Lời nửa trực tiếp

Lời nửa trực tiếp (tiếng Nga : nesobstveno – pryamaya rech) là biện pháp diễn đạt lời văn khi lời của nhãn vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật. Phương thức tu từ này được sử dụng phổ biến trong văn xuôi nghệ thuật, gây ấn tượng về sự “hiện diện” của ý thức nhân vật cho người đọc và cho phép người đọc thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật. Chẳng hạn : “Người đâu gặp gở làm chi – Trăm năm biết có duyên gì hay không ?” (Truyện Kiều) ; “Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau ! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa !” (Vợ chồng A Phủ).

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 2:58 Chiều ngày 27/04/2017