Phê bình ấn tượng

Phê bình ấn tượng (tiếng Anh : impressionistic criticism), còn gọi là “phê bình kiểu phát biểu cảm tưởng”, là cách gọi tỏ ý xem thường của trường phái phê bình khoa học hóa đối với phương pháp phê bình thịnh hành từ cuối thế kỷ XIX.

Các nhà phê bình văn học cuối thế kỷ XIX chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa duy mỹ cho rằng nên phản đối khuynh hướng lý tính trong phê bình văn học, mà chủ trương lấy cảm thụ cá nhân làm chuẩn để đánh giá tác phẩm văn học. Theo họ, chỉ có nhà văn mới đủ tư cách làm phê bình. O. Oai-tơ cho rằng, vấn đề lý giải cái đẹp trong tác phẩm không quan trọng, quan trọng là nhà phê bình phải có nắng lực rung động trước sự vật đẹp.

Khuynh hướng chủ quan của phê bình ấn tượng chủ nghĩa phát triển đến cực điểm thì biến phê bình thành nghệ thuật. Theo A.Phrăng-xơ thì phê bình văn học là cuộc phiêu lưu của tâm hồn nhà văn vào trong kiệt tác nghệ thuật. Thậm chí ông cho rằng, nhà phê bình nên thành thực mà nói rằng, “Khi nói về Sếch-xpia, về Ra-xin, thực ra tôi chỉ nói về chính tôi.”.

Sang thế kỷ XX có nhiều nhà phê bình ấn tượng chủ nghĩa phản đối lối phê bình khoa học hóa.

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:03 Sáng ngày 07/06/2017