Nhại

Nhại (tiếng Pháp: parodie) là một thế văn châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc cả một trào lưu nghệ thuật. Phương tiện chủ yếu của nhại là bắt chước phong cách.

Hai kiểu nhại chủ yếu (đôi khi tách thành những thể tài riêng) là kiểu khôi hài trong đó đối tượng thấp được trình bày bằng một phong cách cao; và kiểu chế nhạo trong đó đối tượng cao được trình bày bằng phong cách thấp. Sự chế nhạo có thể nhằm vào phong cách, có thế nhằm vào đề tài, có thể cười nhạo những thủ pháp thi ca đã trở thành khuôn sáo, lỗi thời, hoặc những hiện tượng đời sống vốn dung tục khổng xứng với thi ca. Có thể có lối nhại một thi pháp, một tác giả, một thể loại, một thế giới quan. Về dung lượng thì tác phẩm nhại thường ngắn, nhưng các yếu tố nhại lại có mặt rất nhiều trong những tác phẩm lớn. Ví dụ : Gac-giăng-chuya và Pâng-ta-gruy-en của Ra-bơ-le, Nữ thánh đồng trinh xứ Oóc-lê-ăng của Vôn-te, Lịch sử một thành phố của Xan-tư-cốp – Sê-đơ-rin, Uy-lít-xơ của Gi. Giôi-xơ. Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có rất nhiều yếu tố nhại, nhất là nhại những tác phẩm theo khuynh hướng lãng mạn của Tự lực văn đoàn.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 8:36 Chiều ngày 18/05/2017