Phân tầng bậc trần thuật

Phân tầng bậc trần thuật (tiếng Anh : narrative stratification) là trong một văn bản trần thuật, nếu một nhân vật trong truyện trở thành người trần thuật của một câu chuyện khác, thế là nảy sinh sự phân tầng trần thuật. Phân tầng trần thuật làm cho một lớp trần thuật này cung cấp người trần thuật cho một lớp chuyện khác. Tầng bậc cung cấp người trần thuật cao hơn tầng bậc được trần thuật, do đó nếu chúng ta có thể xác định một tầng bậc trần thuật nào trong văn bản trần thuật là tầng bậc trần thuật chính, thì tầng bậc cao hơn tầng bậc trần thuật chính đó được gọi là tầng bậc siêu trần thuật, tầng bậc thấp hơn bậc trần thuật chính gọi là tầng bậc trần thuật phụ. G. Giơ-nét-tơ gọi ba tầng bậc đó là ngoại trần thuật, nội trần thuật và siêu trần thuật. Một tác phẩm có thể có nhiều bậc trần thuật hơn, hoặc ít hơn ba bậc. Do đó việc đặt tên chỉ là tương đối. Bậc trần thuật chính thường dễ xác định. Bậc trần thuật chính có thể cung cấp nhiều người trần thuật phụ (như Câu chuyện mười ngày hoặc Nghìn lẻ một đêm). Nếu các người kể chuyện phụ trở thành người kể chuyện chính, thì tầng bậc trần thuật chính được gọi là khung trần thuật. Nếu tầng bậc thấp lại cung cấp người trần thuật nữa thì trên thực tế là câu chuyện đang được kể ngược lùi vào quá khứ. Nếu cung cấp nhiều người trần thuật thì tạo thành người trần thuật phức hợp. Kẻ giới thiệu tất cả người trần thuật đó là siêu trần thuật. Ví dụ như trong truyện truyền kỳ. Trong tiểu thuyết bạch thoại Trung Quốc ít có hiện tượng phần tầng bậc trần thuật. Hầu như chỉ có Hồng lâu mộng là phân tầng bậc thành công và là một tác phẩm phân tầng rất phức tạp trong văn học thế giới.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:02 Sáng ngày 07/06/2017