Dãy núi Altay

Dãy núi Altay hay dãy núi Altai nằm ở phía bắc của Tân Cương Trung Quốc, chạy dài theo biên giới Mông Cổ, Trung Quốc và Nga. Với tổng chiều dài là 2.000km, Altay là dãy núi ngăn cách giữa Trung Quốc, Mông Cổ, Nga và Kazakhstan. Altay theo tiếng Mông Cổ nghĩa là núi Vàng. Ngay trong câu tục ngữ của Mông Cổ cũng đề cập: “A Nhĩ Thái Sơn thất thập nhị điều câu, câu câu hữu hoàng kim” (Bảy mươi hai hang của Altay, đâu đâu cũng chứa đầy vàng). Sử sách từng ghi lại, người xưa đã đào được một cục vàng nặng tới 170 lượng ở đây, điều đó chứng minh cho trữ lượng vàng phong phú ở Altay.

Dãy núi Altay

Dãy núi Altay

Về vị trí địa lý, núi Altay giống như một bức tường thành để chắn những cơn gió Tây ùa về. Lượng mưa ở đây cũng rất lớn, do vậy rừng cây luôn trong trạng thái um tùm, xanh mướt, bên cạnh đó là những thảm cỏ non trải dài vô tận. Số hồ nước, suối nước nóng trên khu vực núi Altay nhiều vô kể, giống như những viên ngọc điểm xuyết cho các dãy núi thêm hùng vĩ. Do vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu mưa thuận gió hòa nên núi Altay là nơi tập trung của muôn ngàn loài động vật, trong đó có rất nhiều loài động vật được đưa vào danh sách bảo tồn.

Xưa kia, dãy Altay là nơi cư trú dân tộc Mông cổ, cũng là một mắt xích trọng yếu trên con đường tơ lụa nổi tiếng. Chính vì thế, dãy núi này đóng vai trò như người đưa đường chỉ lối cho dân tộc du mục Mông Cổ đi khắp thế giới. Người Mông Cổ đã để lại một trang chói lọi trong lịch sử thế giới. Cùng với đó, khu vực này còn đặt ra nhiều câu đố về những hiện tượng bí ẩn ngoài hành tinh đang cần lời giải đáp.

Bản đồ dãy núi Altay

Bản đồ dãy núi Altay

Con đường viễn chinh của Đại quân Mông Cổ

Trong lịch sử, dân tộc Mông Cổ là một dân tộc dũng mãnh thiện chiến. Khoảng một ngàn năm về trước, Đại quân Mông Cổ dưới sự thông lĩnh của Thành Cát Tư Hãn đã in dấu chân ngựa tung hoành khắp Á – Âu. Văn minh châu Âu và châu Á cổ đại đã được người Mông Cổ hòa trộn qua các cuộc chiến tranh, vì thế người Mông Cổ là trung gian thúc đẩy sự giao lưu hai nền văn hóa Á – Âu. Chúng ta hãy xem lại con đường chinh phục thế giới của Đại quân Mông Cổ bắt đầu từ dãy Altay.

Viên tướng thống lĩnh đại quân Mông cổ hùng mạnh là Thành Cát Tư Hãn danh tiếng lẫy lừng.

Thành Cát Tư Hãn sinh năm 1162. Cha của Thành Cát Tư Hãn là thủ lĩnh một bộ lạc nhỏ bé ở Mông Cổ, sau khi lật đổ được bộ lạc đối địch, ông đặt tên Thành Cát Tư Hãn là Thiết Mộc Chân. Lúc Thiết Mộc Chân lên 9 tuổi, cha ông bị sát hại, từ đó Thiết Mộc Chân bị kẻ thù của cha giam cầm trong suốt chín năm ròng rã, cuộc sống cực nhục vô cùng. Trong khốn cảnh của một kẻ phạm nhân, Thiết Mộc Chân không được học hành nên không biết chữ. Tuy nhiên, Thiết Mộc Chân không cam chịu thân phận và cuộc sống nghiệt ngã ấy, ông đã nuôi chí lớn đế rồi sau này thống trị cả thiên hạ. Trước tiên, Thiết Mộc Chân nghĩ cách để thoát khỏi sự giam cầm khổ sai. Sau đó ông tìm đến bộ lạc Đồ Cách Lý Lặc do bạn thân của cha ông là Thoát Oát Lán làm thủ lĩnh để kết thân. Trải qua bao năm tháng chiến tranh khốc liệt giữa các bộ lạc, Thiết Mộc Chân đã nắm được quyền thống trị.

