Phê bình khách quan (tiếng Anh : objective criticism) là một phương thức phê bình văn học. Điểm xuất phát của nó là do tác phẩm văn học vốn giàu ý nghĩa, là một khách thể tự tại, độc lập với các sự kiện cấu thành tác phẩm, với các lời tuyên bố của nhà văn, với hiện thực mà nó phản ánh và với hiệu quả mà nó gây nên. Do đó khi phán đoán, phân tích, xử lý tác phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn “nội tại” của nó, như mức độ phức tạp, tính chất chỉnh thể, hoàn chỉnh của nó. Đây là phương pháp mà nhiều nhà phê bình văn học quan trọng từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay vẫn sử dụng, bao gồm “phê bình mới”, trường phái Si-ca-gô, chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa cấu trúc.