Đồng dao

Đồng dao (tiếng Anh : nursery rhyme) là những câu hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ em, thường do trẻ em hát lúc vui chơi. Đồng dao có thể do người lớn sáng tác, nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ em sáng tác.

Xét về phương diện thể loại, đồng dao thuộc lĩnh vục những bài ca dân gian. Có thể xét đặc điểm của đồng dao ở ba mặt : diễn xướng, chức năng sinh hoạt, sự kết hợp với âm nhạc.

Về phương diện diễn xướng, đổng dao chỉ dành cho trẻ em hát (người lớn không khi nào hát đồng dao với những mục đích riêng của mình).

Về phương diện sinh hoạt, đồng dao có chức năng gắn với vui chơi và trò chơi. Ví dụ : các em làm động tác bắt chước người lớn kéo cưa và hát :

Kéo cưa lừa xẻ

Ông ăn bát mẻ

Bà ăn bát lành

Ông ăn nổi canh

Bà ăn nồi riêu

Chia nhau không đều

Đánh nhau lủng củng.

Những bài đồng dao có hình thức âm nhạc riêng. Đặc điểm chung của hình thức âm nhạc này là đơn giản, gần với lời nói thường.

Nội dung các bài đồng dao khá phong phú. Nó thường cung cấp cho trẻ em những tri thức thông thường về đời sống :

Con mèo, con chó có lông

Đòn gánh có mấu, nồi đồng có quai.

Đồng dao có thể mang nội dung phê phán tích cực:

Thìa la thìa lẩy

Con gái bảy nghề

Ngồi lê là một

Tựa cột là hai,…

Có thể phản ánh niềm mong ước của con người :

Lạy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống,

Lấy ruộng tôi cày

Lấy đầy bát cơm,…

Không thể bỏ qua trường hợp người lớn dựa vào đồng dao để nói về thời cuộc hoặc tuyên truyền cho những vấn đề chính trị. Những câu sấm, dự doán sự thay đổi triều đại, lức đầu thường là truyền trong dân gian qua lời hát của trẻ em.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 10:30 Sáng ngày 13/04/2017