(Sự) chìm khuất

(sự) chìm khuất là giai đoạn đầu của quá trình “biến mất” của một thiên thể do bị che lấp bởi một thiên thể khác ở gần hơn và có đường kính biểu kiến lớn hơn. Thuật ngữ này được dùng chủ yếu cho hai trường hợp :

  • Sự chìm khuất của các sao bởi Mặt Trăng.
  • Sự chìm khuất của các hành tinh bởi Mặt Trăng.

Trong trường hợp đầu thì hiện tượng xảy ra đột ngột do Mặt Trăng không có khí quyển và do sao chỉ là một điểm sáng được nhìn từ Trái Đất. Việc quan sát các sao chìm khuất tạo nên các mốc không gian để xác định vị trí Mặt Trăng. Bằng cách này người ta có khả năng kiểm tra tốc độ tự quay của Trái Đất. Còn sự chìm khuất của một hành tinh thì kéo dài bằng thời gian mà cầu thể biểu kiến của nó chìm khuất hoàn toàn ở bờ đĩa Mặt Trăng. Vì Mặt Trăng chuyển dịch trung bình 1″ trong hai giây nên một hành tinh có cầu thể biểu kiếm như của Sao Hỏa cũng phải kéo dài đến gần 1/2 phút.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 11:08 Sáng ngày 07/01/2017