Chủ nghĩa tượng trưng

Chủ nghĩa tượng trưng (tiếng Pháp : symbolisme) là khuynh hướng văn nghẹ xuất hiện ở một số nước châu Âu vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Cơ sở lí thuyết của chủ nghĩa tượng trưng bất nguồn từ triết học duy tâm của Sô-pen-hao-ơ.

Nguyên tắc mỹ học của chủ nghĩa tượng trưng là :

– Tính cách biểu trưng nghệ thuật cho các “vật tự nó” và các ý niệm nằm ngoài giới bạn của sự tri giác cảm tính. Ở đây biểu tượng nghệ thuật được xem là công cụ hữu hiệu hơn hình tượng để chọc thủng cái vỏ quen thuộc hàng ngày nhằm vươn tới cái bản chất lý tưởng siêu thời gian của thế giới – cái vẻ đẹp siêu nghiệm. Các yếu tố then chốt của chủ nghĩa tượng trưng là : trực giác, âm nhạc, trữ tình.

Thơ trữ tình là thể loại mà ngôn ngữ thi ca giữ địa vị thống trị, có một sức mạnh siêu nhiên, đầy ma lực; ở đây, thế giới nội tâm của nhà thơ gần gũi với cái tuyệt đối. Mỗi bài thơ đối với họ phải là một “giai diệu chủ quan” nhầm thay thế vần điệu và thi luật của thi pháp cổ điển.

Chủ nghĩa tượng trưng xuất hiện là do có cuộc tổng khủng hoảng của nền văn hoá nhân văn tư sản, có sự dè bỉu có tính chất thực dụng chống các nguyên tắc thực chúng luận của phái Thi san và chủ nghĩa tự nhiên.

Tuy vậy, sáng tác của nhiẻu nhà thơ lớn của chủ nghĩa tượng trưng có ý nghĩa xã hội và giá trị nhân văn rộng lớn (nỗi đau khổ về tự do tinh thần ; sự chán ghét những hình thức tư hữu của xã hội đang tàn phá tâm hồn con người, niềm tin vào những giá trị văn hoá lâu đời,…

Các nhà thơ Pháp nổi tiếng như P.Véc-len (1844 – 1896), A. Ranh-bô (1854 – 1891), Lốt-tơ-rê-a-mông (1846 – 1870), S. Man-lác-mê (1842 – 1898) vừa là những người sáng lập vừa là những đại biểu xuất sắc của trường phái này.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:26 Chiều ngày 24/04/2017