HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, mối hiểm họa đối với sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS. Ngày 1/12 hàng năm được chọn là Ngày thế giới phòng chống AIDS (World AIDS Day).
Nguồn gốc ra đời
“Ngày thế giới phòng chống AIDS” được James W. Bunn và Thomas Netter, hai viên chức thông tin đại chúng cho “Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS” của Tổ chức Y tế Thế giới tại Genève, Thụy Sĩ nghĩ ra lần đầu trong tháng 8 năm 1987. Bunn và Netter nêu ý kiến của họ cho Dr. Jonathan Mann, Giám đốc Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS (nay gọi là Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS). Dr. Mann thích sáng kiến này, đã chấp thuận và đồng ý với khuyến nghị về việc tổ chức “Ngày thế giới phòng chống AIDS” đầu tiên vào ngày 1 tháng 12 năm 1988.
Ngày 18/6/1986 chương trình “AIDS Lifeline” của đài truyền hình KPIX – một dự án giáo dục cộng đồng – có vinh dự được tổng thống Ronald Reagan nêu ra như một dẫn chứng về sáng kiến trong khu vực tư nhân. Do vai trò đồng sáng tạo chương trình “AIDS Lifeline” Bunn được Dr. Mann yêu cầu – nhân danh chính phủ Hoa Kỳ – nghỉ phép 2 năm (ở đài truyền hình KPIX) để theo Dr. Mann, một nhà dịch tễ học làm việc ở các Trung tâm kiểm soát bệnh, để phụ tá trong việc sáng tạo “Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS” cho Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hiệp Quốc. Bunn đồng ý và được bổ nhiệm làm Viên chức thông tin đại chúng thứ nhất cho Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS. Cùng với Netter, Bunn đã nghĩ ra, thiết kế và thực hiện lễ khai mạc “Ngày thế giới phòng chống AIDS” đầu tiên – nay là nhận thức và sáng kiến phòng chống bệnh kéo dài nhất trong lịch sử y tế công cộng.
Năm 1995, chương trình phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) ra đời, đóng vai trò dẫn dắt đáp ứng toàn cầu với HIV. UNAIDS dẫn dắt và truyền cảm hứng cho toàn thế giới trong nỗ lực thực hiện tầm nhìn chung về Không còn người nhiễm mới HIV, Không còn phân biệt đối xử và Không còn người tử vong do AIDS.
Việt Nam hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống AIDS bằng việc thông qua pháp lệnh phòng, chống virus HIV/AIDS. Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 54-CT/TW về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Năm 2004, “Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS” đã trở thành một tổ chức độc lập.
Cục phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam được thành lập năm 2005. Năm 2006, Luật phòng, chống HIV/AIDS được Quốc Hội thông qua.
Tại Việt Nam, hàng năm đều có hoạt động hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống AIDS.
Các chủ đề Ngày thế giới phòng chống AIDS từ năm 1988 – tới nay 2020
Năm | Chủ đề |
2020 | Đoàn kết |
2019 | Cùng hành động để kết thúc dịch AIDS |
2018 | Biết rõ tình trạng của bạn |
2017 | Sức khỏe của tôi, Quyền của tôi |
2016 | Giơ tay lên vì #Phòng ngừa HIV |
2015 | Trên đường đua nhanh chóng kết thúc AIDS[ |
2014 | Đóng khoảng cách |
2013 | Không phân biệt đối xử |
2012 | Cùng nhau chúng ta sẽ kết thúc AIDS |
2011 | Hãy đạt số 0 |
2010 | Quyền đạt được cho mọi người và Nhân quyền |
2009 | Quyền đạt được cho mọi người và Nhân quyền |
2008 | Hãy chặn đứng AIDS. Hãy giữ lời cam kết – Lãnh đạo – Trao sức mạnh và Sự tin tưởng – Cứu giúp |
2007 | Hãy chặn đứng AIDS. Hãy giữ lời cam kết – Sự lãnh đạo |
2006 | Hãy chặn đứng AIDS. Hãy giữ lời cam kết – Trách nhiệm |
2005 | Hãy chặn đứng AIDS. Hãy giữ lời cam kết |
2004 | Phụ nữ, Thiếu nữ, HIV và AIDS |
2003 | Dấu hiệu ghét bỏ và Sự phân biệt đối xử |
2002 | Dấu hiệu ghét bỏ và Sự phân biệt đối xử |
2001 | Tôi quan tâm. Còn anh? |
2000 | AIDS: Người có ảnh hưởng |
1999 | Nghe, Học, Sống: Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS với trẻ em & người trẻ |
1998 | Sức mạnh để Thay đổi: Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS với các người trẻ |
1997 | Cuộc sống của trẻ em trong một thế giới có bệnh AIDS |
1996 | Một thế giới. Một hy vọng |
1995 | Các quyền chung, Các trách nhiệm chung |
1994 | Bệnh AIDS và gia đình |
1993 | Hành động |
1992 | Cam kết của Cộng đồng |
1991 | Chia sẻ sự Thách thức |
1990 | Phụ nữ và bệnh AIDS |
1989 | Giới trẻ |
1988 | Truyền thông |
Ngày thế giới phòng chống AIDS mục tiêu
Giảm bớt một số kỳ thị xung quanh căn bệnh này, và giúp thúc đẩy sự nhìn nhận vấn đề là một bệnh gia đình.
Nâng cao nhận thức và kêu gọi tầm soát HIV hiệu quả cho mọi người, giữ an toàn đối với bạn tình, gia đình và xã hội.
Tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, để AIDS không còn là một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng.
Biểu tượng và ý nghĩa Ngày thế giới phòng chống AIDS
Dải băng đỏ là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV và những người bị bệnh AIDS.
Với hình tượng dải băng đỏ, có thể là buộc ở cổ tay hoặc được để ở những nơi trang trọng, chính là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV và những người bệnh AIDS.
Ngày thế giới phòng chống AIDS và lời kêu gọi hành động
Ngày thế giới phòng chống AIDS và lời kêu gọi:
Thực tế cho thấy các bệnh xã hội nói chung và AIDS nói riêng đã trở thành một trong các dịch bệnh phá hoại lớn nhất trong lịch sử. Cho đến nay chúng ta vẫn đang tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra loại vắc xin, thuốc đặc hiệu để tiêu diệt HIV.
Mặc dù gần đây, việc điều trị và phòng chống HIV đã được cải thiện ở nhiều vùng trên thế giới, nhưng tỉ lệ người mắc HIV và số lượng người chết vì AIDS vẫn là rất lớn. Vì vậy, biết cách tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AID.
Bài viết cung cấp thông tin về ngày thế giới phòng chống AIDS. Hy vọng bài viết trên cung cấp nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn.