Điếu văn

Điếu văn còn gọi là “điếu từ”, “điếu thư”, là một loại thuộc văn ai tế. Đầu tiên là tác phẩm điếu tế cổ nhân, về sau mở rộng phạm vi, dùng để điếu người cùng thời, điếu vật, điếu cổ tích, chủ yếu lấy nghĩa điếu, viếng, có hình thức gần như Sở từ, nhưng nặng về tình cảm thương xót, ngôn từ không được diễm lệ quá. Bài điếu văn sớm nhất là bài Phú điếu Khuất Nguyên của Giả Nghị đời Hán được người đời sau mô phỏng, đến đời Đường, Tống thì thịnh hành. Nổi tiếng có Điếu Nguy Vũ đế văn của Lục Cơ, Điếu cổ chiến trường văn của Lí Hoa, Điếu Khuất Nguyên văn của Liễu Tôn Nguyên.

Ngày nay điếu văn là thể văn trang trọng thông dụng dùng để kể công đức người chết và bày tỏ lòng thương tiếc vô hạn của người sống. Ví như điếu văn do đồng chí Lê Duẩn đọc trong lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969.

Người la cũng làm thơ để điếu, ví như Điếu La Thành ca giả của Nguyễn Du ; Điếu Trần Quý Cáp, Điếu Ngư Hải của Huỳnh Thúc Kháng.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 10:39 Sáng ngày 13/04/2017