Hoàng Hà

Hoàng Hà là con sông dài thứ hai ở Trung Quốc, khởi nguồn từ núi Côn Lôn phía bắc tỉnh Thanh Hải, chảy qua 9 tỉnh và khu tự trị, đó là: Thanh Hải, Tứ Xuyên, Cam Túc, Ninh Hạ, Nội Mông, Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Sơn Đông. Tổng chiều dài của con sông này là 5.464m, diện tích lưu vực là 750.000km2. Bởi Hoàng Hà đi qua nhiều vùng cao nguyên rộng lớn, nước chảy xiết cuốn theo nhiều bùn đất, nên nước sông luôn ở trạng thái màu vàng. Từ đó mà dòng sông này được gọi là Hoàng Hà.

Sông Hoàng Hà - Trung Quốc

Sông Hoàng Hà – Trung Quốc

Chẳng biết tự bao giờ, Hoàng Hà đã trờ thành dòng sông thiêng liêng gắn liền với con người, dân tộc Trung Hoa. Nó không chỉ là một con sông lớn mà còn là biểu trưng cho màu da vàng và hình tượng lãnh thổ mà người dân Trung Quốc bao đời trân trọng và gìn giữ.

Cái nôi của văn minh

Văn minh Hoàng Hà xuất hiện rất sớm, được ghi dấu ngay từ thuở sơ khai của xã hội loài người, tức là thời kỳ vượn người Tây Hậu Độ đến thời kỳ vượn người Lam Điền, từ thời kỳ vượn người Đại Lệ cách đây khoảng 3 vạn năm cho đến thời kỳ người Đinh Thôn (Tương Phần – Sơn Tây) cách đây khoảng 7 vạn năm và hậu kỳ người Đại Câu Vịnh (Ô Thẩm Vịnh – Nội Mông). Tiếp đó, người Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông đã là những người đầu tiên sáng tạo ra lửa, và nghề du mục nông nghiệp nguyên thủy. Đây là nhũng bộ tộc đầu tiên mở sự phát triển của văn minh Hoàng Hà. Tổ tiên của người Trung Hoa vốn sống bằng việc săn bắn và hái lượm ở lưu vực sông Hoàng Hà. Thời kỳ hoàng kim của văn minh Hoa Hạ cũng bắt nguồn từ đây.

Cảnh xả nước trên sông Hoàng Hà

Cảnh xả nước trên sông Hoàng Hà

Lật lại lịch sử xã hội Trung Quốc khoảng 3.500 năm về trước, khi chế độ xã hội nô lệ còn tồn tại, biểu hiện cụ thế là thời kỳ nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu. Tiền thân của dân tộc Hán là dân tộc Hoa, do đó dân Hán đều tôn Hoàng đế (còn gọi Viêm Hoàng) là thủy tố và coi mình là hậu duệ của Hoàng đế. Khi đó, dân tộc Hoa hầu hết cư trú tại vùng Trung Nguyên. Trung Nguyên theo quan niệm của người dân đương thời là trung tâm của vũ trụ. nên từ Trung Hoa cũng khai sinh từ đó.

Các triều đại Tần, Hán, Đường, Tống, rồi tiếp đến thời Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh thiên hạ đã đưa uy danh dân tộc Trung Hoa đến đỉnh cao huy hoàng. Thuốc súng, la bàn, phương pháp làm giấy, thuật in ấn, Đường thi, Tông từ, Nguyên khúc đều là những báu vật danh bất hư truyền của văn minh Hoàng Hà. Những thành tựu khoa học của người Trung Hoa không chỉ có tác dụng thúc đẩy đất nước này phát triển mà còn lưu truyền khắp nơi trên thế giới, góp phần to lớn vào lịch sử văn minh nhân loại.

Cố đô ngàn năm

Trong suốt quá trình từ khi nhà Ân suy tàn đến thời Bắc Tống khoảng 2.000 năm, lưu vực sông Hoàng Hà là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Trung Quốc. Thành Tây An mà xưa gọi là Trường An, từ thời Tây Hán đến Tùy Đường là nơi định đô của 11 triều đại. Trải qua hơn 1.100 năm. Trường An không chỉ đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa cổ đại Trung Quốc, mà còn là bức tranh khắc họa việc giao lưu kinh tế, văn hóa của toàn thế giới. Sau Trường An là Lạc Dương, tất cả có 9 triều đại đã đóng đô tại đây trong quãng thời gian gần một ngàn năm, vì vậy mà Lạc Dương còn có tên gọi khác là “Cửu triều cố đô” (nghĩa là cố đô của 9 triều đại). Mảnh đất Lạc Dương cũng là nơi sinh ra rất nhiều nhà văn, nhà khoa học, nhà sử học. Họ đã đóng góp nhiều tác phẩm, thành quả nghiên cứu có giá trị to lớn cho kho tàng văn hóa Trung Quốc và thế giới.

