạo theo cách của họ. Chẳng hạn, trong nghệ thuật, họ coi ngang nhau không cần phân biệt cái bên trong với cái bên ngoài, cái chủ quan với cái khách quan.

Chù nghĩa biểu hiện không chủ trương nghiên cứu tính phức tạp của cuộc sống. Nhiều tác phẩm của họ chỉ có nghĩa như những lời hiệu triệu. Và thực chất đấy là một nghệ thuật tuyên truyền cổ động. Tác phẩm của họ không phải là bức tranh sinh động, nhiều màu sắc, khía cạnh được thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật có thể cảm nhận được bằng giác quan, mà chỉ là sự diễn đạt sắc bén những tư tưởng quan trọng đối với tác giả bằng cách sử dụng bất kì sự cường điệu và ước lệ nào. Tiêu biểu nhất về mặt này là tác phẩm Hóa thân của Ph. Cáp-ca.

Về mặt tư tưởng – xã hội, chủ nghĩa biểu hiện thực chất là một thái độ phản ứng trước sự khủng hoảng xã hội trầm trọng ở châu Âu trong vòng một phần tư của thế kỷ XX do nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó có cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và đi liền nó là sự chấn động dữ dội của các cuộc cách mạng.

Chủ nghĩa biểu hiện đã từng có ảnh hưởng khá rộng đến văn học một số nước châu Âu. Không ít nhà văn nổi tiếng về sau này như Bê-sơ (1891 11958), Ph. Vôn-phơ (1888 11953), Ph. Cáp-ca (1883 – 1924), L.N. An-đrê-ép (1871 – 1919),… đã từng chịu ảnh hường ít nhiều của trường phái nghệ thuật này.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:37 Chiều ngày 24/04/2017