day-nui-altay-2

Người Mông Cổ nổi tiếng thế giới bởi tài cưỡi ngựa và sự dũng mãnh thiện chiến. Thiết Mộc Chân, sau khi kết thân với người bạn thân của cha, sống trong cảnh tranh giành lãnh thổ ghê gớm giữa các bộ lạc, ông đã phát huy tài năng thiên bẩm của mình, liên tiếp lập nên nhiều chiến công hiển hách. Con người Thiết Mộc Chân hội tụ đầy đủ tố chất của một vị thống soái tài ba, đó là tài quân sự, ngoại giao, bản tính lạnh lùng. Năm 1.206, trong một hội nghị các tướng lĩnh, Thiết Mộc Chân được mệnh danh là Thành Cát Tư Hãn. nghĩa là Hoàng đế của toàn thiên hạ. Từ đó, Thành Cát Tư Hãn đã hướng ra bên ngoài, bắt đầu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chinh phục các quốc gia. Những nước đầu tiên bị Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm là Tây Hạ nằm ở phía tây bắc và nước Kim nằm ở phía bắc của Trung Quốc. Khi đánh chiếm sang vùng Trung Á và Ba Tư, đại quân của Thành Cát Tư Hãn gặp phải sự kháng cự của một đại quân khác do quốc vương nước Tây Liêu chỉ huy. Đến năm 1219, Thành Cát Tư Hãn tiêu diệt được nước Tây Liêu. Sau đó, ông cử một đội quân đánh chiếm Nga, còn đại quân do ông trực tiếp chỉ huy đánh chiếm Afghanistan và miền Bắc Ấn Độ. Trước khi lâm chung, Thành Cát Tư Hãn lập thái tử thứ ba là Oa Khoát Đài làm người kế vị. Có thể nói, việc chọn người kế vị này thế hiện sự sáng suốt cũng như con mắt nhìn người tài ba của Thành Cát Tư Hãn, bởi Oa Khoát Đài cũng là một danh tướng xuất chúng. Dưới sự chỉ huy của Oa Khoát Đài, Quân đội Mông Cổ đã đánh sang Đại Tống, chiếm được nước Nga và tiếp đến là chinh phục châu Âu xa xôi. Năm 1241, Mông Cổ lần lượt đánh chiếm các nước Ba Lan, Hungary, Đức. Năm 1279, Hốt Tất Liệt chính thức lật đổ vương triều nhà Tống, đây là thời điểm huy hoàng nhất của Mông Cổ. Nước Mông Cổ trở thành một đế quốc hùng mạnh và có lảnh thổ rộng nhất trong lịch sử. Các thuộc địa chính của Mông Cổ lúc này gồm Trung Quốc, Nga, Trung Á, Ba Tư, phần lớn khu vực Tây Bắc của châu Á, Ba Lan và miền Bắc của Ấn Độ. Một đế quốc thống trị cả vùng lãnh thổ rộng lớn như vậy rất khó duy trì được sự cai trị dài lâu khi mà vấn đề giao thông còn hết sức khó khăn. Chính vì lý do đó, đế quốc Mông Cổ nhanh chóng mất quyền kiểm soát, nhưng ở một số quốc gia thì người Mông Cổ vẫn duy trì sự cai trị của mình trong thời gian tương đối dài. Ở Trung Quốc, mãi cho đến năm 1368 chính quyền Mông Cổ mới bị lật đổ. Thời gian chiếm đóng của đế quốc Mông Cổ ở Nga còn lâu hơn. Cháu của Thành Cát Tư Hãn tên Bạt Đô thành lập nên nước Kim Trướng Hãn (Ulusjochi) tại Nga, sự thống trị tại Nga của đế quốc này kéo dài trong hai thế kỷ rưỡi, họ cai trị vùng đất Crưm cho đến năm 1783.

day-nui-altay-3

Ẩn số Thanh Hà

Nhiều năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng dãy núi Altay và khu vực phụ cận là “Cái nôi văn hóa cổ nhất, nguyên thủy nhất của nhân loại”, “Một trong những trung tâm xa xưa khi con người di cư sang phía bắc và phía đông của đại lục châu Á”. Ở cả hai khu vực phía nam và phía bắc của dãy Altay, người ta đều phát hiện được những bức tượng đá trọc đầu thần bí. Sự việc đó cùng với những bãi đá hình tròn trên ruộng lúa mạch và loại đá hươu (đá khắc hình con hươu) đang là ẩn số về nền văn hóa Thanh Hà.

Cho đến nay, người ta đã khai quật được rất nhiều những di vật ở dãy núi Altay hùng vĩ, tiêu biểu như: Lan can đá, bãi đá cổ, người đá, nham họa, đồ gốm, đồ đá, đồ đồng, đồ sắt… Điều này đã vén lên bức màn để chúng ta có thể tìm hiểu thêm về một nền văn hóa thần bí ngoài hành tinh tại dãy núi Altay.

Sau khi tiến hành khảo sát thực địa đối với những bức bích họa màu trong động Đường Ba Lặc, các học giả đã có một số giả thuyết. Những bức bích họa đó hoặc thuộc loại bích họa mang chủ đề về một thời kỳ xã hội mẫu hệ hoặc mang chủ đề sùng bái Mặt trời. Cũng có những người thông qua tìm hiểu thực địa kết hợp với nghiên cứu tài liệu, sử sách cho rằng những bức bích họa màu đó phản ánh hiện tượng thiên văn vô cùng đặc biệt, nói cách khác đây là những bức ảnh miêu tả những sự kiện thiên văn hiếm thấy.