Trường An (tên gọi của Tây An khi xưa), là đô thành phồn hoa của Trung Quốc cổ đại. Trường An vốn có nghĩa là “Trường trị cửu an” (Đất nước thái bình thịnh trị mãi mãi). Hiện nay, Trường An, Cairo, Athen, La Mã (Roma) được gọi là “Thế giới tứ đại cố đô” (Bốn cố đô lớn nhất thế giới).

Trường An có lịch sử lâu đời. Hán Cao Đế lên ngôi và định đô tại đây trong 7 năm, sau đó Tây Hán, Đông Hán (Hiến Sơ Đế), Tây Tấn (Tấn Mẫn Đế), Tiền Triệu, Tiền Tần, Hậu Tần, Tây Ngụy, Bắc Chu, Tùy, Đường nối tiếp lấy Trường An làm kinh đô. Thời Hán Đường, Trường An là trung tâm kinh tế, văn hóa đối ngoại. Thời Tây Hán, đây là nơi cư trú của người nước ngoài khi đến Trung Quốc, phần đông là khách đến từ châu Á và Ba Tư.

Các khu di tích lịch sử nổi tiếng ở Tây An gồm có: Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Tượng binh mã, Đại Nhạn tháp, Lầu Chuông, Tiểu Nhạn tháp, lăng Võ Tắc Thiên, di chỉ Bán Pha Tây An.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm dưới chân núi Ly Sơn ở phía đông huyện Lâm Đồng cách thành phố Tây An khoảng 30km. Lịch sử có ghi, Tần Doanh Chính ngay sau khi lên ngôi vào năm 13 tuổi đã lập tức cho xây lăng viên, do thừa tướng trực tiếp đảm nhiệm thiết kế. Thời gian xây dựng lăng mộ kéo dài 38 năm. Đây là một công trình vĩ đại, là bao mồ hôi xương máu của người dân Trung Quốc, lăng mộ điển hình cho chế độ xã hội phong kiến.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng có chiều cao 43m, chu vi hon 1.700m, có hai vòng tường thành bao quanh. Thành bên trong có hình vuông, chu vi 3.890m hướng bắc có hai cổng, các hướng còn lại có một cổng. Thành bên ngoài chu vi 6.294m, bốn mặt đều trổ cổng. Lăng mộ nằm ở phía nam của lăng viên.

Trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có những địa đạo chôn tượng binh mã nằm ỏ phía đông của lăng viên, cách lăng viên 1.500m. Tượng binh mã là vật an táng theo Tần Thủy Hoàng, đây là bảo tàng quân sự trong lòng đất lớn nhất thế giới. Các địa đạo được bố trí rất hợp lý, kết cấu đặc biệt, có chiều sâu khoảng 5m, cứ cách 3m lại có hai bức tường chắn ở phía tây và đông, tượng binh mã được đặt ở trong khoảng trống giữa các bức tường. Năm 1987, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và tượng binh mã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Lạc Dương nằm ở phía tây của tỉnh Hà Nam, là một trong bảy cố đô lớn nhất Trung Quốc. Lạc Dương có nghĩa là “Xứ sở mặt trời”. Xưa kia, khu vực Hà Lạc mà Lạc Dương là trung tâm là nơi đơm hoa kết trái của văn minh Hoa Hạ. Lạc Dương sớm gắn với nhũng câu chuyện thần thoại và sự kiện lịch sử Trung Quốc như. Nữ Oa vá trời; Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ; vua Thái Khang định đô ở Châm Tần vua Thương Thang định đô ở đất Bạc; Vũ Vương phạt Trụ; Chu Công giúp vua xây dựng xã tắc, xây dựng kinh đô ở Lạc ấp; nhà Ngụy nhà Tấn nhường ngôi cho nhau; Thương Ưởng sửa đổi pháp chế; sự hưng thịnh của Tùy, Đường; tiếp đó là sự rối ren của các vương triền phong kiến Hậu Lương, Đường, Tấn, cả thảy có 13 vương triều kế vị nhau. Từ sau thời Hán, Ngụy, Lạc Dương trở thành trung tâm giao lưu quốc tế, đến thời Tùy Đường thì nơi đây đã trở thành một kinh đô phồn thịnh, hàng trăm nước chư hầu đến để quy thuận, cống nạp. Một thời gian dài trong lịch sử, Lạc Dương là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa, đồng thời cũng là một đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực. Con đường tơ lụa mà Lạc Dương là khởi điểm phía đông dẫn đến bờ Đông của Địa Trung Hải.

