Đài Truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam
VTV

VTV

Thông tin
Loại hình Truyền hình
Thành lập 7 tháng 9 năm 1970
Trụ sở chính 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Website VTV

Đài Truyền hình Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Television) gọi tắt là VTV là đài truyền hình trực thuộc chính phủ Việt Nam. Phủ sóng 100% lãnh thổ và phủ sóng vệ tinh hầu hết khu vực trên thế giới.

Giới thiệu

  • 6 kênh quảng bá toàn quốc, 5 kênh quảng bá khu vực, hàng trăm kênh truyền hình trả tiền.
  • Hơn 120.000 giờ phát sóng các kênh quảng bá, hơn 15.000 giờ phát sóng vệ tinh mỗi năm.
  • 5 trung tâm khu vực và 8 cơ quan thường trú THVN tại nước ngoài.
  • Hơn 4.000 nhân sự.
  • Duy trì và phát triển quan hệ với gần 30 đài truyền hình và hơn 10 tổ chức truyền hình quốc tế.

Lịch sử phát triển

1970
7/9/1970: Phát sóng thử nghiệm chương trình đầu tiên.
Tháng 11/1970: Mua xe truyền hình lưu động đầu tiên.

1973
27/1/1973: Cử phóng viên đưa tin tại Hội nghị Paris (Pháp).

1/5/1973: Tường thuật trực tiếp chương trình đầu tiên bằng xe lưu động.

1974
Nhập thiết bị ghi hình bằng băng từ đầu tiên của Nhật Bản.

1976
Bắt đầu phát sóng hàng ngày. Tường thuật trực tiếp khai mạc và bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc.

1978
Tháng 4/1978: Lần đầu thu băng, bình luận World Cup.
Tháng 8/1978: Thống nhất hệ thống truyền hình toàn quốc là System D, K.
Tháng 9/1978: Thử nghiệm truyền hình màu.

1980
– Truyền hình trực tiếp Đại hội Olympic.
– Bắt đầu trao đổi tin tức trong khuôn khổ IVN giữa các thành viên OIRT.

1981
Giúp Lào, Campuchia xây dựng Đài TH, đồng thời mở cơ quan thường trú THVN tại Lào và Campuchia.

1986
Phát truyền hình màu hoàn toàn.

1987
Lấy tên chính thức là Đài Truyền hình Việt Nam.

1990
Phát sóng chính thức kênh VTV2. Lúc này VTV có 2 kênh VTV1, VTV2.

1991
Bắt đầu phát vệ tinh kênh VTV1 để Đài địa phương thu và phát toàn quốc.

1994 – 1995
Thành lập Trung tâm THVN tại Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế.
Chính thức thành lập cơ quan thường trú Campuchia.

1996
VTV3 tách thành kênh riêng. VTV lúc này có 3 kênh VTV1, VTV2, VTV3.

1998
– Áp dụng dựng phi tuyến – Trang bị trạm thu vệ tinh chuyên dụng hiện đại, thu trực tiếp World Cup.
– Trong nước: Phủ sóng toàn lãnh thổ. Quốc tế: Phủ sóng VTV4 tại châu Á, châu Âu 8h/ngày.

2000
VTV4 phát toàn cầu qua 3 vệ tinh.

2001
– Chuẩn DVB-T được chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV.
– Thí điểm tự chủ tài chính.
– Chính thức thành lập cơ quan thường trú THVN tại Nga.

2002
Ra mắt kênh VTV5 phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.

2003
– Truyền hình chủ nhà Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games 22).
– Thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật truyền hình.

2004
Khai trương dịch vụ truyền hình số vệ tinh DTH.

2005
– Cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng trên mạng DTH và Truyền hình Cáp.
– Tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 42 Hiệp hội các tổ chức phát thanh và truyền hình châu Á.
– Thái Bình Dương (ABU) lần đầu tiên.