Động Đường Ba Lặc nằm ở độ cao 1.020m so với mực nước biển, cách thị trấn huyện Fuyun (Phú Vận) 70km. Động cao khoảng 25m, là một hang động lớn nằm giữa triền núi, do chịu sự bào mòn của mưa gió theo thời gian nên hình dạng trở nên lởm chởm khác thường. Không gian phía trong hang động rất rộng, đủ sức chứa hàng chục người hoạt động. Trên vách phía bên trong có rất nhiều hình vẽ màu với nội dung kỳ bí Trong không gian bí ẩn đó, khách tham quan có thể nhìn rỏ bên phải vách động là hình vẽ mặt hai người đang đội mũ chóp nhọn, phía dưới là một chiếc mũ hình vòng cung, đỉnh mũ giống như một chiếc chùy nhọn, trong chiếc mũ là hình lông mày, mắt, mũi, miệng, râu và ánh hào quang rực rỡ. Toàn bộ bức hình này chứa sắc thái thần bí mang tính tôn giáo.

Hoa văn bí ẩn trên ruộng lúa mạch hay còn gọi là vòng tròn ruộng mạch với các hình thù đa dạng thể hiện trình độ tạo hình siêu việt mà người ta đến nay vẫn chưa biết rõ nguồn gốc. Đến những thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trên toàn thế giới, người ta thống kê khoảng hơn 2.000 hoa văn như vậy. Trong đó, nhiều vòng tròn có diện tích rất rộng, đường nét tinh tế và phức tạp, với khả năng của con người khó có thể thiết kế được.

Ngôi mộ được đắp bằng đá có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm. Ngôi mộ này có quy mô rất lớn, để xây đắp, người ta đã phải dùng khối lượng đá rất lớn. Từ khu vực dãy núi Altay đi qua Tân Cương và Kazakhstan, người ta đã phát hiện ra những hiện tượng lạ. Đó là, theo thống kê năm 1989, các nhà thiên văn thấy rằng những đống đá này hầu hết mang hình thù mộ táng, mà trong đó có cả hình mộ đá Thanh Hà. Những đống đá hình tròn xếp chính là nét kiên trúc tôn giáo nguyên thủy. Do hình thù kỳ lạ của những đống đá, người du mục ở đây gọi nó là hình khuyên ma quỷ. Họ còn quan niệm rằng ai động chạm đến những đống đá là xúc phạm đến thần linh và sẽ gặp tại họa.
Theo các nhà khoa học, vòng tròn ruộng mạch có những đặc trưng sau: hình thành trong khi không có gió, tốc độ nhanh, tối đa không quá 1 phút; trong nháy mắt có thể làm nghiêng ngả, gục ngã thân cây; mức độ tổn hại đối với cây lớn; khó tìm được nguyên nhân; tạo thành tổ hợp nhiều vòng tròn phức tạp; không chịu sự ảnh hưởng của khí hậu; xung quanh không có các dấu hiệu nào khác; không chịu sự hạn chế của địa hình”. Những hình tròn kỳ lạ đó thường thu hút rất nhiều sự tò mò của mọi người. Ban đầu có người cho rằng những vòng tròn ruộng mạch đó là do con người tạo ra, nhưng khi đứng trước một tổ hợp hoa văn tinh xảo thì họ lại tỏ ra kinh ngạc. Nếu như đây là kết quả của sự thiết kế của con người thì cần phải dựa vào công sức của vài chục người thậm chí vài trăm người miệt mài sáng tạo trong thời gian rất lâu. Có những hoa văn vừa phức tạp vừa tinh xảo đến tột đỉnh mà con người khó có thể làm được. Nhiều nhà thiên văn đưa ra lời khẳng định đó không phải là sàn phẩm do con người tạo ra, mà là hiện tượng thiên văn kỳ bí. Có một số hình khuyên mà ở giữa là đường phóng xạ vi lượng, có cả năng lượng điện từ. Nguồn năng lượng đó ở đâu ra? Hình dạng thần bí của những đống đá rốt cuộc do đâu mà có? Chúng có liên quan gì đến những vòng tròn ruộng mạch không? Điểm tương đồng và mối liên hệ trong kiến trúc của những đống đá là ở chỗ nào? Kiến trúc những đống đá cổ ở dãy Altay thể hiện điều gì đối với văn minh nhân loại trên trái đất này?

Dãy núi Altay với những đặc trưng hừng vĩ, tráng lệ, thần bí đã tượng trưng cho tính cách phóng khoáng, kiên nghị của con người Mông Cổ. Đồng thời, dãy núi này cũng đặt ra vô vàn câu hỏi khó trả lời đối với chúng ta.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:03 Sáng ngày 13/09/2016