Kiên Giang

Kiên Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Phía Đông giáp An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang; phía Tây giáp vịnh Thái Lan, phía Nam giáp Bạc Liêu, Cà Mau; phía Bắc giáp Campuchia. Kiên Giang có nhiều hòn đảo, lớn nhất có thể kể đến là đảo Phú Quốc và quần đảo Thổ Chu là xa nhất.

Kiên Giang đa dạng địa hình với núi rừng, biển đảo và đồng bằng. Tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít thiên tai. Tại đây có 4 vùng đất chính: vùng phèn ngập lũ, vùng đồi núi hải đảo, vùng nhiễm mặn và vùng phù sa. Kiên Giang có tiềm năng khoáng sản với 23 mỏ khoáng sản và 152 điểm quặng, đặc biệt là đá vôi và than bùn. Nền nông nghiệp lúa nước và đánh bắt hải sản phát triển.

Kiên Giang

Kiên Giang

Toàn tỉnh có 1.726.200 người, mật độ 272 người/km2( năm 2012) và 15 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là người Kinh, Khrme; các tôn giáo chủ yếu là Phật giáo, Công giáo, Cao Đài.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,81%( năm 2012).

Kiên Giang có 1 thành phố( Rạch Giá), 1 thị xã và 13 huyện.

kien-giang-2

Tỉnh này có nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm, đặc biệt nhất là lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, các làng nghề truyền thống như dệt chiếu Tà Niên, đan đệm bàng; đặc sản là nước mắm Phú Quốc, không chỉ được yêu thích trong nước mà còn đang được đem đi xuất khẩu.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:07 Sáng ngày 07/05/2016