2006
Hơn 639.000 giờ phát sóng trên các kênh quảng bá.

2007
VTV6 phát thử nghiệm trên hệ thống truyền hình Cáp Việt Nam.

2008
– Bắt đầu mua bản quyền các sự kiện thể thao lớn như EURO 2008, AFF Cup 2008.
– VTV1 nâng tổng số bản tin lên 12 bản tin, 22 chuyên mục.
– Thành lập Trung tâm dịch vụ công nghệ truyền hình.

2009
– Chính thức phát quảng bá VTV6.
– Truyền hình số vệ tinh K+ ra mắt tháng 6/2009, là Liên doanh giữa Trung tâm KTTH cáp và Công ty Canal Oversea.
– Phát thử nghiệm TV Mobile ở Hà Nội, hoàn thiện thủ tục cấp phép phát sóng truyền hình số di động T-DMB trên toàn quốc.
– Thành lập cơ quan thường trú THVN tại Mỹ.

2010
Tăng tổng số giờ phát lên gần 900 ngàn giờ phát sóng mặt đất, gần 9000 giờ phát sóng vệ tinh.

2011
– Chính thức phát VTV1 24/24.
– Lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2.
– Khánh thành trụ sở mới, hiện đại và đồng bộ.

2012
– Thành lập cơ quan thường trú THVN tại Bỉ, Trung Quốc.
– VTV2 phát sóng 24/24.
– Đưa vào sử dụng Trạm truyền dẫn vệ tinh băng C mới tại Hà Nội, đảm bảo truyền dẫn vệ tinh theo tiêu chuẩn DVB-S2, mã hóa MPEG-4.
– Số hoá tư liệu hình ảnh.

2013
– Khai trương cơ quan thường trú tại Nhật Bản và Singapore.
– VTV6 phát sóng 24/24 – Lên sóng VTV3HD, VTV6HD.

Lãnh đạo cấp cao

  • Tổng Giám đốc ông Trần Bình Minh
  • PTGĐ ông Nguyễn Thành Lương
  • PTGĐ ông Lâm Kiết Tường
  • PTGĐ ông Phạm Việt Tiến
  • PTGĐ bà Nguyễn Thị Thu Hiền

Hệ thống kênh truyền hình quảng bá

Kênh Nội dung Ngày phát sóng chính thức Thời lượng
VTV1 Kênh Thời sự – Chính trị – Tổng hợp. 7/9/1970 24/24h (từ 15/6/2011)
VTV2 Kênh Khoa học, Công nghệ và Xã hội 1/1/1990 24/24h (từ 1/1/2012)
VTV3 Kênh Thể thao và Giải trí. 31/3/1996 24/24h (từ 1/9/2006)
VTV4 Kênh truyền hình đối ngoại quốc gia. 1998 24/24h
VTV5 Kênh truyền hình tiếng dân tộc. 10/2/2002 24/24h
 VTV5 Tây Nam Bộ HD  Kênh truyền hình tiếng dân tộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.  1/7/2016  24/24h (0h – 5h30 tiếp sóng VTV5 Quốc gia)
 VTV5 Tây Nguyên  Kênh truyền hình tiếng dân tộc khu vực Tây Nguyên.  15/10/2016  24/24h (0h – 5h30 tiếp sóng VTV5 Quốc gia)
VTV6 Kênh Thể thao – Giải trí dành cho giới trẻ. 29/4/2007 24/24h (từ 1/1/2013)
VTV7 Kênh truyền hình giáo dục quốc gia. 1/1/2016 6h – 24h
VTV8 Kênh truyền hình quốc gia khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. 1/1/2016 5h – 24h (từ 5/4/2016)
VTV9 Kênh truyền hình quốc gia khu vực Nam Bộ. 8/10/2007 24/24h (từ 11/7/2013)

Các chương trình sản xuất

  • Thời sự
  • Vấn đề chính luận
  • Kinh tế
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Văn hóa – Đời sống
  • Du lịch
  • Chương trình thiếu nhi
  • Phim tài liệu
  • Phim truyền hình

Hệ thống trung tâm thường trú

Trung tâm THVN tại thành phố Huế (VTV Huế):

Có chức năng sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình tại khu vực Bắc Miền Trung để phát trên sóng truyền hình Quốc gia và trên sóng VTV Huế. Với vị trí then chốt ở khu vực Bắc miền Trung, VTV Huế cũng là đầu mối quan trọng tổ chức thực hiện các sự kiện văn hoá truyền thông lớn của VTV và của Việt Nam nói chung.

