Ký hiệu học

Ký hiệu học và nghiên cứu văn học (tiếng Anh: semiology) là khoa học về các ký hiệu và hệ thống ký hiệu (semiology) nghiên cứu mọi phương thức giao tiếp (truyền thông tin) bằng các biểu trưng. Ký hiệu học khảo sát sự giao tiếp của động vật, cửa con người và các quan hệ trong hệ thống “người – máy”. Những khách thể nào có thể khảo sát được như những ngôn ngữ đều là đối tượng của các ký hiệu học.

Trong số các ngôn ngữ, người ta phân biệt:

1) Các ngôn ngữ tự nhiên, tức là các ngôn ngữ của các cộng đồng dân tộc (ví dụ : tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp,…) đã định hình trong lịch sử ;

2) Các ngôn ngữ nhân tạo: các ngôn ngữ chỉ huy và lập chương trình trong hệ thống “người – máy” ;

3) Các siêu ngôn ngữ : các ngôn ngữ được dùng để mô tả các ngôn ngữ tự nhiên và nhân tạo ;

4) Các ngôn ngữ thứ sinh (hay còn gọi là các hệ thống mô hình hóa thứ sinh), những ngôn ngữ đa dạng của văn hoá nảy sinh trên cơ sở các ngôn ngữ tự nhiên nguyên sinh (hệ thống biểu trưng của thần thoại, của nghi lễ, của những răn – cấm và mệnh lệnh đạo lý – xã hội, các ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật khác nhau,…).

Về phương pháp, ký hiệu học chú trọng :

1) Phân biệt trạng thái đồng đại và lịch đại của cấu trúc ngôn ngữ ;

2) Phân biệt ngôn ngữ như một hệ thống trật tự các chuẩn mực và quy tắc phi thời gian của lời nói – sự vật chất hóa các quy tắc ấy trong một thực thể ký hiệu của những văn bản nhất định, nằm trong một thời gian và không gian xác định ;

3) Phân biệt trong ngôn ngữ những trục mẫu (paradigme – hệ dọc – một tập hợp những hình thái cơ bản có tính đối xứng nhưng khác nhau về nghĩa mà người ta lựa chọn để tạo ra văn bản) và trục cú đoạn (syntagme – hệ ngang – sự kết hợp các yếu tố khác loại trên trục phát ngôn) ;

4) Phân biệt các ký hiệu ước lệ (võ đoán) trong quan hệ cái được biểu đạt và cái biểu dạt, với các ký hiệu tạo hình, phận biệt: a) Ngữ nghĩa – quan hệ của ký hiệu với thế giới thực tại ngoài ký hiệu ; b) Cú đoạn – quan hệ của các ký hiệu với nhau ; c) Ngữ dụng – quan hệ của ký hiệu với tập thể sử dụng ký hiệu ấy.

Vận dụng ký hiệu học vào văn học, nghệ thuật cho phép nhìn nhận phương diện bất biến của chúng như những ngôn ngữ độc lập : “ngôn ngữ ba lê”, “ngôn ngữ xiếc”, “ngôn ngữ phim câm”, “ngôn ngữ kịch nói”, “ngôn ngữ các thể loại”. Ký hiệu học cũng chú ý đến các đặc điểm cá nhân ở văn bản. Nếu trước đó văn bản chỉ được coi như sự thực hiện các mô hình ngôn ngữ thì lúc này nó được nghiên cứu trong sự xung đột với ngôn ngữ – như kẻ tham dự trò chơi “thực thi – không thực thỉ” các quy tắc cấu trúc. Qua chức năng này, văn bản hiện diện không chỉ như vật truyền thông tin thụ động mà còn như nguồn phát thông tin ; văn bản trở thành kẻ tham dự tích cực vào một hệ thống năng động : ngôn ngữ – tác giả – công chúng. Mặt khác, ký hiệu học cũng chú ý đến tương quan giữa văn bản với ngữ cảnh văn hóa rộng. Các phương pháp ký hiệu học cấu trúc mở ra những khả năng mới cho việc tái lập các văn bản và các lễ thức cổ xưa. Các vấn đề tái cấu trúc (reconstruction), giải mã, lý thuyết dịch ngày càng chiếm vị trí trung tâm của ký hiệu học văn hóa.

Thành tựu của ký hiệu học văn hóa là vạch ra nguyên lý về tính đa ngữ của văn hóa mà tính đa kênh và đa hệ là điều kiện hoạt động chức năng bắt buộc của nó. Ký hiệu học cho thấy : không một nền văn boá nào có thể tồn tại mà chỉ có độc một kênh ký hiệu – điều này đặt vấn đề tính nhiều giọng điệu của văn hóa, về tính chất của những ảnh hưởng qua lại giữa những hệ thống ký hiệu khác nhau.

Ký hiệu học cho thấy các quy luật đặc thù của việc tổ chức phát ngộn và sự giao tiếp văn hóa nghệ thuật.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:45 Chiều ngày 20/04/2017