Luận

Luận là thể văn nghị luận điển hình của văn chương cổ nhằm trình bày tư tưởng và học thuyết chính trị, triết học, văn nghệ, lịch sử, đạo đức,… Đặc điểm của luận là thuyết minh lý lẽ, đạo đức, phân tích đúng sai, biện bác ý kiến người khác. Ngôn ngữ của luận phải chặt chẽ, có ví dụ thực tế để chứng minh. Chức năng của luận là vũ trang cho người đọc một quan điểm, tư tưởng, lập trường có cơ sở lý luận trong đời sống sinh hoạt và học thuật. Chẳng hạn Thiên luận (Bàn về Trời) của Tuân Tử, Luận hành (Cán cân lập luận) của Vương Sung, Phong kiến luận (Bàn về phong kiến) của Liễu Tông Nguyên, Thần diệt luận (Bàn về sự chết của thần) của Phạm Chẩn, Quá Tần luận (Bàn về việc trách cứ nhà Tần) của Giả Nghị,… đều là những bài luận nổi tiếng của Trung Quốc. Ở ta có thể kể đến : Thiên hạ phân hợp đại thể luận của Nguyễn Trường Tộ, Luận về chánh học cùng tà thuyết của Ngô Đức Kế,..

Trong văn học cận – hiện đại, do ý thức xã hội – chính trị phát triển, báo chí, ấn loát trở thành phương tiện phổ thông, luận chuyển hóa thành xã luận, bình luận chính trị, phê bình văn học, tiểu luận nghiên cứu,…

Trong nhà trường, luận vốn là một kiểu bài làm vàn, ngày nay gọi là ván nghị luận

 

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 3:05 Chiều ngày 27/04/2017