Hồi ký

Hồi ký (tiếng Pháp : mémoires) là một thể loại thuộc loại hình , kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến.

Xét về phương diện quan hệ giữa tác giả với sự kiện được ghi lại về tính chính xác của sự kiện, về góc độ và phương thức diễn đạt, hồi ký có nhiều chỗ gần với nhật ký. Còn về phương diện tư liệu, về tính xác thực và không có hư cấu thì hồi ký lại gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học.

Khác với sử gia và nhà viết tiểu sử, người viết hồi ký chỉ tiếp nhận và ghi chép phần hiện thực mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên cơ sở những ấn tượng và hồi ức riêng trực tiếp của mình. Hơn nữa, bản thân người viết hồi ký luôn luôn được mô tả trình bày ở bình diện thứ nhất.

Hồi ký thường khó tránh khỏi tính phiến diện, và ít nhiều chủ quan của thông tin, tính không đầy đủ của sự kiện, song nội dung của nó do sợ diễn đạt sinh động trực tiếp của cá nhân tác giả lại có một giá trị như là một tài liệu xác thực đáng tin cây.

Giống như các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác, các kiểu hồi ký rất đa dạng.

Thể loại hồi ký ra đời rất sớm, từ thời cổ Hi Lạp. Hồi ức của Kxê-nô-phôn và Xô-cơ-rát và những ghi chép của ông về các cuộc hành quân của người Hi Lạp (thế kỷ V TCN) thường được coi là những tác phẩm hồi ký cổ xưa nhất.

Ở nước ta có nhiều tập hồi ký cách mạng có giá trị như Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến, Những năm tháng không thể nào quên của Võ Nguyên Giáp,…

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:24 Chiều ngày 24/04/2017