Nghịch lý

Nghịch lý (tiếng Pháp : pardoxe) trong lôgic học, là những suy luận đưa đến những kết luận không thể coi là đúng hay là sai, bởi vì các lời nói hay phán đoán đó trái hẳn với kiểu lý giải truyền thống hay trái với lẽ phải thông thường, nhưng đồng thời lại cho thấy những chân lý nào đó. Trong văn học, nghịch lý là một biện pháp gây ấn tượng bất ngờ, khơi gợi những suy nghĩ có chất trí tuệ lý thú. Nghịch lý thường được sử dụng trong tục ngữ, chẳng hạn câu tục ngữ Anh : “Địa ngục được lát bằng các ý định lương thiện“, câu tục ngữ Nga : “Im lặng thì đi được xa”. Nghịch lý cũng thường được dùng trong các văn diễn thuyết. Chẳng hạn, G.B. Sô nói: “Giờ đây, chúng ta tuyên bố là không bao giờ làm nô lệ, vậy thì chúng ta sẽ chấm dứt được chế độ nô lệ khi nào chúng ta không bao giờ làm ông chủ”. Nhiều nhà thơ cũng sử dụng nghịch lý trong sáng tác : “Yêu là chết ở trong lòng một ít” (Xuân Diệu);

Nguyên tắc nghịch lý có thể là cơ sở để xây dưng cả hình tượng nhân vật hay toàn tác phẩm như một số nhân vật người ngốc, người điên trong văn học, hoặc tác phẩm cổ tích, ngụ ngôn. O. Oai-tơ, A. Phrăng-xơ, G.B. Sô,… là những bậc thầy sử dụng biện pháp này.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 9:02 Chiều ngày 12/05/2017