Chủ nghĩa siêu thực

Chủ nghĩa siêu thực (tiếng Pháp : surréalisme) là khuynh hướng văn nghệ tiền phong chủ nghĩa ra đời ở Pháp vào những năm 10 – 20 của thế kỷ XX và được giới văn nghệ sĩ ở một số nước khác như Bỉ, Tiệp Khắc, Nam Tư, Mĩ, Mê-hi-cô, Nhật,… hưởng ứng. Người dọn đường chuẩn bị trực tiếp cho sự ra dời của khuynh hướng văn nghệ này là chủ nghĩa đa đa.

Cơ sở triết học của chủ nghĩa siêu thực là học thuyết trực giác của Béc-xông và phân tâm học của Phrớt. Những nguyên tắc mỹ học của trường phái siêu thực là :

– Hướng về thế giới vô thức của con người mà họ cho là một lĩnh vực vô hạn đối với sự khám phá sáng tạo nghệ thuật.

– Đề cao cái ngẫu hứng, chú trọng việc ghi chép những cái xuất hiện lướt qua trong đầu không qua sự kiểm soát của lí trí.

– Vứt bỏ sự phân tích lôgic, đập tan các gông cùm của lí trí, đạo đức, tôn giáo và chỉ tin cậy ở trực giác, giấc mơ, ảo giác, ở những linh cảm bản năng và sự tiên tri.

– Dựa theo lí thuyết “Tự động tâm linh” cùa Brơ-tông họ kêu gọi hướng tới sụ hồn nhiên không suy nghĩ của trẻ thơ, tới trạng thái mê sảng, tới những ảo giác mộc mạc của những bộ lạc nguyên thủy và nền nghệ thuật cổ sơ của họ.

Vì thế chủ nghĩa siêu thực chủ trương thơ ca phải được tuôn trào tự do, không cần sử dụng các dấu chấm câu, không cần tuân thủ trật tự ngữ pháp, đề cao sự liên tưởng tự do của cá nhân. Họ dùng thuật ngữ siêu thực chỉ là để phân biệt với chủ nghĩa hiện thực mà họ cho là chỉ nắm bắt được những cái “tầm thường”.

Sự ra đời của chủ nghĩa siêu thực về thực chất là một sự nổi loạn đối với văn minh tư sản và sự khủng hoảng tinh thần của một bộ phận thanh niên trí thức trước thực trạng xã hội hỗn độn và sự bất lực của mình. Về mặt nghệ thuật, trường phái này chống lại chủ nghla hiện thực và mang tính chất suy đồi. Vì thế nhiều nhà văn tài năng như A-ra-gông, Ê-luy-a,… dần dần rời bỏ trường phái này và chuyển sang chủ nghĩa hiện thực. Vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX, trước khi phát xít Đức chiếm đóng đất Pháp, chủ nghĩa siêu thực chính thức kết thúc lịch sử của nó.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:27 Chiều ngày 24/04/2017