là một loại dân ca gắn với hình thức lao động nhất định có âm điệu, tiết tấu, thường đơn giản, hỗ trợ tích cực đối với công việc lao dộng của nhân dân. Ví dụ : hò sông Mã (Thanh Hóa), hò khoan (Quảng Bình), hò mái nhì mái đẩy (Huế), hò giã gạo (ở nhiều tỉnh miền Trung), hò Đồng Tháp (Nam Bộ),…

ho song ma

Tuổi trẻ Hà Trung với việc giữ gìn, phát huy các làn điệu Hò sông Mã

Phần lời của các điệu hò có thể nói về công việc lao động, cũng có thể chỉ bộc lộ tâm tư, tình cảm của người lao động (chủ yếu nói về tình yêu đôi lứa). Ví dụ :

– Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá

Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình

Lờ đờ bóng ngả trăng chênh

Tiếng hò vang vọng nặng tình nước non.

(Lời hò mái nhì trên sông Hương, Huế)

– Thuyền ngược anh bỏ sào xuôi

Em đừng lo lắng cho người kém xinh.

(Lời hò sông Mã, Thanh Hoá)

Mỗi điệu hò thường được kết cấu theo hai phần : phần xướng và phần . Phần xướng do một người có giọng tốt (thường được gọi là cái hay người bắt cái, người cầm càng hò lên. Phần xô là phần đồng thanh phụ họa của tập thể (theo luật cái xướng, con xô).

Liên kế ngoài

Chuyên mục: Âm nhạcVăn hóa. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 10:17 Sáng ngày 13/04/2017