Động Long Môn cách Lạc Dương 12km về phía nam cùng với hai động Vân Cương ở Đại Đồng và động Mạc Cao ở Đôn Hoàng là ba động lớn nhất Trung Quốc. Năm 2000, động Long Môn được công nhận là di sản văn hóa thê giói. Hiện tại ỏ Long Môn đang bảo tồn được hầu hết những hang đá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở đây hiện thời có khoảng 2.000 hang động lớn nhỏ, hơn 60 tháp Phật, hơn mười vạn bức tượng, trên dưới 2.800 phiến đá khắc chữ cổ. Động ở đây được phân ra làm hai loại: động nhà Ngụy và động nhà Đường.

Chùa Bạch Mã cũng là một trong những thắng cảnh của Lạc Dương. Vào thời Bắc Ngụy, Đường, Tống, khi Phật giáo ở Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh, ngôi chùa được trùng tu rất nguy nga.

Có thời điểm trong chùa có tới hơn 1.000 hòa thượng. Hằng ngày, tăng ni trong chùa cùng nhau lên điện niệm kinh từ sáng sớm cho đến tối. Những đêm trăng thanh gió mát, tất cả tăng ni phật tử cùng gióng chuông gõ mõ lễ Phật thâu đêm. Trong màn đêm tĩnh mịch, tiếng chuông chùa ngân nga, vang xa đến hàng chục dặm, khiến tâm hồn con người thanh thản. Đến triều Minh trong chùa có thêm một quả chuông nặng 2.500kg, tiếng chuông nghe rất vang. Theo lời kể của những người dân nơi đây, tiếng chuông này và tiếng chuông ở tháp chuông trên một con phố nằm ở phía đông Lạc Dương có sự tương quan kỳ diệu. Dân gian tương truyền, gõ chuông phía đông thì chuông phía tây vang lên. Những giai thoại đó góp phần khiến cho chuông của chùa Bạch Mã được mệnh danh là kỳ quan thứ tám của Lạc Dương.

Dòng chảy của Hoàng Hà qua Trung Quốc

Dòng chảy của Hoàng Hà qua Trung Quốc

Non sông tươi đẹp

Lưu vực sông Hoàng Hà không chỉ có nền văn minh lâu đời, mà còn có sông nước hữu tình, cảnh sắc mê hồn. Nhìn toàn cảnh, Hoàng Hà tựa như một con sư tử đang thu mình lao về phía trước: Từ cao nguyên Thanh Tạng kéo đến hai tỉnh Thanh Hải và Cam Túc núi non trùng điệp; khu vực Sơn Tây và Thiểm Tây lại nhiều núi cao và hang động; khu vực Ninh Hạ và Nội Mông sông nước mênh mang, binh nguyên bao la; vượt qua động Long Môn đi về phía đông của núi Tây Nhạc Hoa Sơn, chúng ta có thể đến được bình nguyên Hoa Bắc, nếu đi tiếp có thể đặt chân tới vùng duyên hải biển Bột Hải. Về huyện Nghi Xuyên của tỉnh Thiểm Tây, chúng ta có thể chiêm ngưỡng vẻ dẹp hùng vĩ của thác nước Hồ Khẩu. Nơi đây có nhiều vực sâu thăm thẩm, hẻm đá dựng đứng. Những con sông lớn ở lưu vực sông Hoàng Hà có đặc điểm mặt sông rộng nhưng lòng sông lại vừa nhỏ vừa sâu, do đó nước sông chảy rất xiết. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân hình thành nên thác nước Hồ Khẩu hùng vĩ. Đoạn chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ của sông Hoàng Hà cuốn đi lượng đất cát rất lớn của cao nguyên này khiến cho Hoàng Hà được liệt vào danh sách những con sông có hàm lượng phù sa lớn nhất thế giới. Do nước chảy xiết nên đoạn hạ lưu tính từ hồ Đông Bình ở bờ Nam đến giữa Tế Nam có nhiều đồi núi thấp và hệ thống đê điều để chống lũ lụt. Hệ thống đê của Hoàng Hà đã hình thành nên “con sông nổi” có một không hai trên thế giói, hay còn gọi là “huyền hà”. Hoàng Hà vô hình trung đã trở thành ranh giới ngăn cách giữa hai con sông Hải Hà và Hoài Hà.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 8:21 Sáng ngày 10/09/2016