Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh (1872-1926) còn được gọi là Phan Chu Trinh, sinh ra tại Quảng Nam. Ông là chí sĩ hoạt động trong thời cận đại.

Phan Châu Trinh được cha dạy đọc chữ từ nhỏ và nổi tiếng là thông minh. Ông thi đỗ phó bảng năm 1901 và làm quan đến năm 1905 thì vào Nam cùng hai người bạn là Huỳnh Thúc Kháng và Trần Qúy Cáp để tìm hiểu tình hình miền Nam. Trên đường đi, họ đã dùng tài năng văn thơ của mình để làm thức tỉnh thanh niên Việt Nam. Sau khi vào Nam, Phan Châu Trinh sang Nhật Bản để gặp Phan Bội Châu bàn về con đường cứu nước.

Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh đã nhìn ra được yếu điểm của Việt Nam và cho rằng chỉ có đầu tư cho giáo dục mới là con đường bền vững để giải phóng dân tộc Việt. Phan Châu Trinh cùng bạn bè của mình phát động phong trào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, ủng hộ con đường bất bạo động, xóa bỏ các tập tục tiêu cực. Sau đó ông bị cầm tù tại Côn Đảo. Nhờ sự can thiệp của Hội nhân quyền, ông được ân xá nhưng bị quản thúc tại Mỹ Tho. Sau một thời gian dùng thơ văn để hoạt động cách mạng thì đến năm 1926 Phan Châu Trinh qua đời.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:45 Chiều ngày 17/01/2016