Trung tâm THVN tại thành phố Đà Nẵng (VTV Đà Nẵng):

Là trung tâm khu vực đảm trách địa bàn duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Trung tâm THVN tại Đà Nẵng ngày càng khẳng định vị thế trên mảng chính luận. Nhờ đầu tư đồng bộ cả về người và phương tiện, VTV Đà Nẵng luôn giữ vững tiêu chí trở thành trung tâm thường trú mạnh của Đài THVN, thông tin đa dạng, tỷ lệ người xem ổn định ở mức cao. VTV Đà Nãng là đơn vị tự chủ tài chính.

Trung tâm THVN tại Phú Yên (VTV Phú Yên):

Phụ trách một địa bàn rộng lớn bao gồm 6 tỉnh, thế mạnh của VTV Phú Yên cũng là chính luận, nhất là tin tức về thiên tai bởi đây là địa bàn thường xuyên hứng chịu bão lũ. Địa bàn VTV Phú Yên có đặc trưng văn hoá đặc sắc nên rất thuận lợi cho VTV Phú Yên sản xuất chương trình chuyên đề, văn nghệ. Để nâng cao chất lượng sản xuất, hiện VTV đang đầu tư một Trung tâm Sản xuất chương trình Đài THVN tại TP Nha Trang với tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng.

Trung tâm THVN tại TP Hồ Chí Minh (VTV9):

Phụ trách khai thác các chương trình truyền hình phản ánh hoạt động của khu vực Đông Nam bộ, Trung tâm THVN tại TPHCM có vai trò cầu nối quan trọng giữa VTV với khán giả miền Đông Nam bộ, bằng các chương trình được xây dựng riêng cho khán giả miền Nam. Bên cạnh đó, Trung tâm THVN tại TPHCM cũng là đơn vị giữ vai trò chủ chốt phối hợp với trụ sở chính tại Hà Nội để thực hiện nhiều chương trình trọng điểm. Đơn vị hiện cũng đang hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính.

Trung tâm THVN tại TP Hồ Chí Minh (VTV Cần Thơ):

Là đơn vị chủ lực của Đài THVN tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu long, VTV Cần Thơ cũng đóng góp thường xuyên và có chất lượng chương trình cho VTV, đồng thời xây dựng được 2 kênh chương trình có bản sắc riêng, với chương trình tiếng Khmer, chương trình khuyến nông cập nhật thông tin, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… Đặc biệt, VTV Cần Thơ cũng góp vai trò tích cực trong việc cử cán bộ, kỹ sư giúp thành lập Đài Truyền hình quốc gia Campuchia.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Kỹ thuật truyền hình (BRAC)

Có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Kỹ thuật truyền hình (BRAC) trực thuộc Đài THVN có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học và các công nghệ phát thanh truyền hình: DVB-T2/S2/C2, UHDTV, TV White space; Nghiên cứu phát triển các ứng dụng tương tác trong truyền hình (EPG, MHP, HbbTV,…), nghiên cứu và dự báo xu hướng công nghệ cho ngành phát thanh truyền hình tại Việt Nam; Tư vấn, quy hoạch, thẩm định, lập dự án công nghệ phát thanh truyền hình cho các Đài như VTV, SCTV, HTV và các Đài địa phương và đào tạo, huấn luyện nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.

Liên kết ngoài

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:57 Chiều ngày 23/04/2017