Lộng ngữ

Lộng ngữ (tiếng Anh : kalauer ; tiếng Nga : kalambur ; tiếng Pháp : calembour) còn gọi là chơi chữ là một biện pháp tu từ có đặc điểm : người sáng tác sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.

Các hình thức lộng ngữ rất phong phú :

Nói lái : có nhiều hình thức rất khác nhau. Sau đây là hình thức chuyển thanh giữa các âm tiết trong một từ :

Ví dụ : vế ra của một câu đối:

Nhắc mồi câu thả xuống cầu Môi.

Nguyễn Khuyến đối lại:

Đem đố cổng nhét vào Cống Đổ.

(Cầu MôiCống Đổ là những địa danh ở quê Nguyễn Khuyến.)

– Sử dụng từ đồng âm hoặc gần âm :

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.

(Ca dao)

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

(Nguyễn Du)

– Sử dụng từ đồng nghĩa :

Đi tu Phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.

(Ca dao)

– Tách một từ thành các từ khác nhau :

Người cổ lại còn đeo thói nguyệt

Buồng xuân chi để lạnh mùi hương.

(Chiêu Hổ)

Nhìn chung các lộng ngữ đều mang tính hài hước, thường được sử dụng trong văn thơ trào phúng.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 2:48 Chiều ngày 27/04/2017