Hịch

Hịch là một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

Bài hịch tiêu biểu và có giá trị nhất trong văn học Việt Nam là bài Hịch tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo (thế kỷ XIX). Thời kì Pháp xâm lược nước ta (nửa sau thế kỷ XIX) nhiều bài hịch bằng chữ Nôm xuất hiện và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân (như Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ, Hịch đánh chuột của Nguyễn Đình Chiểu,…).

Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, cũng có khi viết bằng văn xuôi hay thơ lục bát. Một bài hịch thường được cấu trúc theo ba phần chính :

– Phần đầu: nêu lên một nguyên lí đạo đức hay chính trị là cơ sở tư tưởng, lí luận.

– Phần giữa: nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù).

– Phần cuối: nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu. Hịch viết xong thường được cho vào ống hịch và do các sứ giả chuyển đi khắp nơi. Nếu là hịch khẩn cấp thì trên đầu ống hịch thường có một chùm lông gà (do vậy mà còn gọi là vũ hịch).

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:24 Chiều ngày 24/04/2017