Phê bình người đọc – phản ứng

Phê bình ngưi đọc – phn ứng (tiếng Anh : reader – response criticism) là lý luận phê bình nổi lên từ thập niên 60 của thế kỷ XX, được phát triển từ hiện tượng học và giải thích học. Phê bình người đọc phản ứng không phải là một lý luận có khái niệm thống nhất. Lý luận này phản ứng lại với lý luận của phái “phê bình mới” cho rằng “nhầm lẫn trong cảm thụ là do lẫn lộn giữa thi ca và hiệu quả của nó,… Thoạt đầu người ta dựa vào hiệu quả của thơ để xác định tiêu chuẩn phê bình, thế nhưng kết quả chỉ thu được chủ nghĩa ấn tượng và chủ nghĩa tương đối.”. Họ muốn xác định một tiêu chuẩn khách quan, khoa học.

Phái phê bình người đọc phản ứng cho rằng người ta không thể hiểu thơ nếu thoát ly hiệu quả của nó, hiệu quả của tác phẩm là điểm quan trọng nhất nói lên ý nghĩa của tác phẩm ; bởi vì ý nghĩa của tác phẩm không thể tồn tại được bên ngoài sự thực hiện tư tưởng của người đọc. Do dó lý luận này tập trung vào người đọc. Theo họ có ba loại người đọc : người đọc thực tế, người đọc trong ý đồ của tác giả và người đọc lý tưởng có khả năng hiểu tác phẩm một cách đầy đủ nhất.

Lý thuyết này coi trọng vai trò của các loại người đọc này. Quan niệm của họ là : tác phẩm quyết định tư tưởng, người đọc quyết định ý nghĩa. Lý thuyết phê bình người đọc phản ứng vừa giống vừa khác với mỹ học tiếp nhận. Mỹ học tiếp nhận xem người đọc có vai trò thụ động, còn lý luận người đọc phản ứng thì chú trọng tới sự phản ứng tích cực, chủ dộng, bao gồm cả những phản ứng vượt lên trên sự ràng buộc của văn bản. Theo lý thuyết này tính khách quan của văn bản cuối cùng bị phá vỡ.

Sự phá hoại này không phải là do lấy ý thích của người đọc làm cơ sở, mà là một phương thức kết hợp văn bản với người đọc, nó làm cho đọc và viết kết hợp với nhau, thay đổi vị trí của chúng, cuối cùng tạo thành hai tên gọi của cùng một hoạt động. Lý luận này nhấn mạnh, thoạt đầu người đọc xâm thực văn bản khách quan, sau đó phá vỡ văn bản khách quan đó, kết quả nhà phê bình đi theo hướng người đọc này đã đổi thay mục đích và phương pháp nghiên cứu văn học.

Lý luận này đề cập tới nhiều lý luận khác như phân tâm học, giải thích học, hiện tượng học, chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa giải cấu trúc. Đây là một lý luận tổng hợp, nghiên cứu hiện tượng đọc từ nhiều góc độ. Do nhấn mạnh tới tính năng động của người đọc cho nên lý luận này phá vỡ quan niệm truyền thống về vai trò xã hội của bản thân tác phẩm.

Tuy còn nhiều tranh luận về sự phản ứng của người đọc, song lý luận này nâng cao năng lực đọc cho người dọc, kích thích tư duy phát triển, làm cho mọi người có được tự do nhiều hơn trong lĩnh vực ý thức hệ. Tác giả có ảnh hưởng trong lý luận này có thể kể Mai-cơn Ríp-phát-tơ, Gi. Pu-lê, V. I-dơ-rơ, E.S. Phây-sơ, Gi. Ca-lơ, N. Hô-lân-đơ,…

Chuyên mục: Văn hóaVăn học. Thẻ: Thuật ngữ văn học.
* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 4:36 Chiều ngày 21/06/2017